Loại bạo lực Giới tính Nam Nữ Số người % trong tổng số nam giới Số người % trong tổng số nữ giới Bạo lực tinh thần và bạo lực thể chất 45 31,9 105 37 Bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục 0 0 14 4,8 Bạo lực thể chất và bạo lực tình dục 2 1,4 12 4,2 Bị cả 3 loại bạo lực 0 0 12 4,4
Kết quả điều tra của luận án cho thấy, về mức độ chồng chất bạo lực trong đời, ở cả hai giới, bạo lực thể chất và bạo lực tinh thần có xu hướng xuất hiện nhiều nhất (31,9% nam giới và 37% nữ giới). Tỷ lệ nữ giới bị các loại bạo lực chồng chất trong đời có xu hướng cao hơn nam giới. Khơng có nam giới nào từng bị bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục hoặc bị cả 3 loại bạo lực, trong khi đó, tỷ lệ này ở nữ giới lần lượt là 4,8% và 4,4%.
Khi xem xét sự khác biệt giữa hai giới về tần suất xuất xảy ra các dạng hành vi bạo lực, do sự chênh lệch lớn về số lượng nạn nhân nam và nữ, luận án phân tích số liệu cắt dọc, tức là mức độ xuất hiện của các biểu hiện bạo lực trong cùng 1 nhóm giới tính và so sánh xu hướng tập trung giá trị quan sát của các biểu hiện bạo lực ở 2 nhóm giới tính với nhau. Theo đó, tỷ lệ nạn nhân nữ cao hơn nạn nhân nam ở các biểu hiện bạo lực thể chất và tình dục, nhưng tỷ lệ nạn nhân nam cao hơn tỷ lệ nạn nhân nữ ở một số biểu hiện bạo lực tinh thần.
Biểu 3.2. Tỷ lệ nam và nữ trong mẫu từng là nạn nhân các biểu hiện BLVC
Có thể thấy số liệu biểu thị sự xuất hiện biểu hiện bạo lực đối với nạn nhân là nam và nữ có tính đồng dạng khá cao, thể hiện xu hướng bạo lực đối với nam và nữ là tương đối giống nhau. Theo đó, hành vi bạo lực thể chất có tỷ lệ xuất hiện cao nhất ở cả hai giới là “tát, xô đẩy, ném vật gây tổn thương” (44.4% ở nam và 55.1% ở nữ). Đối với bạo lực tình dục, mặc dù số liệu khiêm tốn nhưng lại cho thấy sự phân hóa giữa nam và nữ. Cụ thể, hành vi bạo lực tình dục phổ biến nhất đối với nam giới là “đe dọa làm hại nếu khơng quan hệ tình dục” (2%) và đối với nữ giới là “dùng vũ lực cưỡng ép quan hệ tình dục” (6,8%).
Các biểu hiện bạo lực tinh thần mang tính kiểm soát như “muốn kiểm soát ở đâu vào bất cứ lúc nào”, “đi đâu phải xin phép”, Có thể người vợ có động cơ tốt khi muốn biết chồng mình đang ở đâu, làm gì, với ai... vì lo lắng cho chồng, vì muốn sắp xếp cơng việc gia đình... Tuy nhiên, khi sự quan tâm đi quá giới hạn, khiến người chồng bực bội, ức chế, ảnh hưởng đến các mối quan hệ cá nhân thì khi đó sự quan tâm ấy đã trở thành bạo lực tinh thần.
