Hệ quả sức khỏe thể chất

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng những chiều cạnh sức khỏe (nghiên cứu trường hợp phường quảng tiến, thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa) (Trang 101 - 112)

Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Hệ quả sức khỏe thể chất

Theo WHO (2012), những hậu quả sức khỏe thể chất do BLVC thường gặp gồm có: các vết thâm; vết lằn; vết trầy xước; đau bụng hoặc ngực; gãy xương hoặc răng; tổn hại khả năng nghe, nhìn; ngạt thở; vết thương ở đầu,

lưng hoặc cổ. Bên cạnh những biểu hiện thương tổn rõ ràng, BLVC còn gián tiếp gây nên những vấn đề sức khỏe phi bệnh lý, khó chẩn đốn, thường được gọi là các “rối loạn chức năng”, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích /rối loạn tiêu hóa, đau cơ xương, các hội chứng đau kinh niên…

Nếu như tổn thương tâm lý, các bệnh lý thần kinh là kết quả của bạo lực tinh thần thì thương tích là kết quả của bạo lực thể chất và bạo lực tình dục. Trong số 323 nạn nhân BLVC có 148 người từng bị thương tích, chiếm tỷ lệ 45,8%. Trong vòng 12 tháng trước thời điểm nghiên cứu, có 42 người được hỏi (18,8%) cho biết họ bị thương tích do BLVC 1 lần; 22 người (9,9%) bị thương tích từ 2 đến 5 lần và 12 trường hợp (5,4%) bị thương tích trên 5 lần. Theo kết quả nghiên cứu đa quốc gia của WHO, tỷ lệ phụ nữ bị thương tích do chồng hoặc bạn tình gây ra nằm trong khoảng từ 19% (ở Ethiopia) tới 55% (ở Peru) (WHO, 2012:5)

Theo kết quả điều tra , các thương tích chủ yếu do BLVC bao gồm: Vết cào cấu, làm trầy xước, thâm tím (70,3%); vết đâm chém cắn (10,8%); Trẹo xương, sai khớp (4,7%); Rạn xương, gãy xương (3,4%); động thai sảy thai ở nữ (4,7%).

Với mức độ thương tích như vậy, thời gian hồi phục sau thương tích do BLVC thường là dưới 1 tuần (72,9%), có 20,1% số người được hỏi hồi phục sau khoảng 1 tuần dến 1 tháng, 4 trường hợp hồi phục trong khoảng từ 1 đến 6 tháng và 6 trường hợp cần đến hơn 1 năm để hồi phục.

Bảng 4.1. Thƣơng tích do BLVC (chọn nhiều phƣơng án)

Thương tích do BLVC Lượt trả lời

Số người % số trường hợp

Vết đâm, chém, cắn 16 10,8

Vết cào, cấu, làm trầy xước, thâm tím 104 70,3

Trẹo xương, sai khớp 7 4,7

Đâm thủng, cắt rạch sâu 4 2,7

Rách mang tai, mắt bị thương 4 2,7

Rạn xương, gãy xương 5 3,4

Chấn thương, chảy máu vùng kín 2 1,4

Động thai, sảy thai 7 4,7

Gãy răng 3 2,0

Chấn thương nội tạng 5 34

Khác 37 25,0

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án, 2016

Tần suất xuất hiện của thương tích có xu hướng tỉ lệ nghịch với mức độ nghiêm trọng của thương tích, tức là những thương tích nhẹ có xu hướng xuất hiện nhiều hơn những thương tích nặng, nguy hiểm. Đáng chú ý, khoảng cách giữa tần suất xuất hiện loại thương tích phổ biến nhất và tần suất xuất hiện các loại thương tích cịn lại rất xa.

Theo quy định tại Điều 134, Bộ luật hình sự 2015, nếu nạn nhân bạo lực bị thương tích lên tới 11% thì hung thủ gây ra thương tích sẽ bị truy tố trước pháp luật tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác”. Rõ ràng “Vết cào cấu, làm trầy xước, thâm tím” khó có thể là thương tích lên đến 11%. Vậy liệu rằng quy định về truy tố đối với hành vi BLVC gây thương tích trên 11% có phải một yếu tố bảo vệ đối với nạn nhân BLVC?

