Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1. Khác biệt giới về hệ quả sức khỏe thể chất và tinh thần do BLVC
Nam và nữ có sự khác biệt về thể chất và những đặc trưng sinh học quy định cho họ những dạng bệnh tật khác nhau, mức độ bị tổn thương do BLVC cũng do đó mà khác nhau. Mặt khác, như đã phân tích ở các phần trước, loại bạo lực và tần suất bạo lực ở hai giới cũng khác nhau, điều này cũng sẽ tác động đến hệ quả sức khỏe do BLVC ở hai giới.
Trước hết, đối chiếu việc tự đánh giá sức khỏe ở hai giới cho thấy, mặc dù, phần lớn cả nam và nữ đều đánh giá sức khỏe của bản thân là tốt (58,4% ở nam và 51,4% ở nữ), tỷ lệ nữ giới đánh giá sức khỏe của mình là “trung bình” cao hơn so với nam giới (31,6% so với 17,8%) và tỷ lệ nữ giới tự đánh giá sức khỏe là “rất tốt” thấp hơn so với nam giới (8% so với 22,8%).
“Cứ vài ngày lại bị chồng đánh cho một trận thì làm sao mà khỏe được
chợ phăm phăm chả biết mệt, thế mà giờ xách xô nước từ nhà dưới lên nhà trên là đã thấy mỏi rồi. Hồi xưa đẻ xong không kiêng bây giờ cứ trái gió trở trời là đau đầu, đau lưng, ra gió là mắt cứ cay nhịe đi. Thế mà còn gặp phải người chồng vũ phu, cứ say xỉn là thượng cẳng tay hạ cẳng chân. Khổ lắm em ạ.” (Nữ, 38 tuổi, làm ruộng).
Về thương tích do BLVC, như đã đề cập ở chương 4, BLVC thường gây ra những thương tích nhẹ như vết cào cấu, trầu xước, thâm tím, vết cắn… hơn là những thương tích nặng, nguy hiểm. Loại thương tích phổ biến nhất ở cả 2 giới đều là “vết cào, cấu, trầy xước, thâm tím” (64,7% ở nữ và 50,9% ở nam); và ít xảy ra nhất là “vết bỏng, vết đốt” (0% ở cả 2 giới).
“Cứ bảo nam giới đánh phụ nữ, nam giới bạo lực. Các bà ấy cũng có kém ai. Mỗi lần nổi điên lên là bà ấy tru tréo, chửi bởi, rồi xưng mày-tao, rồi xông vào cào cấu tôi. Mấy lần tôi bị bà ấy cào rách tay chảy máu. Đây cơ xem, cịn sẹo đây này” (Nam, 52 tuổi, thợ mộc)
Số lần bị thương tích phổ biến nhất là 1 lần (67,9% số nam giới và 72,3% số nữ giới). Nam giới có số thương tích trong đời tối đa là 2 lần (5 trường hợp); nữ giới có số thương tích trong đời tối đa là 7 lần (1 trường hợp). Có 14 trường hợp từng bị bất tỉnh do bị BLVC, trong đó có 13 phụ nữ và 1 nam giới. Trong đó, 4 trường hợp nữ giới và 1 trường hợp nam giới bị bất tỉnh trong vòng 12 tháng trước thời điểm nghiên cứu. Theo điều tra thêm của luận án, nam giới nói trên bất tỉnh do trong lúc cãi vã, bị vợ xô ngã đập đầu vào thành bể nước. Có thể thấy, một xu hướng xuất hiện rất rõ rệt đó là số phụ nữ bị thương tích do BLVC nhiều hơn hẳn so với nam giới. Điều này là do phụ nữ thường bị bạo lực thể chất và tình dục, trong khi đó nam giới thường chỉ bị bạo lực tinh thần - khơng để lại thương tích.
