Các vấn đề sức khỏe của nạn nhân BLVC chia theo nhóm tuổi

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng những chiều cạnh sức khỏe (nghiên cứu trường hợp phường quảng tiến, thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa) (Trang 149 - 195)

Các vấn đề SK

Nhóm tuổi

Từ 21 đến 24 Từ 25 đến 39 Từ 40 đến 59 60 trở lên

Đi lại Số người 2 21 38 9

% trong khoảng tuổi 9,5 13,7 31,4 56,3 Hoạt động hông thường Số người 4 32 50 5 % trong khoảng tuổi 19 20,8 41,3 33,3 Đau, khó chịu Số người 9 66 68 11 % trong khoảng tuổi 56,3 44,6 55,7 68,8 Tập trung, ghi nhớ Số người 4 52 63 10 % trong khoảng tuổi 23,5 34,2 51,6 62,5 Bị rối nhiễu tâm trí Số người 5 21 22 0 % trong khoảng tuổi 33,3 13,7 18,6 0 Ý nghĩ tự tử Số người 1 17 13 1 % trong khoảng tuổi 6,7 11 10,8 6,7 Hành vi tự tử Số người 3 16 15 1 % trong khoảng tuổi 21,4 15 16,7 9,1

Như vậy, tuổi càng cao thì các vấn đề sức khỏe thể chất sẽ càng suy yếu rõ rệt. Thối hóa cơ, xương, khớp cùng các bệnh lý tuổi già khiến cho khả năng đi lại, vận động khó khăn, thường bị đau nhức, khó chịu. Khả năng tập trung, ghi nhớ dĩ nhiên cũng giảm sút. Tuy vậy, tuổi tác không làm gia tăng nguy cơ rối nhiễu tâm trí hay tự tử ở nạn nhân BLVC. Điều này cũng phàn ánh đúng một thực tế là “những người tìm đến đến tự tử thường là người trẻ tuổi, chỉ có một số ít là trẻ em và người cao tuổi” (Lê Thạch, 2018)

“Chỉ trong vòng ba ngày, từ ngày 3 đến 5-3, Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM tiếp nhận bốn cuộc điện thoại nhờ hỗ trợ nạn nhân cắt cổ tay , treo cổ tự tử . Đây là điều xảy ra bất thường , rất đáng quan tâm , báo động . Điều cần lưu ý là các trường hợp tự tử đa phần rơi vào độ tuổi rất trẻ, dưới 30 tuổi”. Sáng 6-3, BS Nguyễn Thắng Nhật Tuệ, Phó Trưởng phịng Điều hành Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM, đã cho biết như trên.” (Trích báo Dân trí, số ra ngày 11/03/2018)

Tuổi tác là một yếu tố gây suy giảm sức khỏe. Vậy, tuổi tác tác động đến sức khỏe của nạn nhân BLVC và những người chưa từng bị BLVC khác nhau ra sao? Để trả lời câu hỏi này, luận án so sánh hệ số tương quan khoảng tuổi với các vấn đề về khả năng đi lại, hoạt động thông thường, cảm giác đau, khó chịu, khả năng tập trung, chú ý, khoảng điểm SRQ-20, hành vi tự tử (đều là biến thứ bậc) ở hai nhóm nạn nhân BLVC và nhóm người chưa từng bị BLVC.

Bảng 5.6. So sánh tƣơng quan nhóm tuổi với một số vấn đề SK ở nhóm nạn nhân BLVC và nhóm ngƣời chƣa từng bị BLVC

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của luận án, 2016

Kết quả so sánh cho thấy, ở nhóm nạn nhân BLVC, tuổi tác có quan hệ tương quan thuận với tất cả các vấn đề sức khỏe trừ hành vi tự tử và hệ số tương quan tương đối cao. Trong khi đó, ở nhóm người chưa từng bị BLVC, khoảng tuổi chỉ có mối quan hệ với khó khăn trong việc đi lại, hoạt động và khả năng tập trung, ghi nhớ.