Trên thực tế, mặc dù hầu hết những người được hỏi đều cho rằng BLVC là hành vi vi phạm pháp luật (94,4% nam và 92,1% nữ) nhưng khi được hỏi về thương tích bao nhiêu % do BLVC thì người gây bạo lực bị truy tố, phần lớn đều trả lời là không biết (54,2% nam và 73,7 nữ). Một điều đáng lưu ý là, nam giới, những người thường có hành vi BLVC để lại thương tích, cũng là những người có hiểu biết nhiều hơn về vấn đề này so với nữ giới. Có 32,8% nam giới và 17,6% nữ giới biết về quy định này.

Chuyện bạo lực vợ chồng thường được coi là chuyện trong nhà, các cá nhân liên quan tự giải quyết với nhau. Con số thực tế các vụ bạo lực chắc hẳn lớn hơn rất nhiều so với con số được đưa ra công luận. Bạo lực với mức độ không nghiêm trọng, gây nguy hiểm chết người, thực tế lại là loại bạo lực có khả năng diễn biến liên tục hơn, đấy là do quan niệm của một số người cho rằng “bát đũa cịn xơ nhau nữa là vợ chồng ở với nhau. Mà lúc xơ xát tất phải

có sứt mẻ, xước xát một tí. Cũng khơng phải chuyện gì to tát” (Nữ, 52 tuổi,

nội trợ). Chính quan niệm này khiến cho BLVC gây thương tích ở cấp độ nhẹ trở nên chuyện bình thường và có thể chấp nhận được.

Số lần thương tích trung bình của 1 nạn nhân bạo lực vợ chồng là 1,1 lần, trong đó thấp nhất là 0 lần và cao nhất là bị thương tích 7 lần. Số lần bị thương tích phổ biến nhất là 1 lần (122 trường hợp, chiếm 70,9%), có khoảng cách khá xa với các tần suất thương tích cịn lại như 0 lần (14%); 2 lần (8,7%); 3 lần (3,5%); 4 lần (1,7%); 5 lần (0,6%); 6 lần (0%) và 7 lần (0,6%). Có 14 trường hợp (8% người trả lời) từng bị bất tỉnh do bị BLVC, trong đó có 5 trường hợp (3,2% người trả lời) xảy ra trong vịng 12 tháng tính đến thời điểm điều tra. Việc bị đánh đập, bạo hành đến mức bất tỉnh cho thấy mức độ bạo lực là hết sức nghiêm trọng. Tuy nhiên, 9/14 trường hợp nói trên cho biết họ từng từ chối đến CSYT để điều trị thương tích do BLVC dù thấy cần thiết. Theo chia sẻ của những nạn nhân BLVC từng bị bất tỉnh (đây là câu hỏi thêm ngoài bảng hỏi, các trường hợp nói trên đều khơng đồng ý phỏng vấn sâu),

nguyên nhân dẫn đến việc bất tỉnh hầu hết là do họ bị đấm, đạp, xô ngã… đau quá mà ngất đi. Cá biệt, có 1 trường hợp bất tỉnh do bị chồng dùng vật cứng đập vào đầu và 1 trường hợp bị vợ xô ngã đập đầu dẫn đến bất tỉnh. Đây là hành vi bạo lực rất nguy hiểm, dù khơng để lại thương tích lớn, nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến thần kinh của nạn nhân, thậm chí có thể gây tử vong. Với thương tích phổ biến là các thương tích nhẹ, hầu hết các nạn nhân bạo lực vợ chồng đều khơng cần đến chăm sóc y tế. Chỉ có 19 trường hợp bị thương tích phải chăm sóc y tế, trong đó chủ yếu là 1 lần (9,6% số người trả lời), một vài trường hợp phải điều trị y tế 2 lần (4,3%), 4 lần (0,9%) và 5 lần (1,7%). Trung bình số lần cần phải chăm sóc y tế do thương tích từ bạo lực vợ chồng là 0,3 lần. Số trường hợp bị thương tích nhẹ khơng cần chăm sóc y tế là 69 trường hợp, trong đó chủ yếu là thương tích 1 lần (32,8%).