Hành vi bạo lực tinh thần phổ biến nhất của vợ đối với chồng là “tức giận nếu thấy chồng nói chuyện với người phụ nữ khác” (41,4% nam giới). Mặt khác, hành vi bạo lực tinh thần phổ biến nhất của chồng đối với vợ là “phớt lờ, cư xử lãnh đạm” (36,7% nữ giới). Đây thường được gọi nôm na là “chiến tranh lạnh”. Không cần động chân động tay hay dùng lời nói, việc im lặng, cư xử lạnh nhạt khiến đối phương cảm thấy tủi thân, đồng thời gây nên sự ức chế, bí bách cho mối quan hệ do cả hai khơng có cách nào thể hiện quan điểm. Có người sử dụng “chiến tranh lạnh” như cơng cụ bạo lực tinh thần một cách có ý thức, nhưng cũng có những người lại coi đây là cách cư xử văn minh để giải quyết mâu thuẫn, tránh việc va chạm, to tiếng. Nhưng dù vậy thì tổn thương tâm lý mà hành vi cư xử lãnh đạm gây ra là không thể phủ nhận.
Biểu 3.3. Tỷ lệ nam và nữ trong mẫu bị các biểu hiện bạo lực thể chất từ phía vợ/chồng trong 12 tháng trƣớc thời điểm khảo sát
23.5 8.1 7.4 5.4 4.7 2.0 25.3 14.0 10.2 5.8 4.4 1.0 0 5 10 15 20 25 30 Tát hoặc ném vật gì đó làm tổn thương Xơ, đẩy hoặc kéo tóc Đánh, đấm hoặc đánh bằng vật có thể làm tổn thương Sử dụng dụng cụ làm bị thương Đá, kéo lê, đánh đập tàn nhẫn Bóp cổ, làm nghẹt thở, làm bỏng % Nữ Nam
(Nguồn: Số liệu khảo sát của luận án, 2016)
Tỷ lệ nạn nhân bạo lực thể chất trong 12 tháng qua ở nhóm nam cao hơn nhóm nữ (Biểu 3.1), mức độ xuất hiện của từng biểu hiện bạo lực thể chất ở nhóm nữ thường cao hơn so với ở nhóm nam (Biểu 3.3). Nguyên nhân là mỗi nạn nhân nam thường chỉ phải chịu 1-2 biểu hiện bạo lực thể chất từ phía vợ, trong khi mỗi nạn nhân nữ thường bị nhiều dạng bạo lực thể chất khác nhau từ phía chồng. Biểu hiện BLVC về thể chất phổ biến nhất được ghi nhận đối với cả hai giới là “tát, ném đồ vật vào người” (25,3% ở nữ và 23.5% ở nam) và “đẩy, xô, kéo tóc” (14% và 8,1%). Kết quả phân tích tần suất các biểu hiện bạo lực thể chất trong vịng 12 tháng tính tới thời điểm khảo sát cho thấy, các biểu hiện bạo lực chủ yếu xuất hiện “1 lần” đối với nhóm nam giới và xuất hiện từ “2 đến 5 lần” đối với nhóm nữ giới. Tỷ lệ các biểu hiện bạo lực xuất hiện “trên 5 lần” ở nhóm nữ cũng cao hơn một chút so với nhóm nam. Như vậy, xét về tần suất xảy ra bạo lực cũng như tính đa dạng và mức độ của bạo lực, nạn nhân nữ thường xuyên bị bạo lực hơn và bị bạo lực ở mức độ nghiêm trọng hơn nạn nhân nam.
