Thực trạng ứng dụng CKH các khoản cho vay của NHTM Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 60)

Cho đến nay kỹ thuật CKH chưa được phổ biến ở nước ta, mặc dù đã có nhiều nghiên cứu về loại hình chứng khốn này. Ngun nhân dẫn đến những chậm trễ trong việc ứng dụng CKH ở nước ta do gặp phải những khó khăn sau.

2.2.1 Khó khăn

Thứ nhất, chưa có hệ thống pháp luật phù hợp. Hiện tại chưa có một văn bản pháp luật cụ thể nào đề cập đến việc cho phép áp dụng kỹ thuật CKH, cũng như đưa ra những quy định cụ thể về hoạt động thực hiện như thế nào tại nước ta. Hơn nữa, mặc dù đã có cam kết chính thức trong khn khổ ASEAN về phát triển thị trường CKH nhưng trên thực tế, Chính phủ chưa đề ra một chính sách hay chương trình hành động nào để thúc đẩy thực hiện cam kết này.

Thứ hai, TTCK Việt Nam mặc dù đã thành lập hơn 13 năm nhưng trình độ phát triển vẫn cịn sơ khai, thị trường các cơng cụ tài chính phái sinh cịn chưa phát triển, sự thiếu vắng của các NHĐT cũng như các tổ chức hỗ trợ, thị trường phi tập trung còn kém phát triển, mà theo kinh nghiệm các nước thì đây là thị trường rất quan trọng đối với các giao dịch CKH để chứng khoán được phát hành và mua bán. Thứ ba, mặc dù các NHTM nhà nước có vai trị chủ đạo trên TTTC ở Việt Nam nhưng tiến trình cải cách của các ngân hàng này diễn ra chậm chạp. Trong quá trình tái cơ cấu NHTM, vấn đề phát triển bền vững tài chính được Nhà nước, NHNN và NHTM đặc biệt quan tâm qua nhiều biện pháp, nhưng so với yêu cầu cạnh tranh của hệ thống NHTM trong thời gian tới thì vẫn chưa như mong muốn. Năng lực tài chính của nhiều NHTM cịn yếu, nợ quá hạn cao và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Các tỷ lệ về chi phí nghiệp vụ và khả năng sinh lời của các NHTM đều thua kém ngân hàng

trong khu vực, khả năng thiết lập các quỹ dự phòng bị hạn chế và khả năng thanh toán rất nhỏ, chưa đáp ứng được yêu cầu về năng lực quản lý. Mặt khác, bản thân các NHTM chưa thấy thực sự cần thiết áp dụng kỹ thuật CKH trong việc huy động và làm linh hoạt tài sản mà nó nắm giữ để đảm bảo các chuẩn mực quốc tế về an toàn vốn và hoạt động hiệu quả hơn.

Thứ tư, do cầu trên thị trường. Các sản phẩm phái sinh nói chung và CKH nói riêng vẫn còn mới mẻ với các NĐT trong nước. Thực tế cho thấy trong thời gian qua đã có một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu kèm chứng quyền nhằm huy động vốn cho dự án BĐS, tuy nhiên tính thanh khoản của các trái phiếu này khá thấp do tiềm ẩn nhiều rủi ro, đồng thời mục đích chính của NĐT khi mua trái phiếu này không phải là trái tức mà là quyền mua căn hộ giá thấp.

Thứ năm, sau cuộc khủng hoảng tài chính tại Mỹ bắt nguồn từ sự bùng phát quá mức hoạt động CKH BĐS, nhiều nước đã thận trọng hơn với sản phẩm này. Tại nước ta, với quan điểm duy trì sự ổn định cho thị trường nên các sản phẩm CKH vẫn chưa được cho phép thực hiện.

Chính những khó khăn trên mà kỹ thuật CKH chưa được đưa vào hoạt động thực tiễn của các NHTM nước ta mặc dù khơng ít cá nhân tổ chức thấy tính ưu việt của hình thức này. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay cũng có khơng ít thuận lợi nếu ứng dụng CKH vào thực tiễn tại Việt Nam.