Bảng 4.2. Số lần bị thƣơng tích do BLVC cần CSYT và số lần bị thƣơng tích nhẹ khơng cần CSYT

Số lần Số lần bị thương tích nhẹ khơng cần chăm sóc y tế Số lần bị thương tích cần chăm sóc y tế N Tỷ lệ (%) N Tỷ lệ (%) 0 53 43.4 96 83.5 1 40 32.8 11 9.6 2 10 8.2 5 4.3 3 6 4.9 0 0 4 1 .8 1 .9 5 8 6.6 2 1.7 6 4 3.3 0 0 Thông số N = 122; Mean = 1.2; Minimum = 0; Maximum = 6 N = 115; Mean = 0.3; Minimum = 0; Maximum = 5

“Có một lần anh ta đi nghe người ta đơm đặt ở đâu rồi về nổi cơn ghen. Tơi đang ngồi vo gạo ở góc bể nước, anh ta vác cái ghế gỗ phang vào người tôi. Tôi nằm gục luôn trên nền gạch ướt, khơng dậy được. Anh ta cịn đá vào người tôi mấy phát rồi mới bỏ đi. Lần ấy may có bà con làng xóm mang đi cấp cứu khơng thì khơng biết tơi thế nào. Tôi bị gãy xương sườn và nứt xương bả vai…” (Nữ 26 tuổi, bán hàng)

Có 59 người được hỏi (18,3%) cho biết từng từ chối đến cơ sở y tế để điều trị các vấn đề sức khỏe do bạo lực vợ chồng dù bản thân cảm thấy cần phải điều trị, 4 người (2,2%) không nhớ và 10 trường hợp (5,4%) từ chối trả lời. 19 người (5,9% số người trả lời câu hỏi) từng sử dụng bảo hiểm y tế để điều trị thương tích do bạo hành. Con số này trùng khớp với số người từng điều trị thương tích do bạo hành vợ chồng ở các cơ sở y tế. Điều này cho thấy, 100% nạn nhân bạo lực vợ chồng có sử dụng BHYT để điều trị thương tích.

Bảng 4.3. Lý do khơng điều trị thƣơng tích BLVC tại các cơ sở y tế

Lý do khơng điều trị thương tích BLVC Số người Tỷ lệ (%)

Tự xử lý được 35 45,5

Khơng có tiền 11 14,3

Cảm thấy xấu hổ/sợ mang tiếng 20 26

Vợ/chồng không cho ra khỏi nhà 3 3,9

Vợ/chồng đe dọa đánh đập con cái 1 1,3

Khác 7 9,1

Tổng 77 100

Nguồn: Kết quả điều tra của luận án, 2016

Về lý do khơng điều trị thương tích do BLVC tại các cơ sở y tế, trong số 77 người trả lời, có tới 45,5% cho biết lý do không đến cơ sở y tế là bởi họ thấy có thể tự xử lý được các vết thương do BLVC; 26% là do cảm thấy xấu hổ, sợ mang tiếng nếu người ngoài biết họ bị BLVC; 14,3% là do khơng có tiền để điều trị tại các cơ sở y tế.

“Thì cũng chỉ thâm tay, thâm chân, trầy xước là chủ yếu. Cứ kệ rồi nó

tự khỏi. Cũng có lần ông ấy mạnh tay, chị bị rách tay chảy máu. Lý ra thì phải đến trạm xá khâu lại nó mới nhanh lành. Nhưng lần ấy nhà vừa đóng học cho con rồi trả nợ tiền làm cổng, đi khâu tay nữa thì ăn gì, rồi ơng ấy lại lên cơn. Nên chị đắp lá. May mà da chị lành nên cũng khỏi. Còn vết sẹo đây em xem này!” (Nữ, 52 tuổi, bán hàng).

Trong số 19 trường hợp điều trị thương tích tại các cơ sở y tế, có 10 trường hợp lựa chọn cơ sở y tế tuyến xã ; 5 trường hợp diều trị tại cơ sở y tế tuyến huyện; 2 trường hợp điều trị tại cơ sở y tế tuyến thành phố/tỉnh và 2 trường hợp điều trị tại phịng khám tư. Trong đó, chỉ có 6 trường hợp trình bày ngun nhân thương tích với nhân viên y tế.

