Một số vấn đề SKTT khá cở nạn nhân BLVC

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng những chiều cạnh sức khỏe (nghiên cứu trường hợp phường quảng tiến, thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa) (Trang 123 - 126)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Hệ quả sức khỏe tinh thần

4.2.3. Một số vấn đề SKTT khá cở nạn nhân BLVC

Mặt khác, cũng có sự khác biệt khá rõ rệt về khả năng tập trung, ghi nhớ giữa nhóm nạn nhân BLVC và nhóm người chưa từng bị BLVC trong đời. Cụ thể, chỉ có 7,5% số người chưa từng bị bạo lực có một vài hoặc nhiều

vấn đề về khả năng tập trung, ghi nhớ, trong khi đó tỷ lệ này ở nhóm nạn nhân BLVC là 50,4%. Thêm vào đó, có tới 48,1% những người bị bạo lực thể chất và tình dục trong 12 tháng qua (50 trường hợp) có vấn đề về khả năng tập trung, ghi nhớ. Kiểm định Pearson Chi-square có ý nghĩa (sig=0,014, hệ số Phi&Cramer’V=0,112) cho thấy có mối quan hệ giữa việc từng bị bạo lực trong 12 tháng với những khó khăn về tập trung, ghi nhớ trong cùng khoảng thời gian. Kết quả tương quan Spearman cũng cho thấy mối liên hệ tương quan thuận yếu (hệ số tương quan nằm trong khoảng {0,1;0,2}) giữa tần suất tát hoặc ném vật gây tổn thương, tần suất đẩy, xơ, kéo tóc, tần suất đánh, đấm, đánh bằng vật gây tổn thương và tần suất đá, kéo lê, đánh đập tàn nhẫn với những khó khăn trong khả năng tập trung, ghi nhớ. Với những số liệu trên, có thể đủ cơ sở để kết luận có mối liên hệ giữa việc bị BLVC với những khó khăn trong tập trung, ghi nhớ ở nạn nhân.

Cảm giác đau, khó chịu vốn vẫn được coi là một vấn đề sức khỏe thể chất. Tuy vậy, trên thực tế, những vấn đề sức khỏe tâm thần cũng có thể gây nên chứng đau tâm lý, tức là cảm giác đau, khó chịu khơng thể xác định được dựa trên khám lâm sàng hoặc cận lâm sàng do không cho thấy bằng chứng tổn thương thực tổn hoặc tổn thương cơ quan không tương xứng với mức độ triệu chứng đau, và từ đó, ảnh hưởng đến khả năng đi lại, hoạt động của người bệnh. Theo Nguyễn Hoàng Điệp và Nguyễn Thị Duyên (2017), cơ chế tâm sinh lí của đau tâm lí được giả thuyết là do sức ép dai dẳng từ những cảm giác tiêu cực như giận dữ; lo sợ; bị chèn ép… đang diễn tiến hoặc trong quá khứ cộng với việc khi xuất hiện đau người bệnh có xu hướng phỏng đốn do một căn nguyên nào đó…. từ đó, càng gây ức chế tâm lý, làm xáo trộn hệ thần kinh trung ương, đặc biệt là hệ thần kinh tự động làm co mạch khiến máu lưu thông kém đến các vùng có liên quan, khiến một số cơ, thần kinh hoặc dây chằng ở những vùng đó bị thiếu oxy và tạo nên cảm giác đau đớn. Các chứng đau tâm lý hay gặp là đau đầu, đau ngực, đau lưng, có ảnh hưởng khơng nhỏ đến khả năng đi lại, hoạt động thông thường của người bệnh. Tuy vậy, đau tâm lý chỉ xuất hiện cùng với

bệnh lý thần kinh, bởi thế trong luận án sẽ chỉ kiểm định các vấn đề sức khỏe thể chất ở những nạn nhân BLVC có điểm SRQ-20≥8.

Trong số 48 trường hợp từng bị BLVC và có điểm SRQ-20≥8, có 35,4% có khó khăn trong việc đi lại; 52,1% có khó khăn trong thực hiện hoạt động thơng thường và 83% bị đau hoặc khó chịu trong vịng 12 tháng trước thời điểm nghiên cứu. Trong nhóm nạn nhân BLVC, xác định được mối quan hệ có ý nghĩa giữa điểm SRQ-20≥8 và cảm giác đau, khó chịu (Pearson Chi square=0,00; hệ số Phi&Cramer’sV=0,315). Điều này có nghĩa là, khi những nạn nhân BLVC bị rối nhiễu tâm trí, họ nhiều khả năng sẽ bị cảm giác đau, khó chịu.

Đối với việc sử dụng các một số loại thuốc của nạn nhân BLVC, hầu hết nạn nhân BLVC không sử dụng các loại thuốc an thần, giảm đau, điều trị tâm thần thất vọng trong vịng 12 tháng tính đến thời điểm khảo sát

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của luận án, 2016

Loại thuốc được sử dụng nhiều nhất là thuốc giảm đau, tiếp đến là thuốc an thần, thuốc ngủ và cuối cùng là các loại thuốc điều trị tâm thần thất vọng. Tần suất sử dụng các loại thuốc chủ yếu là dùng 1 lần. Kết quả điều tra của luận án giống với kết quả nghiên cứu của Duvvury và cộng sự (2012),

Bảng 4.11. Thống kê số lần sử dụng một số loại thuốc ở nạn nhân BLVC trong vòng 12 tháng trở lại đây

Thuốc an thần, dễ ngủ

Thuốc giảm đau Thuốc điều trị rối loạn tâm thần, thất vọng Trung bình 1,42 1,67 1,07 Mode 1 1 1 Giá trị nhỏ nhất 1 1 1 Giá trị lớn nhất 4 4 4

trong đó, loại thuốc được nạn nhân BLVC sử dụng nhiều nhất trong vòng 4 tuần trước thời điểm khảo sát là thuốc giảm đau (31%); tiếp đến là thuốc an thần (6,4%) và cuối cùng là thuốc điều trị tâm thần thất vọng (0,9%). Đối với nhóm người có ít nhất 1 dấu hiệu rối nhiễu tâm trí (SRQ-20≥1), số lần sử dụng thuốc giảm đau là 1,67 lần; thuốc an thần/thuốc ngủ là 1,42 lần và thuốc điều trị rối loạn tâm thần, thất vọng là 1,07 lần; phần lớn người được hỏi trong nhóm này lựa chọn khơng sử dụng loại thuốc nào (mode = 1).

Nhìn chung, BLVC cũng có mối liên hệ với những vấn đề sức khỏe tâm thần như giảm khả năng tập trung, ghi nhớ và cảm giác đau, khó chịu.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng những chiều cạnh sức khỏe (nghiên cứu trường hợp phường quảng tiến, thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa) (Trang 123 - 126)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)