Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Các khái niệm công cụ
2.1.2. Bạo lực vợ chồng
Theo báo cáo của tổ chức y tế thế giới về bạo lực và sức khỏe (2002), bạo lực được định nghĩa là “việc sử dụng vũ lực và sức mạnh một cách có ý đồ nhằm đe fọa hoặc chống lại chính mình, người khác, hoặc một nhóm xã hội, để lại hậu quả hoặc có khả năng cao để lại hậu quả là thương tích, tử vọng, tổn thương tâm lý hoặc gây nên sự phát triển khơng bình thường hoặc sự suy yếu sức khỏe” [WHO, 2002, tr.5]. Theo đó, “bạo lực vợ chồng” có thể được hiểu là người chồng hoặc người vợ dùng vũ lực hoặc sức mạnh gây thương tích, tổn thương, tâm lý, tử vong hoặc những điều bất lợi cho vợ hoặc chồng của anh/chị ta.
Tư liệu về bạo lực vợ chồng thường bao gồm một khối lượng lớn thơng tin về bạo lực gia đình, bạo lực chống lại phụ nữ, bạo lực trên cơ sở giới và bạo lực với đối tác tình cảm. Điều này xuất phát từ sự chồng lấn giữa các khái niệm nói trên.
Cụ thể, về khái niệm “Bạo lực gia đình”, John Macionis (2013) định nghĩa bạo lực gia đình là việc “ngược đãi bằng tình cảm, thể xác hay tình dục một thành viên gia đình bởi một thành viên gia đình khác” [John Macionis, 2013, tr.474]. Điểm 2, điều 1, Luật phòng chống BLGĐ năm 2007 xác định, “bạo lực gia đình là hành vi cố ý gây tổn hại hoặc so khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với các thành viên khác trong gia đình [Hồng Bá Thịnh, 2016, tr.192]. Cũng theo WHO (2013), bạo lực với đối tác tình cảm (Intimate partner violence, viết tắt là IPV) là tất cả những hành vi gây ra bởi đối tác tình cảm, gây nên những tổn thương về thể chất, tình dục và tâm lý. Bạo lực với đối tác tình cảm thường gây nên những hậu quả về sức khỏe, đặc
biệt đối với phụ nữ và trẻ em. Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ (1993) đã định nghĩa bạo lực đối với phụ nữ là bất kỳ hành vi bạo lực trên cơ sở giới nào dẫn đến, hoặc có thể dẫn đến tổn hại về thể xác, tình dục hoặc tâm thần hoặc gây đau khổ cho phụ nữ, kể cả việc đe dọa có những hành vi như vậy, áp bức hoặc độc đoán tước bỏ tự do, dù diễn ra ở nơi công cộng hay trong cuộc sống riêng tư.
Bởi vậy, một trong những thuận lợi của nghiên cứu bạo lực vợ chồng là khối lượng thông tin rất đa dạng, đồ sộ, nhưng mặt khác, khó khăn song hành theo đó là việc phải bóc tách dữ liệu về bạo lực vợ chồng bởi trong khối lượng thơng tin đồ sộ đó thơng tin về bạo lực trong các mối quan hệ khác trong gia đình; bạo lực đối với phụ nữ xuất phát từ các thành viên khác trong gia đình hoặc những người bên ngồi gia đình; bạo lực trong mối quan hệ với bạn trai/bạn gái…
Với tính chất “giao thoa” như vừa nêu, cách phân chia các loại bạo lực vợ chồng có thể dựa trên cách phân chia bạo lực gia đình hoặc bạo lực trong mối quan hệ tình cảm. Có nhiều cách phân chia bạo lực gia đình của nhiều học giả khác nhau, chẳng hạn, Lê Thị Quý (1996) chia thành hai loại a) bạo lực nhìn thấy được và b) bạo lực khơng nhìn thấy được; Nguyễn Hữu Minh và cộng sự (2005) lại chia thành cưỡng bức thân thể, cưỡng bức tình dục, cưỡng bức về tâm lý và tình cảm, cưỡng bức về mặt xã hội và cưỡng bức về tài chính. Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng cách phân loại của WHO trong “nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam (2010)”. Theo đó bạo lực vợ chồng sẽ gồm có ba dạng: bạo lực thể chất; bạo lực tinh thần và bạo lực tình dục.