Như vậy, sự khác biệt về tình trạng sức khỏe theo khoảng tuổi ở hai nhóm nạn nhân BLVC và chưa từng bị BLVC thể hiện ở ba vấn đề sức khỏe là bị đau, khó chịu, khoảng điểm SRQ-20 và việc từng thử tự tử. Luận án tính

Từng bị BLVC Gặp vấn

đề về khả năng đi lại

Gặp vấn đề trong việc thực hiện hoạt động thông thường Bị đau hay khó chịu Gặp vấn đề với trí nhớ hoặc khả năng tập trung, chú ý Khoảng điểm SRQ- 20 Từng thử kết thúc cuộc sống Không Hệ số tương quan .249** .259** 0,075 .195* 0,007 -.036 Sig. (2-tailed) .005 .004 0,187 .031 0,898 .721 N 124 121 122 122 121 122 Có Correlation Coefficient .277** .215** 0,321** .231** 0,198* .026 Sig. (2-tailed) .000 .000 0,000 .000 0,032 .692 N 312 312 308 309 308 309

toán hệ số z(obs) để xem xét liệu sự khác biệt hệ số tương quan của hai nhóm trên có ý nghĩa thống kê hay không. Do phần mềm xử lý số liệu thống kê khơng hỗ trợ nên việc tính tốn hệ số z hồn tồn thủ cơng.

Bảng 5.7. Hệ số z(obs) của so sánh tƣơng quan nhóm tuổi với một số vấn đề SK giữa nhóm nạn nhân BLVC và nhóm ngƣời chƣa từng bị

BLVC

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của luận án, 2016

Thấy rằng, hệ số z(obs) của các biến “cảm giác đau khó chịu” và “khoảng điểm SRQ-20” khơng nằm trong khoảng {-1,96;1,96} nên có thể kết luận sự khác biệt về hệ số tương quan của hai nhóm ở các biến này có ý nghĩa thống kê. Mặt khác, z(obs) của biến hành vi tự tử nằm trong khoảng {- 1,96;1,96} nên sự khác biệt hệ số tương quan của hai nhóm ở hành vi tự tử khơng có ý nghĩa thống kê.

Như vậy, tuổi tác, theo lẽ tất nhiên, có tác động tiêu cực đến sức khỏe con người, nhưng với nhóm nạn nhân BLVC, tuổi tác sẽ có tác động khác biệt so với nhóm người chưa từng bị BLVC. Cụ thể, những nạn nhân BLVC ở nhóm tuổi càng cao thì càng có nhiều nguy cơ bị đau, khó chịu hoặc xuất hiện nhiều dấu hiệu rối nhiễu tâm trí. Trong khi đó, ở nhóm người chưa từng bị BLVC không cho thấy các nguy cơ này.

Từng bị BLVC Bị đau hay khó chịu Khoảng điểm SRQ-20 Từng thử kết thúc cuộc sống Không r1 0,075 0,007 -.036 N1 122 121 122 Có r2 0,321** 0,198* .026 N 308 303 309 z(obs) -2,47 -9,62 1,202

5.3. Ảnh hƣởng của số con và số lần mang thai đến sức khỏe phụ nữ là nạn nhân BLVC