2.2.2 Thuận lợi

Thị trường trái phiếu của nước ta tương đối phát triển, mặc dù hiện nay mức chênh lệch giữa tỷ trọng trái phiếu và cổ phiếu so với GDP là khá lớn. So với các nước đang phát triển trong khu vực, tỷ trọng trái phiếu so với GDP của Việt Nam luôn ở mức thấp. Trong khi ở các nước phát triển, cơ cấu nợ trái phiếu phải chiếm từ 40- 50% GDP. Trong năm 2010, tỷ trọng này lần lượt ở Trung Quốc là 53%, Thái Lan 58%, Malaysia 82%, Singapore 72%, trong khi ở Việt Nam chỉ chiếm 17%. Thị trường trái phiếu nước ta bao gồm các hàng hố chủ yếu là TPCP, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, TPCP và trái phiếu được

chính phủ bảo lãnh chiếm tỷ trọng lớn trong tương quan thị trường với 81%, trong khi trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 9%, 10% còn lại là trái phiếu địa phương, trong khi trên thế giới trái phiếu doanh nghiệp phải chiếm tỷ trọng tương đương với TPCP để đảm bảo sự phát triển hài hòa và ổn định. Thị trường thứ cấp hiện nay vẫn cịn kém sơi động, tính thanh khoản thấp. Tuy nhiên, việc đưa vào vận hành phần mềm đường cong lợi suất chuẩn (YC) cho thị trường TPCP từ năm 2013 đã đem lại nhiều lợi ích cho các thành viên thị trường, là công cụ để các NĐT xác định giá trị thị trường của các công cụ tài chính cùng kỳ hạn và có vai trò quan trọng đối với một số sản phẩm mới trên thị trường.

Vì vậy, cần thiết phải phát triển thị trường trái phiếu trong nước để làm sao việc huy động vốn thơng qua hình thức này trở thành nguồn huy động nợ thay thế, nhất là ở những nền kinh tế đang phát triển có quá nhiều khoản nợ với ngân hàng như tại Việt Nam. Sự phát triển thị trường trái phiếu trong nước có thể giúp đẩy nhanh tiến trình cải cách hệ thống ngân hàng bằng việc cho phép hệ thống này cấu trúc lại bảng cân đối của mình thơng qua CKH các khoản nợ khó địi. CKH là một trong những kỹ thuật tài chính phát triển nhất đã và đang được sử dụng rộng rãi tại nhiều thị trường trái phiếu khu vực và quốc tế.

Các sản phẩm phái sinh như phái sinh tiền tệ, phái sinh lãi suất đã được một số ngân hàng triển khai và thu hút được sự quan tâm của NĐT. Các sản phẩm đã được một số ngân hàng thí điểm như hốn đổi lãi suất, hốn đổi giá cả hàng hóa, quyền chọn hàng hóa,… Đây chính là tiền đề cho việc phát triển các sản phẩm phái sinh tín dụng trong tương lai.

Tốc độ phát triển tương đối nhanh của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam dẫn tới việc các công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam (trong đó có ba cơng ty bảo hiểm 100% vốn nước ngoài do các tập đoàn bảo hiểm quốc tế hàng đầu thành lập) tìm kiếm các kênh đầu tư mới để đầu tư tiền thu về từ phí bảo hiểm. Các cơng ty này có thể là các NĐT tiềm năng nhất của các sản phẩm CKH.

Vấn đề nợ xấu và hướng xử lý nợ xấu trong các NHTM hiện nay đang thu hút sự quan tâm của tồn xã hội. Bên cạnh đó cũng đã có những tài sản tài chính phù hợp cho CKH. Vì vậy, việc phát hành trái phiếu thông qua một kỹ thuật có nhiều ưu điểm và được áp dụng rộng rãi trên thế giới như CKH sẽ dễ thu hút sự quan tâm, chấp nhận của cơng chúng đầu tư.

Với các tiện ích về cơng nghệ thơng tin, các kỹ thuật nghiệp vụ CKH được phổ cập rất nhanh khắp nơi. Đây là tiềm năng cho việc phát triển các dòng sản phẩm liên quan đến huy động vốn qua kênh trái phiếu, cho sự ra đời và phát triển của sản phẩm CKH tại Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)