Có một lần anh ta đi nghe người ta đơm đặt ở đâu rồi về nổi cơn ghen. Tôi đang ngồi vo gạo ở góc bể nước, anh ta vác cái ghế gỗ phang vào người tôi. Tôi nằm gục luôn trên nền gạch ướt, khơng dậy được. Anh ta cịn đá vào người tôi mấy phát rồi mới bỏ đi. Lần ấy may có bà con làng xóm mang đi cấp cứu khơng thì khơng biết tơi thế nào. Tơi bị gãy xương sườn và nứt xương bả vai…
(Nữ, 26 tuổi, bán hàng)
Hộp 3.1: Câu chuyện của Cô Mai1
Cô Nguyễn Thị Mai không phải là nạn nhân BLVC nhưng cơ hiểu hơn ai hết về hồn cảnh của những người từng bị BLVC, bởi lẽ nhà cô là nơi tạm lánh của rất nhiều phụ nữ bị chồng đánh đập, hành hung. Cô Mai năm nay đã 62 tuổi nhưng vẫn còn rất nhanh nhẹn. Cô là giáo viên cấp 3 nghỉ hưu, hiện sống cùng gia đình con trai và cháu nội. Cô cho biết, nhà cô là một trong những nhà xây kiên cố, tường cao, cửa dày nhất trong cả khu phố. Có một lần, một chị hàng xóm bị chồng đuổi đánh chạy sang nhà cô trốn. Cô vốn là người mạnh dạn, thẳng thắn, nhìn người phụ nữ chân tay thâm tím, tóc tai rũ rượi cô rất thương nên đã đứng ra bảo vệ cô vợ, không cho anh chồng kia vào nhà. Từ đấy, nhiều người tìm đến nhờ cô giúp đỡ mỗi khi bị bạo hành. Từ khi nghỉ hưu, nhiều thời gian rảnh, cơ thậm chí cịn chủ động tìm đến giúp đỡ những người vợ bị bạo hành. Cơ kể, mới đêm qua có vụ đánh nhau to ở căn nhà cuối ngõ, sát cây cột điện. Anh chồng nhà ấy vốn vũ phu, lại thêm đam mê cờ bạc. Tối qua chẳng biết nguyên do gì mà về nhà lơi vợ ra cửa đánh, rồi chửi cả nhà vợ. Cô vợ nghe thấy xúc phạm bố mẹ mình, khơng chịu được, vùng lên đánh lại. Rốt cuộc, chân yếu tay mềm, bị chồng đánh cho chảy máu đầu rồi nhốt vào trong nhà khóa cửa lại. Cơ Mai cùng hàng xóm phải gọi cơng an phường và sang khống chế người chồng để phá khóa cửa cứu cơ vợ. Người vợ hiện vẫn đang
1 Tên nhân vật đã được thay đổi
nằm hôn mê trong bệnh viện huyện. Suốt hơn chục năm giúp đỡ những người bị BLVC, cô Mai đã chứng kiến rất nhiều cảnh đời, số phận đáng thương. Cơ cho biết, hầu hết những người tìm đến cơ đều là phụ nữ. Duy có 2 trường hợp là nam giới. Một người bị vợ vác gậy lùa rồi chạy vào nhà cô. Người này gầy nhỏ, đầu hói, làm nghề mộc, rất sợ vợ. Bà vợ thì to béo phốp pháp, bán cá ở chợ Cờ Đỏ kiêm thêm nghề ghi lô đề nên rất ghê gớm. Hình như lần ấy bà vợ bắt quả tang ơng này đem tiền nhà cho bồ nhí nên nổi điên vác gậy đuổi đánh. Lúc ông chồng trốn vào nhà cơ Mai, bà vợ cịn vứt gậy, chạy về nhà vác dao địi chém cả nhà cơ Mai nếu khơng giao ơng chồng ra. Cịn một trường hợp nữa thì bị vợ dọa lấy mảnh chai rạch mặt, cũng chạy sang nhà cô Mai trốn. Lúc chạy được vào nhà cơ thì trên tay đã có 2 vết rạch ngắn nhưng khá sâu. Ơng này lấy trộm tiền hàng của vợ đi chơi lô đề rồi thua sạch nên bị bà vợ “truy sát”. Lần ấy cô Mai phải cho ơng ta ngủ nhờ 1 đêm vì bà vợ gọi thêm cậu em là đầu gấu đến đứng trước cửa nhà nên ông này sợ không dám ra.