Thiên chức sinh nở của người phụ nữ cũng mang lại cho họ những rủi ro về sức khỏe như tử vong khi mang thai, sinh con, sức khỏe giảm sút sau sinh, bệnh lý tiền và hậu mãn kinh. Một thực tế đáng buồn là tỷ lệ tử vong mẹ (số bà mẹ chết trên 100.000 ca sinh sống) vẫn tương đối cao, đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Năm 2005, có 536/100.000 phụ nữ chết vì các nguyên nhân liên quan đến thai sản, đến năm 2015, con số này là 239/100.000 ca [UNICEF (2014), dẫn theo VOV (2015)], trong đó 99% số ca diễn ra tại các nước đang phát triển. Tại Việt Nam, những năm đầu thập niên 1980, tỷ số tử vong khi sinh nở là 250/100.000 ca, đến năm 2012, con số ấy vẫn ở mức cao là 75/100.000 ca, cao gấp 5 lần so với các nước phát triển (tỷ lệ sản phụ tử vong ở các nước phát triển như Anh, Mỹ… trung bình 14/100.000 ca). Những nguyên nhân chủ yếu trực tiếp gây tử vong mẹ bao gồm sản giật (41%); tiền sản giật (21,3%); nhiễm khuẩn sản khoa (16,6%); phá thai không an toàn (11,5%) (Võ Tuấn, 2012). Bên cạnh yếu tố cơ địa, sức khỏe bệnh nhân thì chăm sóc, điều trị y tế đối với sản phụ cũng góp phần quan trọng trong tỷ lệ tử vong mẹ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Thai sản đương nhiên không phải là bệnh tật nhưng có thể được kiểm sốt rủi ro nhờ can thiệp y tế như kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc trong q trình mang thai, sau sinh và sau nạo phá thai. Ở các quốc gia đang phát triển, nơi dân trí cịn thấp, điều kiện kinh tế khó khăn, hệ thống y tế nghèo nàn, thiếu trang thiết bị đảm bảo chất lượng, trình độ y bác sĩ cịn nhiều hạn chế, q trình mang thai và sinh nở của người phụ nữ rủi ro hơn rất nhiều, và đây cũng là lí do khiến cho tỉ lệ tử vong của thai phụ và sản phụ ở các quốc gia này cao vượt trội so với các nước phát triển.

Bên cạnh những rủi ro trong quá trình mang thai và sinh con như đã nêu ở trên, hai yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe của người phụ nữ là việc

mang thai nhiều lần và sinh con nhiều lần. Thế nhưng, nếu như những ảnh hưởng tiêu cực của các rủi ro, tai biến trong lúc mang thai và sinh con đến sức khỏe người phụ nữ đã được cơng nhận qua các bằng chứng khoa học thì kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của việc mang thai và sinh con nhiều lần đến sức khỏe phụ nữ vẫn còn nhiều tranh cãi. Với giả thuyết là việc mang thai và sinh con nhiều lần có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe phụ nữ về lâu về dài, các nghiên cứu khác nhau thu được các kết quả khác nhau. Chẳng hạn, theo nghiên cứu của Grundy và Tomassini (2005) đối với phụ nữ tại Anh cho thấy những phụ nữ có từ 5 con trở lên, thậm chí có kiểm sốt về khoảng cách giữa các lần sinh, vẫn có khả năng cao bị các hạn chế về sức khỏe thể chất; nghiên cứu của Kington và cộng sự (1997) phát hiện ra rằng phụ nữ với trên 6 đứa con có tỷ lệ bị các vấn đề sức khỏe thể chất cao hơn so với những người có từ 3 đến 5 con. Mặt khác, các nghiên cứu khác như nghiên cứu của Moen và cộng sự (1992) khơng thấy có mối liên hệ giữa số con với các hạn chế về vận động như đi lên xuống cầu thang, làm việc nặng trong nhà hay nghiên cứu của Sudha và cộng sự (2006) khơng tìm thấy bằng chứng về mối liên hệ giữa việc đông con với chứng trầm cảm về sau. Nghiên cứu của Spence (2008) cũng cho thấy số con khơng có mối liên hệ với các vấn đề sức khỏe và thể chất ở phụ nữ. Sự khác biệt về kết quả nghiên cứu có thể được lý giải là do khác biệt về cách đo lường hoặc khác biệt về văn hóa và xã hội giữa các địa bàn nghiên cứu.

