1.3 Chứng khốn hóa các khoản cho vay của Ngân hàng thương mại
1.3.3 Các sản phẩm chứng khốn hóa các khoản cho vay của NHTM
Trái phiếu ABS
CKH danh mục phải thu thẻ tín dụng: Do số dư phải thu thẻ tín dụng có tăng
giảm liên tục theo thời gian, CKH phải thu thẻ tín dụng có những đặc thù riêng. Danh mục thẻ tín dụng của một số lượng khách hàng nhất định được chuyển vào một quỹ tín thác với nhiệm vụ quản lý danh mục phải thu thẻ tín dụng này. Quỹ tín thác sẽ đứng ra quản lý việc phát hành các gói trái phiếu ABS theo các mệnh giá và khối lượng khác nhau để bán cho các NĐT. Quỹ tín thác hoạt động theo dạng mở, và chủ thể phát hành có thể tăng cường danh sách khách hàng thẻ tín dụng để phát hành thêm các gói trái phiếu mới. Các biện pháp tăng cường tín dụng cho sản phẩm này có thể là thiết lập tài khoản dự phòng, hoặc sử dụng phần chênh lệch giữa giá trị hiện hành của danh mục phải thu tín dụng và giá trị của các trái phiếu phát hành đóng vai trị như gói “đệm” hấp thụ các rủi ro tín dụng của danh mục tài sản.
CKH danh mục cho vay trả góp mua ơ tơ: Cho vay trả góp mua ơ tơ thường được
cơng ty tài chính kết hợp với các đại ký buôn bán ô tơ. Rủi ro tín dụng của một khoản cho vay trả góp mua ơ tơ phụ thuộc vào tuổi thọ ô tô, khấu hao, khoản ứng trước mua xe, thời hạn thanh toán… Các biện pháp tăng cường tín dụng đối với sản phẩm này có thể là sử dụng tài khoản dự phòng, tăng tỷ lệ tài sản đảm bảo, chia tách trái phiếu thành nhiều gói với mức độ ưu tiên thanh tốn khác nhau.
Trái phiếu CLO và CBO
Trái phiếu CBO là CKH các danh mục trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu CLO là tên gọi CKH các danh mục tín dụng thương mại. Một danh mục tài sản dùng cho CKH CLO có thể kết hợp các khoản cho vay thương mại và trái phiếu doanh nghiệp, trong đó cho vay thương mại là tài sản chính. Rủi ro tín dụng đối với CLO cao hơn CBO tương ứng với mức rủi ro của gốc tài sản. Điểm khác biệt chính giữa trái phiếu CLO và trái phiếu CBO nằm ở động lực thực hiện CKH. Trái phiếu CLO chủ yếu làm đẹp và “sạch” bảng cân đối kế toán bằng cách thối bỏ một số rủi ro tín dụng còn trái phiếu CBO chủ yếu khai thác chênh lệch giá.
Để hiểu rõ hơn cấu trúc CLO và động lực tiến hành ta cần có sự phân biệt giữa CLO với các loại chứng khoán khác ở một số đặc điểm.
- Số lượng các khoản nợ được tập hợp vào danh mục cho vay không quá lớn như trong CKH các khoản cho vay ô tô hoặc thẻ tín dụng, thơng thường 1 danh mục được tập hợp bao gồm 100-200 khoản vay.
- Tính đồng nhất của khoản vay hoặc trái phiếu khá cao. Chủ thể tạo lập tài sản phải cố gắng tập hợp các khoản cho vay sao cho có thể cung cấp cho danh mục CKH những lợi ích và độ phân tán nhất định.
- Hầu hết cấu trúc CDO là cấu trúc nhiều lớp, những lớp này có độ ưu tiên khác nhau về dòng tiền, thời gian đáo hạn tùy thuộc vào nhu cầu của NĐT. Có một số lớp sẽ có mức rủi ro rất thấp do được bên thứ ba bảo lãnh và có những lớp sẽ chịu hầu hết các rủi ro cho các lớp xếp hạng trên nó.
- Một đặc trưng khác là trong thời kỳ thanh tốn có giai đoạn tái đầu tư đối với những khoản nợ được thanh toán sớm hoặc do bán tài sản.
CKH tổng hợp (Synthetic Securitization)
Các trái phiếu CDO trình bày ở trên được gọi là trái phiếu CDO tiền mặt (Cash CDO) hình thành thơng qua CKH các danh mục rủi ro tín dụng được bán cho SPV. Đối với CKH tổng hợp, SPV khơng mua danh mục rủi ro tín dụng bình thường mà thơng qua cơng cụ phái sinh, cụ thể là hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS). Các trái phiếu CDO phát hành thông qua CKH tổng hợp được gọi là CDO tổng hợp (Synthetic CDO).
Ngân hàng bán rủi ro tín dụng sang cho SPV bằng CDS. Về cơ bản đây là hợp đồng bảo hiểm rủi ro tín dụng, trong đó, ngân hàng thanh tốn định kỳ phí bảo hiểm cho SPV. Đổi lại, ngân hàng nhận khoản bồi thường khi danh mục tài sản tham chiếu bị rủi ro tín dụng. Phần bồi thường sẽ tương đương mệnh giá danh mục rủi ro - giá trị thu hồi của gốc tài sản.
SPV mua rủi ro tín dụng của ngân hàng và chuyển giao sang NĐT bằng cách phát hành trái phiếu lồng ghép phái sinh rủi ro tín dụng. Chứng khốn nợ này chính là trái phiếu CDO tổng hợp mà bản chất chính là trái phiếu liên kết rủi ro tín dụng (Credit Linked Note- CLN).
Do sử dụng công cụ phái sinh, SPV không cần dùng tiền mặt để mua rủi ro tín dụng, thay vào đó, sẽ đầu tư tiền thu được từ phát hành trái phiếu CDO tổng hợp và phí bán bảo hiểm tín dụng vào TPCP (khơng rủi ro tín dụng).
Với mơ hình CKH tổng hợp, chủ thể tạo lập tài sản khơng cần thối bỏ danh mục tài sản của mình mà vẫn đạt được mục tiêu là bán rủi ro tín dụng sang cho NĐT. CKH tổng hợp có tính ứng dụng cao đối với NHTM hoặc NHĐT muốn giảm bớt rủi ro tín dụng mà khơng mất quan hệ với khách hàng trong danh mục tín dụng.