Bạo lực tâm lý và tình cảm được xác định bằng những hành động hoặc đe dọa hành động như hăm dọa, kiểm soát, chửi bới, làm nhục và đe dọa nạn nhân. Bạo lực thể xác là một hoặc nhiều hành động tấn cơng có chủ ý về thể xác, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn trong các hành vi như: xô đẩy, tát,
ném, giật tóc, cấu véo, đấm, đá hoặc làm cho bị bỏng, được thực hiện với khả năng gâu đau đớn, thương tích hoặc tử vong. Bạo lực tình dục được định nghĩa là việc sử dụng sức mạnh, cưỡng bức hoặc đe dọa về tâm lý để ép buộc người phụ nữ tham gia quan hệ tình dục ngồi ý muốn của mình, cho dù hành vi đó có thực hiện được hay khơng. Với cách định nghĩa như trên, nghiên cứu xác định các nhóm hành vi biểu hiện cho từng loại bạo lực như sau:
Bạo lực thể xác (Tát hoặc ném vật gây tổn thương; Đẩy, xơ, kéo tóc; Đánh, đấm bằng vật gây tổn thương; Đá, kéo lê, đánh đập tàn nhẫn; Bóp cổ, làm nghẹt thở, làm bỏng;sử dụng dụng cụ (súng, dao, kéo… hoặc các vũ khí khác) để gây đau đớn về thể chất, thương tích cho nạn nhân.
Bạo lực tâm lý, tình cảm (bạo lực tinh thần) (Khơng cho gặp gỡ, thăm nom bạn bè; Hạn chế tiếp xúc với gia đình cha mẹ đẻ; Muốn kiểm sốt ở đâu vào bất cứ lúc nào; Phớt lờ và cư xử lãnh đạm; Tức giận nếu thấy nói chuyện với người đàn ơng/phụ nữ khác; Thường nghi ngờ về lịng chung thuỷ; Kiểm sốt đi đâu phải xin phép.
Bạo lực tình dục (Dùng vũ lực cưỡng ép vợ/chồng phải quan hệ tình dục khi vợ /chồng khơng muốn; Đe dọa ép quan hệ tình dục trái mong muốn; Ép phải quan hệ tình dục với một người khác)
2.1.3. Giới tính và giới Giới tính
Theo Ann Oakley (1970), giới tính là “sự khác biệt sinh lý căn bản nhất giữa đàn ông và đàn bà, khác biệt về cơ quan sinh dục và những khả năng sinh sản” [Tony Bilton và cộng sự (1993:20), dẫn theo Hồng Bá Thịnh, 2016]. Điều 5, Luật bình đẳng giới (2007) xác định giới tính là khái niệm chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ.
Nhìn chung, giới tính là để chỉ những đặc điểm nhận dạng bên ngồi, hành vi tính dục và hành vi sinh sản đặc trưng sinh học của nam và nữ.
Giới
Có nhiều định nghĩa khác nhau về “giới”. Theo Tổ chức nông nghiệp và lương thực Liên Hợp Quốc (1997) định nghĩa “giới là mối quan hệ giữa nam và nữ cả về tri giác và thực thể. Giới không được xác định bởi yếu tố sinh học là đặc điểm tính dục của nam và nữ mà mặt khác, mang tính xã hội. Đó là quy luật tổ chức trung tâm của mọi xã hội, điều phối các quá trình sản xuất và tái sản xuất, tiêu thụ và phân phối”. Định nghĩa của FAO nhấn mạnh vào mối quan hệ, vai trò, khả năng tiếp cận các nguồn lực, phân công lao động, mong muốn và nhu cầu của nam và nữ, đồng thời nhấn mạnh sức ảnh hưởng to lớn của yếu tố giới đến mọi mặt của đời sống xã hội. Luật Bình đẳng giới 2007 xác định “giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội”
Theo Tổ chức y tế thế giới -WHO (2011), “giới là những đặc điểm mang tính xã hội của nam và nữ - chẳng hạn như những chuẩn mực, vai trò và mối quan hệ của và giữa những nhóm nam và nhóm nữ. Vấn đề giới khác nhau ở các xã hội khác nhau và có tính biến thiên. Khái niệm giới bao gồm 5 thành tố chính: tính liên hệ, tính thứ bậc, tính lịch sử, tính bối cảnh và tính thiết chế”.
