trừ khoảng điểm từ 16 đến 19 (số người bằng nhau ở cả 3 dạng bạo lực), đồng thời trải nghiệm bạo lực tinh thần cũng có mối quan hệ có ý nghĩa với điểm SRQ-20 của nạn nhân BLVC.
Bước tiếp theo, luận án sẽ tìm hiểu điểm SRQ-20 của nạn nhân bạo lực tinh thần chia theo từng biểu hiện bạo lực tinh thần cụ thể.
Bảng 4.12. Khoảng điểm SRQ-20 chia theo các biểu hiện bạo lực tinh thần bạo lực tinh thần Các biểu hiện bạo lực tinh thần Khoảng điểm SRQ-20 0-3 4-7 8-11 12-15 16-20 Số người % Số người % Số người % Số người % Số người % Không cho gặp gỡ, thăm nom bạn bè 14 29,8 19 40,4 9 19,1 3 6,4 2 4,3 Hạn chế tiếp xúc với cha mẹ đẻ 3 15 9 45 5 25 1 5 2 10 Muốn kiểm soát ở
đâu vào bất cứ lúc nào
30 35,3 36 42,4 12 14,1 5 5,9 2 2,4
Phớt lờ, cư xử lãnh
đạm 81 49,4 53 32,3 19 11,6 9 5,5 2 1,2 Tức giận nếu thấy
nói chuyện với người khác giới
61 43,6 56 40 15 10,7 6 4,3 2 1,4
Nghi ngờ về lòng
chung thủy 23 33,3 32 46,8 6 8,7 6 8,7 2 2,9 Kiểm soát, đi đâu
Sỉ nhục, lăng mạ, làm cho cảm thấy tồi tệ 21 51,2 11 26,8 6 14,6 1 2,4 2 4,9 Coi thường, làm bẽ mặt với người khác 26 35,1 34 45,9 6 8,1 6 8,1 2 0,4 Đe dọa, dọa nạt
66 42 65 41,4 17 10,8 7 4,5 2 1,3
Ghi chú: “%” ở bảng trên là tỷ lệ trên số người bị bạo lực tinh thần
Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của luận án, 2016
Có thể thấy, tỷ lệ nạn nhân bị bạo lực tinh thần chủ yếu phân bố ở các mức điểm “0 đến 3” và “4 đến 7”, là những mức điểm dưới ngưỡng tiêu chuẩn rối nhiễu tâm trí. Tuy nhiên, ở một số biểu hiện bạo lực mang tính kiểm sốt như “kiểm soát, đi đâu phải xin phép”; “hạn chế tiếp xúc với cha mẹ đẻ”; “không cho gặp gỡ, thăm nom bạn bè”, tỷ lệ nạn nhân có mức điểm từ 8 đến 11 khá cao, lần lượt là 26,3%; 25% và 19,1%. Kiểm định Pearson Chi-square mối liên hệ giữa khoảng điểm SRQ-20 với tất cả các biểu hiện bạo lực tinh thần trừ “đe dọa, dọa nạt” cho thấy có mối quan hệ tương quan giữa các cặp biến (p<0,05; Hệ số Phi & Cramer’s V nằm trong khoảng {0,1;0,4}). Các biểu hiện như “kiểm soát, đi đâu phải xin phép”; “hạn chế tiếp xúc với cha mẹ đẻ” có hệ số tương quan cao nhất. Điều này có nghĩa là, các biểu hiện bạo lực tinh thần mang tính kiểm sốt có mối liên hệ mạnh nhất với điểm SRQ-20 của nạn nhân BLVC.
“Mà bị kiểm sốt ức chế lắm chứ em. Khơng phải mình có gì mờ ám phải giấu cả, nhưng đi đâu cũng phải báo mình khơng thoải mái được, rồi báo cho vẫn cịn khơng tin, dị hỏi người này người kia làm mình mất mặt. Bạn bè mình chơi mình biết. Bà ấy có tiếp xúc mấy đâu mà suốt này chê người này khơng tốt người kia khơng tốt rồi mình đi cùng họ là lại mặt nặng mày nhẹ, suy diễn đủ thứ. Mệt mỏi lắm!” (Nam, 45 tuổi, kế toán)
Kết quả bảng chéo giữa các biểu hiện bạo lực tinh thần với việc từng thử tự sát và ý định tự sát cũng cho thấy hầu hết các biểu hiện bạo lực tinh thần đều có mối quan hệ tương quan thuận với ý định và hành vi tự sát ở nạn nhân BLVC (p<0,05; hệ số tương quan trong khoảng từ {0,1;0,4}). So với các biểu hiện bạo lực tinh thần khác như xúc phạm, đe dọa, chửi bới…, các biểu hiện bạo lực tinh thần mang tính kiểm sốt có xu hướng tương quan nhiều hơn và mạnh hơn với ý định và hành vi tự sát.
Bạo lực thể chất và bạo lực tình dục có xu hướng gây nên các vấn đề SKTT ở nạn nhân BLVC hơn bạo lực tinh thần
Trên thực tế, cả 3 loại BLVC đều có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tinh thần của nạn nhân, nhưng sẽ ở các mức độ khác nhau và với biểu hiện khác nhau. Bởi vậy, khơng loại trừ khả năng, các thương tích, tổn thương thể chất cùng với việc bị hành hạ thân thể cũng gây ra những áp lực lên tâm thần nạn nhân. Việc bị đánh đập, dày vò về thể xác có thể để lại những vết thương tinh thần, thậm chí có khi lớn hơn những vết thương thể xác.