Giá trị Xếp hạng Tỷ lệ tăng cường tín dụng Giá trị tăng cường tín dụng Gói A1 100,0 AAA 38% 38,0 Gói A2 448,5 AAA 38% 170,4 Gói B 193,8 BBB 15% 29,1 Gói C 55,2 B- 7% 3,9
Gói cổ phiếu 49,8 không xếp hạng 0% -
Tổng 847,3 241,4
Nguồn: tác giả dự kiến
Với giá trị tăng cường tín dụng như trên, Bộ Tài chính sẽ cam kết thanh toán cho gói A1 là 38 tỷ đồng trong trường hợp xảy ra một rủi ro tín dụng như trường hợp vỡ nợ ngoài dự kiến và giá trị tài sản thế chấp sụt giảm làm cho SPV khơng có khả năng thanh tốn tồn bộ giá trị cho trái phiếu. Trên thực tế khả năng phải dùng tới khoản tiền này rất khó xảy ra vì khi phát hành trái phiếu SPV đã tính tốn các rủi ro và tính tốn một mức chiết khấu giá trị danh mục phù hợp.
Các gói sau rủi ro sẽ cao hơn vì nó sẽ được thanh tốn sau các gói A, nhưng bù lại thu nhập cũng cao hơn, các gói này dành cho những đối tượng đầu tư mạo hiểm nên giá trị tăng cường tín dụng ở mức thấp hơn.
Sau khi định giá chi tiết tài sản và thực hiện thủ tục tăng cường tín dụng, SPV sẽ phát hành chứng khoán. Việc phát hành chứng khốn nợ thơng qua các thủ tục phát hành chứng khốn thơng thường, nhưng đối với CKH còn phải tuân thủ các quy định riêng về CKH. Các nhà tư vấn pháp lý sẽ soạn thảo một tài liệu chào hàng hoặc
bản cáo bạch, mục đích của nó là để đáp ứng các yêu cầu luật định trong việc tiết lộ một số thông tin cho các NĐT.
Bước 4: Đưa chứng khốn vào thị trường vốn.
SPV có thể bán các gói chứng khốn cho các NĐT riêng lẻ hoặc thơng qua tổ chức bảo lãnh phát hành. Tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ dự kiến một số loại hình thanh khoản thứ cấp cho chứng khoán bao gồm cả trái phiếu và cổ phiếu. Ưu tiên trong việc bán là tìm kiếm các NĐT cho các gói có rủi ro cao như gói cổ phiếu và các gói nợ cấp thấp của CDO. NHTM hoặc tổ chức bảo lãnh phát hành có thể mua lại một phần của gói cổ phiếu.
Sau khi xác định được giá trị và cấu trúc chứng khốn, SPV thơng qua một CTCK hoặc NHTM để bảo lãnh phát hành số trái phiếu trên. Tổ chức bảo lãnh phát hành sẽ gửi thơng báo chi tiết về chứng khốn và bản cáo bạch cho các NĐT, phát hành và thu tiền bán chứng khoán. Tổ chức bảo lãnh phát hành sau khi thu đủ phí bảo lãnh sẽ chuyển trả tiền cịn lại cho SPV.
Ví dụ: SPV ký hợp đồng bảo lãnh phát hành với CTCK B, chi phí cho công ty bảo lãnh phát hành là 1% của tổng đợt phát hành, thời gian thanh toán do các bên tự thỏa thuận, tổ chức bảo lãnh phát hành cam kết mua hết phần còn thừa.