Nguồn: NFSC
Hình 2.3 Cơ cấu nguồn vốn tồn ngành theo báo cáo của các TCTD
Nguồn: NFSC
Về hoạt động kinh doanh, lợi nhuận năm 2013 của các NHTM nhìn chung giảm so với năm trước. Chỉ số ROA (lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) và ROE (lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu) của các NHTM thấp hơn nhiều so với cuối năm 2012. Cụ thể, ROA và ROE của khối NHTM nhà nước chỉ đạt 0,67% và 7,93%, giảm so với
mức 0,79% và 10,34% của năm 2012. Tương tự, ROA và ROE của khối NHTM cổ phần cũng chỉ đạt 0,31% và 3,6% (quý III/2012 là 0,49% và 5,1%). Nguyên nhân do tổng tài sản và vốn điều lệ của hệ thống các NHTM vẫn tăng trưởng khá tốt trong năm 2013, trong khi đó tốc độ tăng trưởng lợi nhuận không theo kịp do tín dụng tăng thấp, lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động khiến chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào giảm mạnh gây ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng.
Bảng 2.1 Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản ngành ngân hàng đến 31/12/2013
(đơn vị: tỷ đồng, %) Loại hình TCTD Tổng tài sản có Vốn tự có ROA ROE Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn Tỷ lệ cấp tín dụng/ nguồn vốn huy động NHTM nhà nước 2.504.871 166.580 0,67 7,93 10,91 23,06 94,62 NHTM cổ phần 2.463.445 195.123 0,31 3,6 12,56 19,05 75,2 NH liên doanh, nước ngoài 704.908 100.233 0,75 4,64 26,53 -11,5 61,98 Cơng ty tài chính, cho th 65.461 2.674 -2,07 -22,21 4,63 -2,96 340,69 Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam 17.183 2.316 0,62 3,95 32,84 7,66 109,16 Toàn hệ thống 5.755.869 466.926 0,49 5,18 13,25 17,4 84,71 Nguồn: NHNN
Hình 2.4 Lợi nhuận sau thuế của các NHTM
Nguồn: tổng hợp từ BCTC của các NHTM
Năng lực cạnh tranh
Bảng 2.2 So sánh ngân hàng nước ta với các nước trong khu vực
Việt Nam Malaysia Indonesia Philippines
Tổng tài sản (tỷ USD) 127,66 386,25 213,98 119,52 Tổng dư nợ tín dụng (tỷ USD) 73,10 208,85 119,42 61,59 ROE (%) 9,7 18,5 21,94* 6,91 ROA (%) 1,0 1,5 2,08* 0,77 NPLs (%) 3,5 2,2 3,8 4,51
Nguồn: Chiến lược tổng thể phát triển ngành dịch vụ nước ta đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025, trang 264 (Nguyễn Thị Mùi, 2010)
Khả năng cạnh tranh của các ngân hàng nước ta chưa cao so với các nước khác trong khu vực, qui mơ của các ngân hàng nước ta cịn nhỏ, tổng tài sản ở mức thấp,
các chỉ số ROA, ROE cuối năm 2009 vẫn ở mức khiêm tốn nếu dựa trên tiêu chí đánh giá theo thơng lệ quốc tế.
Một chỉ tiêu khác là tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu. Tỉ lệ an toàn vốn của các NHTM vượt mức tối thiểu 9% tuy nhiên vẫn thấp hơn các nước trong khu vực và vốn tự có chủ yếu chỉ bao gồm vốn cấp 1. Các quốc gia khác trên thế giới, kể cả những nền kinh tế mới nổi, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ vốn cấp 1/tổng tài sản có rủi ro có một khoảng cách nhất định, tức là vốn cấp 2 vẫn thể hiện được vai trị của mình trong việc duy trì tỷ lệ an tồn vốn chung. Tuy nhiên, ở Việt Nam, hai tỷ lệ này gần như khơng có khoảng cách (11,62% và 10,98%).
Bảng 2.3 Tỷ lệ an toàn vốn ngân hàng năm 2011
Nhóm CAR báo cáo CAR đánh giá lại
NHTM Nhà nước 9,06% 5,56% NHTM cổ phần 12,99% 4,96% Ngân hàng liên doanh, nước ngoài 24,66% 17,76% Cơng ty tài chính, cho th tài chính 11,13% -2,47%
Tồn ngành 11,62% 5,35%
Nguồn: NFSC
Hình 2.5 Một số tỷ lệ an tồn vốn của các quốc gia trong khu vực
Nguồn: Fitch Rating – “EM Banking System Datawatch” 11/2011, Báo cáo của NFSC năm 2012
Ngoài ra, sự có mặt của các ngân hàng nước ngoài đã làm tăng sức ép cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng. Các ngân hàng nước ngồi khơng chỉ cạnh tranh với các ngân hàng trong nước trong việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng hiện đại, mà còn cạnh tranh ngay cả về các sản phẩm truyền thống như tín dụng, thanh toán, nhận tiền gửi ... Mặc dù các ngân hàng nước ta có lợi thế so sánh về mạng lưới, về khách hàng truyền thống nhờ vai trò lịch sử nhưng kém hơn so về năng lực cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài về mức độ hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng, về nguồn nhân lực, về trình độ quản trị hoạt động và vấn đề quản lý rủi ro.