“Khơng. Nói làm gì người ta cười cho. Hỏi vì sao cứ bảo bị ngã. Người ta cũng chẳng hỏi kỹ làm gì...”(Nữ, 45 tuổi, bán hàng)

Luận án cũng tìm hiểu mối liên hệ giữa BLVC với khó khăn trong việc đi lại, khó khăn trong hoạt động thơng thường hoặc cảm giác đau, khó chịu ở nạn nhân BLVC trong vòng 12 tháng trước thời điểm nghiên cứu. Những vấn đề sức khỏe này có thể là hệ quả nhất thời của hành vi BLVC vừa xảy ra, hoặc là kết quả BLVC diễn ra lâu dài và liên tục.

Khi so sánh mức độ của khó khăn trong việc đi lại và hoạt động thơng thường ở nhóm người từng bị BLVC và nhóm chưa từng bị BLVC, thấy rằng: khơng có sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm, tuy vậy, số nạn nhân BLVC gặp phải các vấn đề SK nói trên ở các mức độ nghiêm trọng thì nhiều hơn so với những người chưa từng bị BLVC. Cần lưu ý, việc xác định nạn nhân BLVC ở đây dựa trên tiêu chí bị ít nhất 1 biểu hiện hành vi bạo lực thể chất, tinh thần, tình dục trong đời, trong khi đó, những vấn đề SK trên là trong vịng 12 tháng trước thời điểm nghiên cứu, do đó, số liệu trên đây sẽ mang tính chất so sánh các vấn đề sức khỏe giữa hai nhóm, chưa cho thấy vai trị của BLVC đối với các vấn đề SK này cũng như đối với khác biệt về các vấn đề SK này giữa 2 nhóm nạn nhân BLVC và chưa từng bị BLVC.

Bởi vậy, luận án đã tiến hành tạo biến dummy “từng bị bạo lực thể chất và tinh thần trong vòng 12 tháng” với 2 giá trị (0;1) dựa trên dữ liệu luận án. Kết quả xử lý biến dummy cho thấy, 106 người được hỏi (20,4%) cho biết họ từng bị ít nhất một biểu hiện bạo lực thể chất và bạo lực tình dục trong 12 tháng qua.

Bảng 4.4. So sánh khó khăn trong việc đi lại, hoạt động thơng thƣờng và cảm giác đau/khó chịu trong vịng 12 tháng qua giữa nhóm bị

và khơng bị BLTC và BLTD trong 12 tháng qua

Bị BLTC và BLTD trong 12 tháng qua Vấn đề đi lại Số người % Vấn đề trong hoạt động thông thường Số người % Có Khơng khó khăn gì 75 72,1 Khơng khó khăn gì 68 64,2 Có khó khăn 29 27,9 Có khó khăn 38 35,8 Khơng Khơng khó khăn gì 304 78,8 Khơng khó khăn gì 279 73,2 Có khó khăn 82 21,2 Có khó khăn 102 26,8

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của luận án, 2016

Có thể thấy, tỷ lệ người từng bị bạo lực tình dục và bạo lực thể chất trong 12 tháng qua có khó khăn về đi lại và hoạt động thông thường cao hơn so với những người không bị bạo lực, mặc dù mức độ chênh lệch không đáng kể (<10%). Tương tự, chênh lệch về tỷ lệ người bị cảm giác đau/khó chịu giữa nhóm bị bạo lực trong 12 tháng qua và nhóm khơng bị bạo lực là 10%. Điều này cho thấy, những người bị BLVC có xu hướng có khó khăn về đi lại, hoạt động, thơng thường và bị đau, khó chịu hơn so với những người khơng bị bạo lực.

Với các biến tần suất hành vi bạo lực thể chất và tình dục và các biến vấn đề sức khỏe đi lại, hoạt động, bị đau/khó chịu đều là biến khoảng (ordinal), luận án sử dụng tương quan Spearman’s rho để kiểm định liệu có mối quan hệ giữa hai nhóm biến khoảng này hay không (Spearman’s rho khơng địi hỏi phải có phân phối chuẩn).

