Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Quảng Tiến là phường nằm ở cực Tây của thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, phía Đơng giáp phường Quảng Cư, phía Nam giáp phường Trung Sơn, phía Tây giáp phường Quảng Châu, thành phố Sầm Sơn và phía Bắc giáp sơng Mã, xã Hoằng Châu, Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hố. Tổng diện tích tự nhiên 328,77 ha, trong đó chủ yếu là đất dân cư. Hiện nay trên địa bàn phường, số nhân khẩu là 19.361 khẩu với số hộ là 4.118 hộ.
Về lịch sử hình thành, năm 1981, phường Quảng Tiến, tiền thân là xã Quảng Tiến, là một trong 4 xã đầu tiên trực thuộc thị xã Sầm Sơn, huyện Quảng Xương. Ngày 08/12/2009, xã Quảng Tiến chuyển thành phường Quảng Tiến, trực thuộc thị Xã Sầm Sơn. Ngày 19 tháng 4 năm 2017, thị xã Sầm Sơn chuyển thành thành phố Sầm Sơn theo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, với 44,94 km2 diện tích tự nhiên và 150.902 nhân khẩu. Thành phố Sầm Sơn có 11 đơn vị hành chính gồm 8 phường: Bắc Sơn, Quảng Châu, Quảng Cư, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Tiến, Trung Sơn, Trường Sơn và 3 xã Quảng Đại, Quảng Hùng, Quảng Minh [Cổng thông tin điện tử thị xã Sầm Sơn, 2017]. Vào thời điểm tiến hành khảo sát của luận án, phường Quảng Tiến vẫn là đơn bị trực thuộc thị Xã Sầm Sơn, bởi thế bảng hỏi được thiết kế để phù hợp với đặc điểm này của địa bàn. Đến thời điểm hoàn thiện báo cáo thì có sự thay đổi về đơn vị hành chính: thị xã Sầm Sơn trở thành thành phố Sầm Sơn, bởi thế luận án cũng có những điều chỉnh để phù hợp với tình hình địa phương.
Phường đã làm tốt công tác y tế dự phịng, thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng khơng để dịch bệnh xảy ra trên địa bàn phường. Công tác khám chữa bệnh ban đầu cho nhân dân được quan tâm đúng mức. Cơng tác dân số kế hoạch hóa gia đình cũng được chú trọng. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ở mức 1.19%. Trong năm 2016, số sinh là 223 trường hợp, số tử là 62 trường hợp. Số lượng gia đình đạt gia đình văn hóa là 3.397/4.118 hộ, chiếm 83% số hộ tồn phường. Tồn phường có 11/11 khu phố, 5/5 đơn vị nhà trường và cơ quan phường khai trương và được công nhận là đơn vị văn hóa các cấp. Phường vẫn đang tiếp tục triển khai chỉ thị số 10-CT/TU, ngày 15/08/2014 của BTV Thị ủy về việc “Tăng cường thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang, lễ hội”.
Quảng Tiến là mảnh đất có truyền thống hiếu học, phong cảnh hữu tình, trên bến, dưới thuyền; kinh tế chủ yếu là khai thác đánh bắt hải sản và chế biến hải sản xuất khẩu. Tổng số phương tiện tàu cá của phường, tính đến năm 2016 là 243 chiếc với tổng công suất là 57000CV. Số lao động trực tiếp đi sản xuất khai thác là 2080 lao động. Vốn đầu tư cho phương tiện và trang thiết bị nghề cá là trên 260 tỷ đồng. Bên cạnh đó, phường cũng đạt tổng giá trị nông nghiệp và chăn nuôi ước đạt 7.5 tỷ đồng. Với địa thế giáp biển, phường Quảng Tiến cũng tập trung khai thác thế mạnh dịch vụ, thương mại và du lịch. Trên 30 cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá đã giải quyết việc làm cho 400 đến 600 lao động có việc làm và thu nhập ổn định. Trong những tháng hè (mùa du lịch), số lao động Quảng Tiến làm thời vụ ở thành phố Sầm Sơn khoảng 200 đến 300 lao động. Hiện có khoảng 100 lao động đang làm việc tại tập đồn FLC. Tính đến giữa năm 2016, tổng thu nhập toàn phường ước đạt 347.5 tỷ đồng, bằng 59,8% kế hoạch năm; thu nhập bình quân đầu người đạt 2.9 triệu đồng/người/tháng. Với đà phát triển kinh tế mạnh mẽ, tỷ lệ hộ nghèo toàn phường hiện nay là 389 hộ, chiếm 9,22%; hộ cận nghèo là 400 hộ, chiếm 9,26%. Trong 6 tháng đầu năm 2016, phường đã xây dựng được 02 căn nhà tình nghĩa cho hộ nghèo.