2.1.4. Sức khỏe và hệ quả sức khỏe của BLVC
“Sức khỏe” là khái niệm được sử dụng thường xuyên trong đời sống xã hội và nhiều người cho rằng đây là khái niệm phổ thông “ai cũng biết”. Tuy nhiên, trên thực tế, để đưa ra một định nghĩa đúng và toàn diện về “sức khỏe” lại không hề đơn giản. Nhiều học giả đưa ra các định nghĩa “sức khỏe” khác nhau, trên cơ sở những góc nhìn khác nhau. Emile Durkheim phân biệt sức khỏe và bệnh tật như sau “sức khỏe là trạng thái mà một cơ thể có cơ hội đạt được mức tối đa, trong khi đó, bệnh tật, ngược lại, là tất cả những gì có thể làm giảm cơ hội đó” [Durkheim, 1994, dẫn theo Hồng Bá
của một cá nhân để thực hiện có hiệu quả vai trị và nhiệm vụ mà anh/cơ ta được xã hội hóa” [dẫn theo Iain Crinson, 2007]. Tổ chức Y tế Thế giới trong Tuyên ngôn Alma Ata năm 1978 định nghĩa “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội chứ không phải là chỉ là khơng có bệnh tật hay khuyết tật".
Theo đó, sức khỏe thể chất được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Sức khỏe thể chất tốt trước hết biểu hiện ở tình trạng khơng có bệnh tật hay tàn phế. Bên cạnh đó cịn có sức lực, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống được các yếu tố gây bệnh, khả năng chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Sức khỏe tinh thần là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tinh thần và tình cảm, biểu hiện ở cảm giác dễ chịu, cảm xúc vui tươi, thanh thản, những ý nghĩ lạc quan, ở những quan niệm sống tích cực; khả năng chống lại những quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh.
Sức khoẻ xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối quan hệ cá nhân biểu hiện ở khả năng hoà nhập xã hội tốt, được những ngưdời xung quanh đồng cảm, yêu mến, hài hòa với hệ giá trị, chuẩn mực của cộng đồng mà cá nhân sinh sống. Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội.
Luận án sẽ chỉ xét đến hai chiều cạnh của sức khỏe là sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh thần. Trong phạm vi hệ quả của bạo lực vợ chồng, sức khỏe thể chất được do bởi các thương tích; khả năng đi lại; khả năng thực hiện các hoạt động thông thường; cảm giác đau, khó chịu. Cịn sức khỏe tinh thần được đo bởi khả năng tập trung, ghi nhớ; các dấu hiệu rối nhiễu tâm trí; ý định và hành vi tự sát.
Trên cơ sở thao tác hóa các khái niệm nói trên, luận án xây dựng khung phân tích với các biến số như sau:
ĐIỀU KIỆN KT-VH-XH Cảm giác đau, khó chịu Khó khăn khi thực hiện hoạt động thơng thường Bạo lực tinh thần Bạo lực thể chất Bạo lực tình dục Khó khăn về đi lại Thương tích BẠO LỰC VỢ CHỒNG HỆ QUẢ SỨC KHỎE THỂ CHẤT SỨC KHỎE NẠN NHÂN BLVC HỆ QUẢ SỨC KHỎE TINH THẦN Ý nghĩ và hành vi tự sát Khả năng tập trung, ghi nhớ Điểm SRQ-20 Loại bạo lực Số loại bạo lực Giới tính Số tuổi
Số con, số lần mang thai
Cảm giác đau, khó chịu
2.2. Lý thuyết áp dụng
2.2.1. Tính đối xứng và bất đối xứng về giới
Vấn đề đối xứng về giới hay bất đối xứng về giới là trọng tâm của sự phân chia lý thuyết về bạo lực trong các mối quan hệ thân mật. Theo quan điểm bất đối xứng giới, mà đại diện tiêu biểu là các lý thuyết gia nữ quyền, nam giới có xu hướng gây nên bạo lực nhiều hơn nữ giới và nữ giới thường là nạn nhân của BLVC. Mặt khác quan điểm đối xứng giới cho rằng nam giới và nữ giới đều có nguy cơ trở thành nạn nhân BLVC như nhau và nữ giới cũng cũng có ý nghĩ và hành vi bạo lực tương tự như nam giới. Đối xứng giới hay bất đối xứng giới chính là bàn về sự ngang bằng hay không ngang bằng về mức độ bạo lực và khả năng trở thành nạn nhân của BLVC của nam giới và phụ nữ.