“Anh khơng bao giờ muốn đánh vợ cả. Ngày xưa hồi cịn nhỏ, nhìn bố
đánh đập mẹ, anh đã tự nhủ lớn lên sẽ không bao giờ đánh vợ, làm khổ vợ con. Nhưng mà cuộc sống vợ chồng không tránh khỏi va chạm, nhiều lúc
không kiềm chế được. Vợ anh cũng đanh đá, ghê gớm. Mỗi lần to tiếng là cô ấy xơng vào đánh anh trước. Có lần cơ ấy véo anh thâm tím cả cánh tay, cịn hắt nguyên bát nước canh nóng vào người anh. Em bảo như thế chịu sao được? Mình chịu nhường vì mình là đàn ơng. Nhưng đừng có q đáng quá”
(Nam, 39 tuổi, đánh bắt cá).
Về thời gian hồi phục sau khi bị thương tích, phổ biến nhất ở cả 2 giới là “dưới 1 tuần” (53,3% ở nam và 59% ở nữ). Như vậy, hai giới có thời gian hồi phục sau thương tích tương đối giống nhau.
Việc bị đánh đập, bạo hành đến mức bất tỉnh cho thấy mức độ bạo lực là hết sức nghiêm trọng. Tuy nhiên, 9/14 trường hợp bị bất tỉnh do BLVC cho biết họ từng từ chối đến CSYT để điều trị thương tích do BLVC dù thấy cần thiết. Theo chia sẻ của những nạn nhân BLVC từng bị bất tỉnh (đây là câu hỏi thêm ngoài bảng hỏi, các trường hợp nói trên đều khơng đồng ý phỏng vấn sâu), nguyên nhân dẫn đến việc bất tỉnh hầu hết là do họ bị đấm, đạp, xơ ngã… đau q mà ngất đi. Cá biệt, có 1 trường hợp bất tỉnh do bị chồng dùng vật cứng đập vào đầu và 1 trường hợp bị vợ xô ngã đập đầu dẫn đến bất tỉnh. Đây là hành vi bạo lực rất nguy hiểm, dù khơng để lại thương tích lớn, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh của nạn nhân, thậm chí có thể gây tử vong.
Với thương tích phổ biến là các thương tích nhẹ, hầu hết các nạn nhân bạo lực vợ chồng đều khơng cần đến chăm sóc y tế. So sánh giới về số lần bị thương tích cần CSYT và số lần bị thương tích nhẹ khơng cần CSYT do BLVC, cho thấy số lượng và tỷ lệ nữ giới bị thương tích nhiều lần, kể cả mức nặng và mức nhẹ, đều cao hơn so với nam giới
Bảng 5.1. Số lần bị thƣơng tích do BLVC cần CSYT và số lần bị thƣơng tích nhẹ khơng cần CSYT
Số lần Số lần bị thương tích do BLVC cần chăm sóc y tế Số lần bị thương tích nhẹ khơng cần chăm sóc y tế Nam Nữ Nam Nữ N % N % N % N % 0 30 96,8 66 78,6 13 40,6 40 44,4 1 0 0 11 13,1 17 53,1 23 25,6 2 1 3,2 4 4,8 0 0 10 11,1 3 0 0 0 0 0 0 6 6,7 4 0 0 1 1,2 0 0 1 1,1 5 0 0 2 2,4 1 3,1 7 7,8 6 0 0 0 0 1 3,1 3 3,3 Thông số Mean=0,06; Min=0; Max=2 Mean=0,88; Min=0;Max=6 Mean=0,39; Min=0;Max=5 Mean=1,31; Min=0; Max=6
Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của luận án, 2016
“Có một lần anh ta đi nghe người ta đơm đặt ở đâu rồi về nổi cơn ghen. Tơi đang ngồi vo gạo ở góc bể nước, anh ta vác cái ghế gỗ phang vào người tôi. Tôi nằm gục luôn trên nền gạch ướt, khơng dậy được. Anh ta cịn đá vào người tôi mấy phát rồi mới bỏ đi. Lần ấy may có bà con làng xóm mang đi cấp cứu khơng thì khơng biết tơi thế nào. Tôi bị gãy xương sườn và nứt xương bả vai…” (Nữ 26 tuổi, bán hàng)