Về công tác giáo dục, tại Quảng Tiến hiện nay có 4 trường tiểu học và THCS. Số học sinh của 4 trường hiện là 2880 em/80 lớp với 166 giáo viên. Trên địa bàn phường có số học sinh thi đậu đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp là 118 em; số học sinh giỏi cấp tỉnh là 12 em; học snh giỏi cấp thành phố là 78 em. Tỷ lệ học sinh hồn thành chương trình tiếu học, THCS đạt tốt nghiệp là 98,4% [Đảng ủy phường Quảng Tiến, 2016].
Quảng Tiến có nhiều di tích trong đó di tích đền Cá lập được xếp hạng Quốc gia, đền Cá lập mang đậm nét văn hoá của cư dân vùng biển với ước nguyện mưa thuận, gió hồ để bà con trong vùng ra khơi, vào lộng bình yên với thuyền về đầy ắp cá tơm. Bên cạnh tín ngưỡng dân gian, Quảng Tiến cịn có Chùa Khải Nam là ngơi chùa cổ đang được trùng tu, tôn tạo; sau khi hoàn thành, Chùa sẽ được Giáo hội chọn đặt Trụ sở của Ban đại diện Phật giáo Sầm Sơn. Nhà thờ Quảng Tiến là địa điểm dặt trụ sở của Giáo xứ Hải Lập, là nơi tín đồ, bà con giáo dân hành lễ thể hiện ước nguyện về cuộc sống ngày một ấm no. Lễ hội Cầu Ngư, Bơi chải là lễ hội lớn hàng năm của cư dân vùng này, Lễ là cầu nối giữa thế giới thực tại với thần linh theo quan niệm của cư dân vùng biển với ước mong mùa mùa bội thu, cá tôm đầy thuyền. Lễ hội đã được nâng cấp thành Lễ hội cấp thị. Ngồi ra, Quảng Tiến cịn khá nhiều di tích gắn chặt với tín ngưỡng dân gian của địa phương như đền Hới…
Với lợi thế khai thác hải sản, Quảng Tiến đang trên đà phát triển nhanh chóng. Tuy nhiên, song song với sự phát triển thì địa phương cũng vẫn còn một số hạn chế. Thứ nhất, tuy nghề cá sản lượng đánh bắt đạt kế hoạch nhưng giá trị hàng hóa thấp, chi phí đánh bắt lớn, nên thu nhập của ngư dân nghề cá không cao. Hiện một số nhân dân và ngư dân còn đi lao động chưa hợp pháp tại Trung Quốc với sô lượng là 218 người. Thứ hai, công tác quản lý quy hoạch, quản lý xây dựng, quản lý về vệ sinh mơi trường cịn hạn chế và gặp nhiều khó khăn, một số hộ dân khi xây dựng còn đổ nguyên vật liệu ra đường, còn thải nước thải ra môi trường. Tiến độ xây dựng cơng sở phường cịn
chậm. Thứ ba, các tệ nạn xã hội như sử dụng ma túy, cờ bạc, số đề, buôn bán vật liệu nổ vẫn còn xảy ra trên địa bàn; tình trạng cho vay nặng lãi, chơi phường, hụi, mất khả năng thanh toán là những yếu tố gây mất trật tự an ninh tại phường [Đảng ủy phường Quảng Tiến, 2016].
Vào thời điểm khảo sát của luận án (tháng 7 năm 2016), địa bàn nghiên cứu là phường Quảng Tiến, trực thuộc thị xã Sầm Sơn, tức là thuộc khu vực nông thôn. Đến tháng 4 năm 2017, thị xã Sầm Sơn được công nhận là thành phố Sầm Sơn và về mặt hành chính, phường Quảng Tiến hiện là khu vực thành thị. Tuy vậy, địa bàn này vẫn mang những nét đặc trưng của khu vực nơng thơn Thanh Hóa.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng và phương pháp nghiên cứu định tính trong xã hội học bao gồm phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp điều tra xã hội học.
