Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu sử dụng công cụ điều tra là bảng hỏi được thiết kế bởi nghiên cứu sinh có tham khảo bảng hỏi của cuộc điều tra quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ do Việt Nam và Liên Hợp Quốc phối hợp thực hiện năm 2010.
Cụ thể, trong bảng hỏi của luận án có tham khảo mục 4 về “Thực trạng bạo lực gia đình”; mục 5 về “Thương tích do bạo lực gia đình”; và mục 6 về “Tình hình sức khỏe và sức khỏe sinh sản” của bảng hỏi điều tra nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam 2010. Các câu hỏi được bố trí theo trình tự phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án và hướng tới làm rõ các chỉ báo được đưa ra ở khung phân tích của luận án.
Ngồi ra, với mục đích đánh giá chiều cạnh sức khỏe tâm thần ở nạn nhân BLVC, luận án cũng sử dụng bảng hỏi gồm 20 câu hỏi tự trả lời (SRQ- 20) do tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng để đo lường sức khỏe tâm thần và sàng lọc rối nhiễu tâm trí. Đây là một cơng cụ điều tra có độ tin cây cao và được áp dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu trong và ngồi nước.
* Quy trình chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Lập danh sách 11 tổ dân phố của phường (danh sách được UBND phường cung cấp), mỗi tổ dân phố dự định chọn 50 mẫu. Lập danh sách các hộ gia đình của từng tổ dân phố (danh sách được tổ trưởng tổ dân phố cung cấp). Tính tốn bước chọn k = n/N*100 tức là 550/19361*100 ≈ 3. Từ bảng kê nhân khẩu theo hộ của danh sách mẫu, lọc những khách thể chưa kết hơn sau đó chọn ngẫu nhiên đối tượng được hỏi
theo bước nhảy k, xuất phát từ số thứ tự được lựa chọn ngẫu nhiên trong từng danh sách (Ví dụ: danh sách khu phố 1, bắt đầu từ số thứ tự 5; danh sách khu phố 2 từ số thứ tự 11...). Điều tra được tiến hành trong vòng 1 tuần. Với những khách thể được lựa chọn nhưng điều tra viên khơng tiếp cận được thì sẽ được thay thế bởi khách thể có đặc điểm tương tự.
Sau q trình điều tra và làm sạch dữ liệu, mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 520 người có hộ khẩu và sinh sống tại địa phương, đã lập gia đình và đầy đủ năng lực hành vi trong độ tuổi từ 18 đến 80. Cơ cấu mẫu như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát
Các đặc điểm nhân khẩu xã hội Số người Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 178 34,2 Nữ 342 65,8 Tuổi Từ 21 đến 24 tuổi 40 7,8 Từ 25 đến 39 tuổi 241 46,8 Từ 40 đến 59 tuổi 202 39,2 Từ 60 tuổi trở lên 32 6,2 Học vấn Không đi học 8 1,5 Tiểu học 104 20 THCS 197 38 THPT 110 21,2 Sơ cấp/ trung cấp/ học nghề 43 8,3 Cao đẳng/đại học 53 10,2 Sau đại học 4 0,8 Nghề nghiệp Nội trợ 109 21 Làm ruộng 25 4,8 Chăn nuôi 7 1,3 Đánh bắt cá 44 8,5
Nuôi trồng thủy hải sản 4 0,8
Bán hàng 150 28,8
Thợ thủ cơng có kỹ thuật, thợ kỹ
thuật khác 47 9,0
Làm việc tại văn phòng 35 6,7 Lao động giản đơn 34 6,5
Khác 65 12,5
Tình trạng hơn nhân Đang có vợ/chồng 500 96,1
Ly hơn 11 2,1 Góa 9 1,7 Mức sống Giàu 9 1,7 Khá giả 47 9,1 Trung bình 404 77,8 Nghèo 58 11,2 Loại hình gia đình Một thế hệ 49 9,4 Hai thế hệ 322 62,0 Ba thế hệ 139 26,8 Khác 9 1,7
Con cái Chưa từng sinh con 58 11,2 Đã có con 462 88,8 Tham gia bảo hiểm y tế Có 346 66,5
Khơng 174 33,5
Nguồn: Kết quả điều tra của luận án (2016)
* Xử lý dữ liệu: Các phiếu khảo sát được nhập liệu và xử lý thống kê
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ VỢ CHỒNG
Chương 3 tập trung phân tích mức độ phổ biến của BLVC, các biểu hiện BLVC, sự khác biệt giữa hai nhóm nạn nhân BLVC nam và nữ theo các đặc điểm nhân khẩu xã hội như tuổi, học vấn, nghề nghiệp... Bên cạnh đó, luận án cũng tìm hiểu quan điểm của người dân về những nguyên nhân gây nên BLVC.