Bảng 4.5. Tƣơng quan tần suất các biểu hiện bạo lực thể chất và bạo lực tình dục trong vịng 12 tháng qua với một số vấn đề SK

trong vịng 12 tháng qua

*. Tương quan có nghĩa với mức ý nghĩa 0,05 **. Tương quan có nghĩa với mức ý nghĩa 0,01

Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu của luận án, 2016

Tần suất các biểu hiện bạo lực thể chất và bạo lực tình dục trong vịng 12 tháng qua

Hệ số tương quan Spearman (Sig.)

Gặp vấn đề về khả năng đi lại

Gặp vấn đề trong việc thực hiện hoạt động thơng thường Bị đau \hay khó chịu Tát hoặc ném vật gây tổn thương 0,070 (0,144) 0,079 (0,099) 0,099* (0,039) Đẩy, xơ, kéo tóc 0,189**

(0,00) 0,151** (0,002) 0,121* (0,012) Đánh, đấm, đánh bằng vật gây tổn thương 0,147** (0,002) 0,116* (0,016) 0,123* (0,010) Đá, kéo lê, đánh đập tàn nhẫn 0,285** (0,00) 0,239** (0,00) 0,121* (0,012) Bóp cổ, làm nghẹt thở, làm bỏng 0,142** (0,003) 0,125** (0,009) 0,109* (0,024) Đe dọa sử dụng hoặc đã

sử dụng vũ khí để làm hại 0,165** (0,001) 0,168** (0,00) 0,060 (0,214) Dùng vũ lực cưỡng ép QHTD 0,091 0,065 0,173** 000 0,114* 0,019 Có QHTD cưỡng ép vì sợ bị làm hại 0,059 0,225 0,118* 0,016 0,060 0,217

Kết quả phân tích tương quan cho thấy tần suất bị “xơ, đẩy, kéo tóc”; “đánh, đấm bằng vật gây tổn thương”, “bóp cổ, làm nghẹt thở, làm bỏng” và “kéo lê, đánh đập tàn nhẫn” có mối quan hệ với cả 3 vấn đề sức khỏe; tần suất bị “tát hoặc ném vật gây tổn thương” có tương quan với “cảm giác đau hay khó chịu”; tần suất bị “đe dọa sử dụng vũ khí hoặc sử dụng vũ khí để làm hại” có liên quan tới việc “gặp vấn đề trong khả năng đi lại” và “gặp vấn đề trong việc thực hiện hoạt động thông thường” . Trong khi đó tần suất phải “quan hệ tình dục cưỡng ép vì sợ hãi” có mối quan hệ với việc “gặp vấn đề trong thực hiện hoạt động thông thường”. Tuy vậy hầu hết hệ số tương quan Spearman tìm được đều chỉ thể hiện mối quan hệ tương quan không chặt (nằm trong khoảng từ 0,1 đến 0,29). Tất cả hệ số tương quan đều là hệ số dương, cho thấy chiều của mối quan hệ là chiều thuận: tần suất hành vi bạo lực càng cao thì tần suất gặp phải các vấn đề sức khỏe kể trên càng lớn.

Bạo lực thể chất trong giai đoạn mang thai mang lại những hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Trong số những phụ nữ là nạn nhân của bạo lực vợ chồng trong giai đoạn thai sản, có 2 người từng phải đi cấp cứu, 5 người phải vào viện điều trị ngắn ngày và 1 trường hợp đẻ non do bị đánh đập trong lúc mang thai, ngồi ra có 1 trường hợp bị ốm do mệt mỏi vì bị chồng chì chiết trong lúc mang thai, nhưng may mắn không ảnh hưởng đến việc sinh nở.

Một phần của tài liệu (LUẬN án TIẾN sĩ) ảnh hưởng của bạo lực trong mối quan hệ vợ chồng những chiều cạnh sức khỏe (nghiên cứu trường hợp phường quảng tiến, thành phố sầm sơn, tỉnh thanh hóa) (Trang 101 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)