Theo Johnson (1996), cuộc tranh luận về đối xứng giới tập trung vào mức độ mà phụ nữ có khả năng trở thành thủ phạm của bạo lực trong các mối quan hệ tình cảm. Các nhà lý luận về bạo lực gia đình phần lớn ủng hộ quan điểm đối xứng về giới, khẳng định rằng phụ nữ, cũng giống như nam giới, đều sử dụng bạo lực trong những mối quan hệ tình cảm [Straus, Gelles, & Steinmetz, 1980]. Ở phe bên kia của cuộc tranh luận, nhiều nhà lý thuyết nữ quyền về cơ bản không đồng ý với đề xuất này. Thay vào đó, họ cho rằng bạo lực với đối tác tình cảm là khơng đối xứng và nam giới có nhiều khả năng sử dụng bạo lực trong các mối quan hệ tình cảm hơn phụ nữ, và nếu phụ nữ có sử dụng bạo lực, thì cũng chỉ có thể là vì mục đích tự vệ [Kurz, 1989; Yllo, 1993]. Để hiểu được nguyên do của cuộc tranh luận về đối xứng giới, vốn gắn chặt với phương pháp nghiên cứu, cần có một cái nhìn sâu hơn về các quan điểm của cả hai phe của vấn đề này.
Đại diện tiêu biểu của trường phái bất đối xứng giới là các nhà nữ quyền
Nói đến tính đối xứng và bất đối xứng giới, không thể không nhắc đến lý thuyết nữ quyền - chủ thuyết quan trọng trong nghiên cứu về giới, bạo
lực giới và cũng là đại diện cho phe ủng hộ tính bất đối xứng giới của bạo lực trong quan hệ tình cảm. Quan điểm nữ quyền tập trung vào mức độ mà những lực lượng xã hội như chế độ gia trưởng đóng góp vào việc tạo ra bạo lực đối với phụ nữ. Có nhiều định nghĩa khác nhau về chế độ gia trưởng, nhưng nơm na thì đó là “một hệ thống phân bậc quyền lực theo giới mà trong đó nam giới sở hữu quyền lực và đặc quyền kinh tế” [Eisenstein, 1980, tr.16]. Theo Cheyne và cộng sự (2000), các nhà nữ quyền được chia thành ba nhóm chính: nữ quyền tự do, nữ quyền xã hội và nữ quyền cấp tiến. Thuyết nữ quyền tự do dựa trên ý tưởng rằng các chính sách khơng nên có sự phân biệt giới và phụ nữ nên có quyền bình đẳng đối với các cơ hội nghề nghiệp cũng như trước luật pháp. Họ cho rằng chính sách và các hành vi trong xã hội cần được thay đổi để đảm bảo mọi phụ nữ đều có quyền tham gia vào các lĩnh vực của đời sống như đàn ông. Tuy nhiên, các nhà nữ quyền cấp tiến tranh luận rằng các khác biệt sinh học giữa nam và nữ là những lý do chính cho phân biệt trên cơ sở giới. Họ tin rằng xã hội nên có những thiết chế và dịch vụ riêng cho phụ nữ. Thuyết nữ quyền cấp tiến nhìn nhận vai trị của nhà nước tiêu cực hơn so với hai quan điểm nữ quyền còn lại. Cuối cùng, các nhà nữ quyền xã hội tuân thủ sát sao tư tưởng Karl Marx. Họ tin rằng bạo lực gia đình xuất hiện bởi sự áp bức phụ nữ do chủ nghĩa tư sản và chế độ gia trưởng mang lại. Do đó, họ khơng đồng tình với các nhà nữ quyền cấp tiến khi cho rằng áp bức không phải chỉ do khác biệt về sinh học mà còn do bản chất tự nhiên của xã hội tư bản hiện đại. Họ đề xuất rằng nếu xã hội phát triển lên chủ nghĩa xã hội, thì tất cả những áp bức với phụ nữ cũng chấm dứt.
Mặc dù có nhiều lý thuyết nữ quyền về bạo hành phụ nữ trong quan hệ tình cảm, hầu hết các lý thuyết này đều chia sẻ quan điểm chung rằng nam giới bạo hành phụ nữ để duy trì quyền lực và sự kiểm sốt với họ [Saunders, 1988]. Hầu hết những quan điểm nữ quyền đều nhất trí với nhau ở những điểm sau:
Giới, quyền lực và chế độ gia trưởng là những yếu tố lý giải chính cho bạo lực đối với phụ nữ
Những mối quan hệ tình cảm thay đổi theo thời gian và cần phải được hiểu đúng trong bối cảnh đó
Cần lắng nghe những trải nghiệm của phụ nữ để xây dựng một lý thuyết về bạo hành phụ nữ
Cần có các nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực liên quan