Trong luận án này, tác giả cũng bước đầu tìm hiểu mối liên hệ tương quan giữa số con và số lần mang thai với một số vấn đề sức khỏe đã được chứng minh là có liên hệ với BLVC bao gồm khó khăn về đi lại; hoạt động thông thường; khả năng tập trung, ghi nhớ; cảm giác đau, khó chịu; ý nghĩ tự tử và thời gian phục hồi sau lần bạo hành gần nhất ở nhóm phụ nữ là nạn nhân BLVC. Đồng thời, luận án cũng so sánh hệ số tương quan nói trên giữa nhóm nạn nhân BLVC và nhóm người chưa từng bị BLVC.

Luận án chia số lần mang thai của nạn nhân BLVC thành 4 khoảng “từ 0 đến 1”; “từ 2 đến 4”; “từ 5 đến 7” và “từ 8 đến 11 lần” để chạy tương quan Spearman khoảng số lần mang thai với một nhóm biến các vấn đề sức khỏe.

Bảng 5.8. Tƣơng quan giữa số lần mang thai với một số vấn đề sức khỏe của nạn nhân BLVC và ngƣời chƣa từng bị BLVC

Các biến đưa vào xét tương quan

Hệ số tương quan Spearman (Sig.)

Chưa từng bị BLVC Từng bị BLVC

Gặp vấn đề về khả năng đi lại 0,255*

(0,025)

0,231** (0,001) Gặp vấn đề trong thực hiện hoạt

động thông thường

0,252* (0,03)

0,157* (0,024)

Bị đau hay khó chịu 0,063

(0,368) 0,325** (0,04) Gặp vấn đề với trí nhớ hoặc khả năng tập trung, chú ý 0,079 (0,5) 0,123 0,08 Có thử kết thúc cuộc sống 0,132 (0,325) 0,14 0,076 Phục hồi sau lần bạo hành gần nhất 0,231*

(0,027

0,000 (1) *. Tương quan có nghĩa với mức ý nghĩa 0,05

**. Tương quan có nghĩa với mức ý nghĩa 0,01

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của luận án, 2016

Kết quả cho thấy, ở nhóm phụ nữ là nạn nhân BLVC, có 4 vấn đề sức khỏe có mối quan hệ với số lần mang thai của nạn nhân BLVC bao gồm “khó khăn trong việc đi lại (sig = 0,001; hệ số tương quan = 0,231); “khó khăn trong việc thực hiện hoạt động thường ngày” (sig = 0,024; hệ số tương quan =

0,157); “bị đau hay khó chịu” (sig=0,04; hệ số tương quan=0,325) và “thời gian phục hồi sau lần bạo hành gần nhất” (sig = 0,000; hệ số tương quan = 1). Đây đều là những mối tương quan thuận tương đối chặt, có nghĩa là nếu một người từng bị BLVC mang thai càng nhiều lần thì chị ta sẽ có càng nhiều khó khăn về đi lại, thực hiện hoạt động thông thường, thường bị đau, khó chịu và thời gian hồi phục sau lần bạo hành cũng lâu hơn. Đối với nhóm phụ nữ chưa từng bị BLVC thì thấy rằng, chỉ có hai biến thể hiện tương quan với số lần mang thai chỉ khi có yếu tố BLVC xuất hiện là “cảm giác đau, khó chịu” và “thời gian hồi phục sau lần bạo hành gần nhất”.

Tương tự, với biến “số con”, luận án cũng chia thành 4 khoảng “0 đến 1”; “2 đến 4”; “5 đến 7” và “8 đến 11”, kết quả tương quan Spearman giữa biến khoảng số con và và các biến thứ bậc “khó khăn về vấn đề đi lại”; “gặp vấn đề về trí nhớ hoặc khả năng tập trung, chú ý” và “thời gian phục hồi sau lần bạo hành gần nhất” ở các nạn nhân BLVC cho thấy mối tương quan thuận với mức ý nghĩa và hệ số tương quan lần lượt là (0,005; 0,160); (0,001; 0,191) và (0,009; 0,207). Mặt khác, giữa số con và việc từng thử tự tự có mối tương quan nghịch yếu với sig=0,035; hệ số tương quan=-0,144. Điều này có nghĩa là nếu một phụ nữ là nạn nhân BLVC có càng nhiều con (sinh nở thành cơng càng nhiều lần) thì chị ta càng có nguy cơ gặp khó khăn về đi lại, khả năng tập trung, chú ý, thời gian hồi phục sau lần bạo hành sẽ lâu hơn, tuy nhiên những người này lại ít có khả năng có hành vi tự tử hơn so với những người sinh ít con. Điều này cho thấy số con ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người phụ nữ nhưng lại là yếu tố bảo vệ họ khỏi ý định và hành vi tự sát. Trách nhiệm đối với con cái rõ ràng là ràng buộc rất lớn, đặc biệt là đối với phụ nữ Việt Nam.