Bảng 5.2. Lý do khơng điều trị thƣơng tích BLVC tại các cơ sở y tế
Lý do khơng điều trị thương tích BLVC Nam Nữ
N % N %
Tự xử lý được 11 35,5 25 35,7
Khơng có tiền 1 3,2 17 24,6
Cảm thấy xấu hổ/sợ mang tiếng 5 16,1 15 21,4
Vợ/chồng không cho ra khỏi nhà 0 0 4 5,7
Vợ/chồng đe dọa giết 0 0 0 0
Vợ/chồng đe dọa đánh đập con cái 0 0 1 1,4
Vợ/chồng dọa bỏ 1 3 1 1,4
Khác 1 3 2 2,8
Nguồn: Kết quả điều tra của luận án, 2016
Về lý do dù bị thương tích nặng vẫn khơng điều trị thương tích do BLVC tại các cơ sở y tế, phần lớn người trả lời cho biết lý do là bởi họ thấy có thể tự xử lý được các vết thương do BLVC. Với các lý do như khơng có tiền, sợ mang tiếng, vợ/chồng không cho ra khỏi nhà và vợ/chồng đe dọa đánh đập con cái, tỷ lệ nữ giới cao hơn so với nam giới. Kết quả này cho thấy, phụ nữ dường như vấp phải nhiều rào cản hơn nam giới khi tìm đến cơ sở y tế để điều trị các thương tích do BLVC, trong đó rào cản về kinh tế và dư luận xã hội là nổi bật nhất.
“Thì cũng chỉ thâm tay, thâm chân, trầy xước là chủ yếu. Cứ kệ rồi nó
tự khỏi. Cũng có lần ơng ấy mạnh tay, chị bị rách tay chảy máu. Lý ra thì phải đến trạm xá khâu lại nó mới nhanh lành. Nhưng lần ấy nhà vừa đóng học cho con rồi trả nợ tiền làm cổng, đi khâu tay nữa thì ăn gì, rồi ơng ấy lại lên cơn. Nên chị đắp lá. May mà da chị lành nên cũng khỏi. Còn vết sẹo đây em xem này!” (Nữ, 52 tuổi, bán hàng).
Về khía cạnh sức khỏe tâm thần, hình dung phổ biến của nhiều người là phụ nữ có xu hướng mắc các bệnh tâm thần nhiều hơn so với nam giới. Theo Quỹ sức khỏe tâm thần [Mental Health Foundation, 2016], nhìn chung số lượng bệnh nhân mắc bệnh tâm thần ở nam và nữ là như nhau, chỉ là, có một số vấn đề tâm thần sẽ phổ biến ở nữ giới hơn nam giới, và ngược lại. Lí giải cho vấn đề này, bên cạnh nguyên nhân sinh học cịn có những yếu tố xã hội làm gia tăng nguy cơ bệnh lý thần kinh ở nữ giới như việc đảm nhận quá nhiều vai trị; nghèo đói, thất nghiệp; lạm dụng thể chất và tình dục. Thực tế, việc phụ nữ có xu hướng tìm kiếm các biện pháp điều trị sức khỏe tâm thần hơn nam giới [Maria Isabel Oliver và cộng sự, 2005] cũng khiến cho biểu hiện bề nổi của vấn đề sức khỏe tâm thần dường như phổ biến ở nữ giới hơn là nam giới. Trên thực tế, theo nghiên cứu của Joan Evans và cộng sự (2011) ở Canada, số nam thanh niên tự tử - một biểu hiện của bệnh lý thần kinh, cao gấp 4 lần so với nữ giới cùng độ tuổi. Vậy đối với nhóm nạn nhân BLVC, liệu nam giới có mắc các vấn đề SKTT tương tự hoặc nhiều hơn nữ giới hay không?