2.4.1. Phân tích tài liệu
Luận án thu thập các tài liệu học thuật như bài báo khoa học, giáo trình, sách chuyên khảo, nghiên cứu liên quan đến bạo lực gia đình, bạo lực với đối tác tình cảm, bạo lực vợ chồng, bạo lực đối với phụ nữ... để định hình đề cương nghiên cứu, xây dựng phần tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài. Ngoài ra, luận án cũng tham khảo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của địa phương, số liệu của tổng cục thống kê cùng các số liệu điều tra liên quan trong q trình phân tích kết quả điều tra. Một tài liệu đặc biệt quan trọng được sử dụng xuyên suốt trong luận án là cuộc điều tra quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ do Việt Nam và Liên Hợp Quốc phối hợp thực hiện năm 2010. Khơng chỉ kế thừa có bổ sung, chỉnh sửa bảng hỏi của cuộc điều tra này, luận án còn tiến hành so sánh với một số dữ liệu tương tự giữa hai nghiên cứu nhằm tìm hiểu sự thay đổi của vấn đề nghiên cứu trong khoảng thời gian 7 năm (từ 2010 đến 2017)
2.4.2. Phỏng vấn sâu
Đề tài đã tiến hành 15 phỏng vấn sâu (PVS) ở 3 nhóm đối tượng, bao gồm 12 PVS nạn nhân BLVC, trong đó có 02 trường hợp nạn nhân bị BLVC ở mức độ nghiêm trọng; 01 PVS cán bộ y tế tuyến phường; 01 PVS đại diện nhà tạm lánh cho nạn nhân BLVC tại địa phương và 01 cán bộ phường.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu sử dụng công cụ điều tra là bảng hỏi được thiết kế bởi nghiên cứu sinh có tham khảo bảng hỏi của cuộc điều tra quốc gia về bạo lực gia đình đối với phụ nữ do Việt Nam và Liên Hợp Quốc phối hợp thực hiện năm 2010.
Cụ thể, trong bảng hỏi của luận án có tham khảo mục 4 về “Thực trạng bạo lực gia đình”; mục 5 về “Thương tích do bạo lực gia đình”; và mục 6 về “Tình hình sức khỏe và sức khỏe sinh sản” của bảng hỏi điều tra nghiên cứu quốc gia về bạo lực gia đình với phụ nữ ở Việt Nam 2010. Các câu hỏi được bố trí theo trình tự phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án và hướng tới làm rõ các chỉ báo được đưa ra ở khung phân tích của luận án.
Ngồi ra, với mục đích đánh giá chiều cạnh sức khỏe tâm thần ở nạn nhân BLVC, luận án cũng sử dụng bảng hỏi gồm 20 câu hỏi tự trả lời (SRQ- 20) do tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng để đo lường sức khỏe tâm thần và sàng lọc rối nhiễu tâm trí. Đây là một cơng cụ điều tra có độ tin cây cao và được áp dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước.
* Quy trình chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được lựa chọn theo phương
pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Lập danh sách 11 tổ dân phố của phường (danh sách được UBND phường cung cấp), mỗi tổ dân phố dự định chọn 50 mẫu. Lập danh sách các hộ gia đình của từng tổ dân phố (danh sách được tổ trưởng tổ dân phố cung cấp). Tính tốn bước chọn k = n/N*100 tức là 550/19361*100 ≈ 3. Từ bảng kê nhân khẩu theo hộ của danh sách mẫu, lọc những khách thể chưa kết hơn sau đó chọn ngẫu nhiên đối tượng được hỏi
theo bước nhảy k, xuất phát từ số thứ tự được lựa chọn ngẫu nhiên trong từng danh sách (Ví dụ: danh sách khu phố 1, bắt đầu từ số thứ tự 5; danh sách khu phố 2 từ số thứ tự 11...). Điều tra được tiến hành trong vòng 1 tuần. Với những khách thể được lựa chọn nhưng điều tra viên khơng tiếp cận được thì sẽ được thay thế bởi khách thể có đặc điểm tương tự.
Sau quá trình điều tra và làm sạch dữ liệu, mẫu nghiên cứu cuối cùng bao gồm 520 người có hộ khẩu và sinh sống tại địa phương, đã lập gia đình và đầy đủ năng lực hành vi trong độ tuổi từ 18 đến 80. Cơ cấu mẫu như sau:
Bảng 2.1. Cơ cấu mẫu khảo sát
Các đặc điểm nhân khẩu xã hội Số người Tỷ lệ (%)
Giới tính Nam 178 34,2 Nữ 342 65,8 Tuổi Từ 21 đến 24 tuổi 40 7,8 Từ 25 đến 39 tuổi 241 46,8 Từ 40 đến 59 tuổi 202 39,2 Từ 60 tuổi trở lên 32 6,2 Học vấn Không đi học 8 1,5 Tiểu học 104 20 THCS 197 38 THPT 110 21,2 Sơ cấp/ trung cấp/ học nghề 43 8,3 Cao đẳng/đại học 53 10,2 Sau đại học 4 0,8 Nghề nghiệp Nội trợ 109 21 Làm ruộng 25 4,8 Chăn nuôi 7 1,3 Đánh bắt cá 44 8,5
Nuôi trồng thủy hải sản 4 0,8
Bán hàng 150 28,8
Thợ thủ cơng có kỹ thuật, thợ kỹ
thuật khác 47 9,0
Làm việc tại văn phòng 35 6,7 Lao động giản đơn 34 6,5
Khác 65 12,5
Tình trạng hơn nhân Đang có vợ/chồng 500 96,1
Ly hơn 11 2,1 Góa 9 1,7 Mức sống Giàu 9 1,7 Khá giả 47 9,1 Trung bình 404 77,8 Nghèo 58 11,2 Loại hình gia đình Một thế hệ 49 9,4 Hai thế hệ 322 62,0 Ba thế hệ 139 26,8 Khác 9 1,7
Con cái Chưa từng sinh con 58 11,2 Đã có con 462 88,8 Tham gia bảo hiểm y tế Có 346 66,5
Không 174 33,5
Nguồn: Kết quả điều tra của luận án (2016)
* Xử lý dữ liệu: Các phiếu khảo sát được nhập liệu và xử lý thống kê
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG BẠO LỰC TRONG MỐI QUAN HỆ VỢ CHỒNG
Chương 3 tập trung phân tích mức độ phổ biến của BLVC, các biểu hiện BLVC, sự khác biệt giữa hai nhóm nạn nhân BLVC nam và nữ theo các đặc điểm nhân khẩu xã hội như tuổi, học vấn, nghề nghiệp... Bên cạnh đó, luận án cũng tìm hiểu quan điểm của người dân về những nguyên nhân gây nên BLVC.