Bảng 5.9. Tƣơng quan số con với một số vấn đề sức khỏe của nạn nhân BLVC và ngƣời chƣa từng bị BLVC

Các biến đưa vào xét tương quan

Hệ số tương quan Spearman (Sig.)

Từng bị BLVC Chưa từng bị BLVC

Gặp vấn đề về khả năng đi lại 0,160**

(0,005)

0,241** (0,007)

Gặp vấn đề trong việc thực hiện hoạt động thông thường

0,067 (0,244)

0,18 (0,05)

Bị đau hay khó chịu 0,070

(0,232)

0,161 (0,078)

Gặp vấn đề với trí nhớ hay khả năng tập trung, chú ý 0,191** (0,001) 0,122 (0,186) Có thử kết thúc cuộc sống -0,144* (0,035) -0,76 (0,453)

Phục hồi sau lần bạo hành gần nhất 0,207** (0,009)

0,369 (0,237) *.Tương quan có nghĩa với mức ý nghĩa 0,05

**. Tương quan có nghĩa với mức ý nghĩa 0,01

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của luận án, 2016

Khi so sánh số liệu tương quan của số con với các vấn đề sức khỏe ở hai nhóm nạn nhân BLVC và người chưa từng bị BLVC, thấy rằng, có sự khác biệt khá rõ rệt. Ở nhóm người là nạn nhân BLVC, số con có mối liên hệ với khó khăn trong hoạt động thơng thường, vấn đề về trí nhớ, tập trung, hành vi tự tử và thời gian hồi phục sau lần bạo hành gần nhất. Trong khi đó, ở

nhóm người chưa từng bị BLVC, các biến này khơng có mối quan hệ có ý nghĩa với nhau. Như vậy, với những phụ nữ chưa từng bị BLVC, việc sinh con nhiều hay ít khơng có liên hệ gì với các vấn đề sức khỏe nêu trên trong khi với phụ nữ bị BLVC, các vấn đề SK có xu hướng tăng và hành vi tự tử có xu hướng giảm.

Như vậy, những người phụ nữ bị BLVC càng mang thai nhiều lần sẽ càng có nguy cơ bị “cảm giác đau, khó chịu” và “thời gian hồi phục sau lần bạo hành gần nhất” lâu hơn; và càng sinh con nhiều lần càng có nguy cơ “gặp khó khăn trong hoạt động thơng thường”, “khó khăn trong khả năng tập trung, ghi nhớ”, thời gian hồi phục sau bạo hành lâu hơn và tự tử ít hơn. Trong khi đó, ở những người phụ nữ khơng phải nạn nhân BLVC không cho thấy những nguy cơ này.

Tiểu kết chƣơng 5

Chương 5 phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hệ quả sức khỏe ở nạn nhân BLVC bao gồm giới tính, độ tuổi, số con và số lần mang thai.

Nam và nữ có sự khác biệt về thể chất và những đặc trưng sinh học quy định cho họ những dạng bệnh tật khác nhau, mức độ bị tổn thương do BLVC cũng do đó mà khác nhau.Có sự khác biệt giữa nam và nữ về hệ quả sức khỏe

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng những chiều cạnh sức khỏe (nghiên cứu trường hợp phường quảng tiến, thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa) (Trang 149 - 195)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)