Bảng 5.3. So sánh giá trị TB điểm SRQ-20, số thƣơng tích, số lần cần CSYT do BLVC, số lần bị thƣơng tích nhẹ do BLVC khơng cần CSYT
giữa nhóm nam và nhóm nữ
Các biến đưa vào xét giá trị TB Số người Giá trị TB Độ lệch chuẩn
Điểm SRQ-20 Nam 99 3,68 2,831
Nữ 205 5,01 3,553
Số thương tích trong đời Nam 53 0,8679 0,55601
Nữ 119 1,2437 0,99972 Số lần cần CSYT do BLVC Nam 31 0,06 0,359 Nữ 84 0,39 0,982 Số lần bị thương tích nhẹ do BLVC, không cần CSYT Nam 32 0,88 1,314 Nữ 90 1,31 1,713
So sánh giá trị trung bình của điểm SRQ-20, số thương tích, số lần cần CSYT do BLVC, số lần bị thương tích nhẹ do BLVC khơng cần CSYT giữa hai nhóm nam và nữ nạn nhân BLVC, thấy rằng giá trị trung bình của nhóm nữ đều cao hơn nhóm nam, đặc biệt là ở số lần cần chăm sóc y tế do BLVC (giá trị TB của nhóm nữ gấp 6,5 lần nhóm nam).
Kết quả kiểm định giả thuyết về trị trung bình của hai nhóm nam và nữ cho thấy: có sự khác biệt có ý nghĩa về giá trị trung bình của điểm SRQ-20 và số thương tích trong đời. Mức ý nghĩa của kiểm định t tương ứng lần lượt là sig = 0,001(điểm SRQ-20) và sig = 0,011 (số thương tích trong đời). Chênh lệch giá trị trung bình giữa nam và nữ ở tất cả các biến trên đều rất nhỏ (<0,5). Theo đó, nữ giới có xu hướng xuất hiện nhiều hơn các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí và số thương tích do BLVC so với nam giới nhưng chênh lệch không nhiều.
Biểu 5.1. Các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí xuất hiện ở hai nhóm nạn nhân nam và nạn nhân nữ (%)
13.2 6 1.9 1.4 5.5 5.8 2.7 3 2.5 0.3 1.9 3.8 12.1 9.3 5.8 2.5 0.5 2.7 12.4 6.6 14 9.2 2.6 2.8 4.5 3.7 2.8 2.9 1.3 0.8 2.4 5 12.6 5.4 4.7 1.60.9 2.9 11.3 8.7 0 2 4 6 8 10 12 14 16
Dấu hiệu xuất hiện ở Nam giới (N = 364)
Về tần suất xuất hiện các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí ở 2 giới, mức độ đồng dạng của số liệu đạt mức tuyệt đối, tức là những giá trị phổ biến ở nữ thì cũng sẽ là phổ biến ở nam và ngược lại. Ở 8 điểm sau có sự chênh lệch theo hướng chiếm tỷ lệ % ở nam cao hơn ở nữ, bao gồm, “không quan tâm đến những điều thường ngày hứng thú” (11,3% ở nữ, 12,4% ở nữ); “cảm thấy hốt hoảng, căng thẳng, lo lắng” (4,5% ở nữ; 5,5% ở nam); “suy nghĩ không tập trung, rõ ràng” (3,7% ở nữ, 5,8% ở nam); “không hứng thú với công việc hàng ngày” (nam là 3%, nữ là 2,9%); “công việc hàng ngày như gánh nặng” (nam là 2,5%, nữ là 1,3%); tiêu hóa kém (9,3% ở nam, 5,4% ở nữ); “khóc nhiều” (5,8% ở nam, 4,7% ở nữ); “khó ra quyết định” (nam là 2,5%; nữ là 1,6%).
Luận án chia điểm SRQ-20 thành 5 khoảng để kiểm định mối quan hệ giữa biến giới tính với khoảng điểm SRQ-20. Kiểm định Chi bình phương cho thấy hai biến giới tính và khoảng điểm SRQ-20 có mối quan hệ thuận (sig = 0,042 <0,05); Hệ số Phi & Cramer’s V = 0,180. Như vậy có nghĩa là, nữ giới có nguy cơ điểm SRQ-20 cao hơn so với nam giới.