[Thông tin từ phỏng vấn cô Nguyễn Thị Mai ngày 30 tháng 7 năm 2016]
Khi được hỏi về phản ứng của bản thân trong trường hợp bị bạo lực, nam giới cho thấy họ sẽ có xu hướng phản ứng lại bạo lực hơn so với nữ giới. Cụ thể, có tới 64,1% nữ giới cho biết họ sẽ không bao giờ đánh lại nếu bị bạo lực, trong khi đó, tỷ lệ này ở nam giới là 43%. Mặt khác, 36,5% người được hỏi cho rằng sau khi họ phản ứng lại, tình trạng bạo lực cũng sẽ khơng có gì thay đổi; 33,9% cho biết tình trạng bạo hành thậm chí có thể cịn tồi tệ hơn. Chỉ có 8,9% người được hỏi cho rằng bạo lực sẽ giảm đi và 4,7% tin rằng bạo lực sẽ dừng lại sau khi họ có hành vi phản kháng. Nữ giới có xu hướng tin rằng việc phản kháng lại BLVC sẽ mang lại hệ quả tiêu cực. Cụ thể là 42,3% nữ giới cho rằng phản kháng lại bạo lực sẽ khiến việc bạo hành trở nên tồi tệ hơn và chỉ 2,6% thấy rằng việc phản kháng giúp họ ngừng bị bạo lực.
“Cứ im lặng mà chịu thơi em. Mình phản ứng khéo nó (chồng) điên
máu lên lại càng chết” (Nữ, 26 tuổi, bán hàng)
Như vậy, theo kết quả số liệu luận án, bạo lực tinh thần là hình thức bạo lực vợ chồng phổ biến nhất, tiếp đến là bạo lực thể chất. Bạo lực tình dục dường như ít xảy ra nhất, hoặc là ít được thừa nhận là có xảy ra nhất. Mặc dù tỷ lệ từng bị bạo lực tinh thần từ phía vợ/chồng ở nhóm nữ cao hơn ở nhóm nam, tỷ lệ nạn nhân trong nhóm nam lại cao hơn trong nhóm nữ ở phần lớn các biểu hiện bạo lực tinh thần. Về tần suất và mức độ nghiêm trọng của bạo lực, theo kết quả phân tích dữ liệu định lượng và định tính, phụ nữ bị các biểu hiện BLVC về thể chất và tình dục thường xuyên hơn nam giới, mức độ bị bạo lực cũng nghiêm trọng hơn nạn nhân nam giới. Các bà vợ cũng ít có xu hướng phản kháng khi bị bạo lực từ phía chồng và thường lo sợ việc phản kháng có thể khiến bạo lực xảy ra nhiều hơn, tồi tệ hơn.
3.3. Bạo lực đối với người vợ trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh con
Theo Tổ chức y tế thế giới (2013), bạo lực đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai và hậu sản là một vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng và phổ biến, vượt qua mọi ranh giới lãnh thổ và xuất hiện ở mọi niền văn hóa. Giai đoạn mang thai và hậu sản là giai đoạn nhạy cảm về cả thể chất lẫn tinh thần của người phụ nữ. Bạo lực vợ chồng diễn ra trong giai đoạn này khơng chỉ có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến sức khỏe của người phụ nữ mà còn ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh. Bởi vậy, bạo lực vợ chồng đối với phụ nữ trong giai đoạn mang thai, hậu sản cũng như những tác động của nó lên sức khỏe nạn nhân là một nội dung quan trọng cần làm rõ khi nghiên cứu những chiều cạnh sức khỏe của hậu quả bạo lực vợ chồng.
Theo kết quả điều tra, số lần mang thai bị đánh trung bình của phụ nữ là nạn nhân BLVC là 0,28 lần, trong đó, giá trị nhỏ nhất là 0 và giá trị lớn nhất là 4. Trong số các phụ nữ là nạn nhân của bạo lực vợ chồng, 18% từng bị chồng tát hoặc đánh đập khi mang thai; 4,5% bị chồng đấm, đá vào bụng khi mang thai.