3.1. Mức độ phổ biến của BLVC và khác biệt theo các nhóm xã hội
Chân dung xã hội của nạn nhân BLVC được phác họa thông qua các đặc điểm nhân khẩu xã hội như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, số con, số con trai, số người cùng chung sống.
Trong số 520 người được hỏi, có 323 người (62% số người được hỏi) từng bị ít nhất một biểu hiện của BLVC ở các hình thức bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần hoặc bạo lực tình dục. Trong số 323 từng là nạn nhân BLVC có 106 nam giới và 217 nữ giới, tức là 66,7% số nam giới và 72,6% số nữ giới được hỏi từng bị BLVC. Con số này có lẽ cao hơn so với hình dung của nhiều người, bởi lẽ từ trước tới nay, phụ nữ vẫn thường được coi là nạn nhân chủ yếu của BLVC. Tuy nhiên, bất chấp việc rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nữ giới là nạn nhân chủ yếu của bạo lực vợ chồng, vẫn có tới hơn 100 nghiên cứu thực nghiệm và báo cáo cho thấy tỷ lệ nạn nhân BLVC là tương đương giữa hai giới (Archer, 2000; Fiebert, 1997, dẫn theo Kimmel, 2002). Báo cáo thống kê và kết quả khảo sát tội phạm tại Anh qua các năm cho thấy, nam giới chiếm khoảng 40% nạn nhân trình báo bị bạo lực vợ chồng trong các năm từ 2004 đến 2009 (Campbell, 2010). Nghiên cứu về bạo lực vợ chồng ở hai quốc gia Châu Phi là Uganda và Ghana cũng cho thấy, 22% nam giới và 36% nữ giới tại Ghana bị bạo lực thể chất và tinh thần, trong khi đó, tỷ lệ này ở Uganda là 40% nam giới và 61% nữ giới
(Kishor & Bradley, 2012). Như vậy, bất kể sự đa dạng về văn hóa, mức sống, trình độ phát triển của các quốc gia khác nhau, bạo lực vợ chồng vẫn tồn tại và nạn nhân không chỉ là phụ nữ.
Biểu 3.1. Tỷ lệ là nạn nhân trong mẫu phân theo các dạng BLVC ở hai giới
Chú thích: Khơng có số liệu về bạo lực tinh thần trong 12 tháng qua. Nguồn: Số liệu khảo sát của đề tài, 2016.
Theo số liệu khảo sát ở phường Quảng Tiến (Hình 1), ở cả 2 nhóm nam và nữ, tỷ lệ người từng là nạn nhân bạo lực tinh thần khá cao (62,6% nữ giới và 55,4% nam giới), tiếp đến là tỷ lệ từng bị bạo lực thể chất (39,7% trong nhóm nam, 42,3% trong nhóm nữ), và ít xuất hiện (hoặc ít được thừa nhận) nhất là bạo lực tình dục (4,5% ở nữ và 1,3% ở nam). Như vậy, tỷ lệ từng là nạn nhân bạo lực tinh thần, thể chất hoặc tình dục trong nhóm nữ ln cao hơn so với trong nhóm nam giới.
Trong vòng 12 tháng trước thời điểm khảo sát, tỷ lệ nạn nhân nữ bị bạo lực tình dục cũng cao hơn tỷ lệ nạn nhân nam giới. Đáng ngạc nhiên là, tỷ lệ
nạn nhân nam giới bị ít nhất một biểu hiện bạo lực thể chất trong vòng 12