Trên thang điểm của công cụ SRQ-20, điểm 08 là điểm rất quan trọng bởi nó phân chia nhóm người có vấn đề sức khỏe tâm thần với nhóm người khơng có vấn đề sức khỏe tâm thần. Cụ thể, những người có điểm SRQ-20 từ 0 đến 7 được cho là có tâm thần bình thường, cịn những người có điểm SRQ- 20 từ 8 đến 20 được đánh giá là có các vấn đề rối nhiễu tâm trí. Theo kết quả điều tra của luận án, 10,1% nam giới là nạn nhân BLVC có điểm SRQ-20 lớn hơn 8 và 18,7% phụ nữ là nạn nhân BLVC có điểm lớn hơn 8.
Hộp 5.1: Câu chuyện của anh An4
Anh Trần Văn An, năm nay 38 tuổi, hiện đang sống cùng con trai 8 tuổi trong một căn nhà cấp 4 rộng chừng 40m2. Vợ anh bỏ đi cách đây 2 năm khi con anh mới vào lớp 1. Từ đó đến giờ anh ở vậy ni con. Ngồi canh tác 2 mẫu ruộng, thi thoảng vào vụ cá, anh lại gửi con cho họ hàng để đi đánh bắt xa bờ ít hơm kiếm thêm thu nhập. Theo lời hàng xóm, anh An lúc sinh ra uống phải nước ối nên hơi chậm chạp, không được khôn ngoan. Lúc anh lấy được vợ, làng xóm ai cũng mừng vì từ nay anh có người chăm lo cho, cơ vợ cũng là người nhanh nhẹn, sắc sảo. Thế nhưng, cuộc sống khó khăn, người vợ phải bươn chải vất vả nên thường hay chì chiết, mắng nhiếc người chồng chậm chạp. Cứ lúc nào cô vợ ở nhà là làng xóm lại nghe tiếng mắng mỏ vang lên chát chúa. Có hơm cịn có tiếng vỡ bát, tiếng đập đồ. Anh An là người rất hiền lành, lại mặc cảm về bản thân nên vợ có nói gì anh cũng chỉ im lặng. Nhưng mọi người để ý thấy từ khi lấy vợ, anh ít nói ít cười, ngại gặp hàng xóm, có người cịn thấy anh ngồi uống rượu một mình bên bờ ao, mắt cứ nhìn vơ hồn xuống ao cả tiếng đồng hồ. Cách đây 2 năm, một hôm cô vợ đi làm về lớn tiếng mắng anh, rồi không hiểu sao lại vác cả cây đàn ghi ta của anh ném ra sân vỡ tan tành. Tức nước vỡ bờ, anh An xông vào đánh vợ, vừa đánh vừa hét “tao giết mày”. Lúc làng xóm chạy sang can thì cơ vợ miệng chảy máu rịng rịng, tóc tai rũ rượi, vừa khóc vừa chạy vào nhà lấy hết quần áo, đồ đạc rồi bỏ đi từ đấy không về. Anh An lúc hết cơn phẫn nộ, thấy vợ bỏ đi, nhà cửa tan hoang thì khóc lóc ầm ĩ rồi lao đầu vào cột nhà tự tử. Cũng may có mọi người ở đấy cản kịp nên anh chỉ bị chấn thương nhẹ. Suốt một tuần sau đó, anh trai anh An phải xuống ở cùng canh chừng khơng cho anh tự tử, gia đình, hàng xóm cũng hết lời khuyên can anh đừng dại dột, phải nghĩ cho con. Rồi anh cũng hiểu ra, khơng ln miệng địi chết nữa mà tu chí kiếm tiền ni con. Nhưng anh lầm lì hơn xưa, mặt lúc nào cũng buồn rười rượi, nhìn rất đáng thương!
[Thơng tin từ phỏng vấn sâu hàng xóm của anh Trần Văn An, ngày 20 tháng 7 năm 2016]
4 Tên nhân vật đã được thay đổi
Với số liệu trên đây, có thể xác định rằng nữ giới là nạn nhân BLVC có xu hướng điểm SRQ-20 cao hơn, tức là có nhiều dấu hiệu rối nhiễu tâm trí hơn so với nam giới là nạn nhân BLVC, tuy nhiên mức độ chênh lệch không cao.
Bảng 5.4. Tƣơng quan giới tính với việc từng thử kết thúc cuộc sống ở nhóm nạn nhân BLVC