Bảng 3.3. Bạo lực thể chất đối với ngƣời vợ trong giai đoạn mang thai và sau khi sinh con
Vấn đề bạo lực thể chất trong giai đoạn thai sản Số ngƣời Tỷ lệ (%)
Lần mang thai gần đây nhất bị chồng đánh 16 8,2
Bị chồng tát hoặc đánh đập khi mang thai 36 18
Bị chồng đấm đá vào bụng khi mang thai 9 4,5
Sau khi sinh xong bị chồng đánh 17 9
Nguồn: Kết quả điều tra của luận án, 2016
Một so sánh nhỏ với số liệu điều tra nghiên cứu quốc gia 2010 cho thấy, tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể xác ít nhất một lần trong khi mang thai tính đến năm 2010 là 4,7 % - thấp hơn khá nhiều so với số liệu điều tra của đề tài này; trong đó, tỷ lệ phụ nữ đã từng bị đánh trong khi mang thai, bị đấm và đá vào bụng là 22%. Nghiên cứu đa quốc gia của WHO (2012) khi tìm hiểu tỷ lệ phụ nữ bị bạo lực thể chất trong giai đoạn mang thai đã cho ra số liệu trong khoảng từ 1% (Nhật Bản) đến 28% (Peru) (WHO, 2012:6). Như vậy, có thể thấy, tỷ lệ phụ nữ mang thai bị chồng bạo hành theo kết quả điều tra của luận án (18,3%) nằm ở mức cao khi so sánh với các nghiên cứu đi trước.
Nếu như việc “tát”, “đánh” chủ yếu hướng tới người vợ thì hành vi đấm đá vào bụng lại nhằm vào cả người vợ và thai nhi. Đây là hành vi cực kì nguy hiểm, đe dọa nghiêm trọng sức khỏe của thai nhi và người mẹ, thậm chí có thể dẫn tới sảy thai, tử vong mẹ.
“…Anh ta xô tôi ngã xuống đất rồi chạy đi lấy cái gậy, luôn mồm chửi “Tao đập chết mày, tao đập chết mày”. Tôi chạy vào buồng chốt cửa lại. Anh ta lao theo, đạp ầm ầm vào cửa, vừa đạp vừa chửi bới. Lần ấy anh ta đá tung cả bản lề cửa vào phịng đánh tơi, cịn đạp một cái vào bụng tôi. Lúc ấy tôi bầu 5 tháng rồi…” (Nữ, 26 tuổi, bán hàng)
Theo kết quả điều tra, trong số 38 trường hợp ghi nhận bị bạo lực thể chất trong giai đoạn mang thai, 25 trường hợp (65,8%) cho biết trong thời gian mang thai, dù bị đánh đập nhưng tần suất ít hơn (khơng đề cập đến mức độ bạo lực); 12 trường hợp cho rằng sự đánh đập diễn ra như cũ và có 1 trường hợp cho biết bạo lực trong thời gian này còn nhiều hơn so với trước khi mang thai.
Kết quả điều tra của luận án không ghi nhận được trường hợp nào cho biết từng bị bạo lực tình dục trong giai đoạn mang thai và hậu sản, mặt khác, số phụ nữ bị bạo lực tinh thần với các biểu hiện “mắng chửi”, “xúc phạm”, “bỏ mặc” khi mang thai lại khá cao (105 người, tương đương 30,3% số người trả lời). Giai đoạn mang thai và sau khi sinh là giai đoạn người phụ nữ rất nhạy cảm về mặt tâm lý. Theo Nguyễn Bích Ngọc (2015), trong giai đoạn mang thai, trạng thái tinh thần của phụ nữ rất dễ bị thay đổi và dễ bị căng thẳng và xúc động trước những chuyện dù là nhỏ nhặt, trí nhớ suy giảm. Ngoài ra, một biểu hiện khác của việc thay đổi hormon khi mang thai đó là có thể “phát cáu” mọi lúc mọi nơi. Thậm chí có những việc rất bình thường cũng có thể khiến họ nổi nóng. Bởi vậy, những hành vi bạo lực tinh thần trong giai