Vấn đề sở hữu chéo
Nhìn chung, thực trạng sở hữu chéo trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như tỷ lệ nắm giữ giữa các tổ chức, vai trị của các cổ đơng là những vấn đề hết sức phức tạp bởi quan hệ chồng chéo mang tính lịch sử, biến động cao và hạn chế thông tin. Bên cạnh các mặt tích cực mang lại thì sở hữu chéo cũng dẫn đến các hệ lụy tác động trực tiếp đến tính ổn định và lành mạnh của hệ thống ngân hàng như:
- Nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng khơng được đánh giá đúng mức vì nhiều ngân hàng quy mô vốn điều lệ nhỏ lách được quy định của NĐ141/2006/NĐ về vốn pháp định của ngân hàng. Trong những năm qua, hàng loạt các NHTM cổ phần đã nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng, nhưng thực tế quy mơ của dịng vốn mới thực sự được bổ sung vào hệ thống ngân hàng vẫn chưa được làm rõ.
- Làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng vì rất nhiều chỉ số dựa trên vốn tự có như CAR hay tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản, trong khi đó vốn tự có của ngân hàng bao gồm cả nguồn vốn ảo do sở hữu chéo. Điều này dẫn đến sai lệch cả về quản trị ngân hàng cũng như việc giám sát với hệ thống tài chính.
- Làm gia tăng việc cho vay thiếu kiểm soát.
- Các quy định về giới hạn tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro của NHNN có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo. Khi khách hàng
doanh nghiệp khơng trả được nợ cho ngân hàng, thay vì xếp khoản vay thành nợ xấu và trích dự phịng rủi ro theo quy định, ngân hàng A giấu nợ xấu của mình bằng cách khơng khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (ngân hàng A có sở hữu) cho vay để đảo nợ.
2.1.2 Hoạt động cho vay của các Ngân hàng thương mại Việt Nam
2.1.2.1 Danh mục cho vay
Cơ cấu danh mục cho vay theo ngành kinh tế: thị trường mục tiêu của các
NHTM, đặc biệt là NHTM cổ phần về cơ bản giống nhau, đều là đa dạng hóa, khơng có sự chun mơn hóa cho vay theo ngành. Mặc dù vậy, hầu hết các ngân hàng (không phân biệt quy mô lớn nhỏ), đều chỉ cho vay 4 – 5 ngành tương tự như nhau, dẫn đến tính đa dạng của danh mục cho vay bị giới hạn, cũng có nghĩa là độ tập trung rủi ro cao. Những ngành mà các NHTM cổ phần tập trung cho vay bao gồm: thương mại; sản xuất gia công chế biến; dịch vụ cá nhân và cộng đồng; xây dựng; giao thông vận tải kho bãi (Bùi Diệu Anh, 2012).
Cơ cấu danh mục cho vay theo lĩnh vực đầu tư: tỷ trọng dư nợ phi sản xuất (cụ
thể là BĐS và chứng khốn) cịn khá cao ở hầu hết các NHTM.
Cơ cấu danh mục cho vay theo thời hạn: các ngân hàng vẫn chú trọng cho vay kỳ
hạn ngắn hơn là kỳ hạn dài, tuy xu hướng giảm dần tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng cho vay trung dài hạn qua các năm nhưng mức giảm rất ít. Tuy nhiên xét trong bối cảnh thực tế nguồn huy động của các NHTM cổ phần chủ yếu là ngắn hạn, độ ổn định khơng cao, thì cơ cấu hiện nay cũng tương đối hợp lý.
Cơ cấu danh mục cho vay theo đối tượng khách hàng: hầu hết các NHTM cổ
phần chú trọng cho vay đối với cá nhân và các công ty cổ phần, công ty TNHH và tư nhân. Tỷ trọng vốn cho các loại chủ thể này hầu hết chiếm từ 80 - trên 90% tổng dư nợ, trong khi tỷ trọng cho vay doanh nghiệp doanh nghiệp sở hữu có xu hướng giảm dần, thị phần cho vay các doanh nghiệp này chủ yếu thuộc các NHTM nhà nước và các cơng ty tài chính.
Tóm lại, danh mục cho vay của các NHTM hiện nay có dấu hiệu tiềm ẩn rủi ro tập trung khá lớn. Những rủi ro này sẽ trở thành tổn thất tài chính nghiêm trọng cho các ngân hàng một khi nền kinh tế biến chuyển bất lợi. Điều này đã được minh chứng thông qua kết quả hoạt động thực tế của ngân hàng nước ta trong những năm qua.
2.1.2.2 Nợ xấu
Một trong những rủi ro đe dọa sự ổn định của hệ thống NHTM là nợ xấu. Chưa bao giờ vấn đề nợ xấu trong hệ thống NHTM lại được quan tâm nhiều như vậy, nhất là từ năm 2011. Hiện nay, phân loại nợ xấu của Việt Nam được quy định chi tiết tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và được sửa đổi theo Thông tư 15/2010/TT- NHNN. Tuy nhiên, con số từ các nguồn như tổ chức tín dụng, NHNN, tổ chức quốc tế đưa ra cũng còn nhiều khác biệt. Chẳng hạn như số liệu từ NHNN cho biết, đến hết tháng 12/2013 tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng là 3,79%. Trên thực tế, tỷ lệ này vốn có sự chênh lệch giữa con số các NHTM “tự báo cáo” và của cơ quan thanh tra giám sát, thông thường con số của cơ quan giám sát sẽ cao hơn một vài điểm phần trăm. Tuy nhiên, một số tổ chức quốc tế bằng những phân tích đáng để tham khảo đã đánh giá tỷ lệ này phải ở mức hai con số.
Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ đã liên tục tăng từ năm 2008 đến nay, nhưng trong năm 2013 tỷ lệ này có phần suy giảm. Theo số liệu của NHNN, tỷ lệ nợ xấu cuối năm 2010 là 2.16%, cuối năm 2011 là 3.10%, từ năm 2012 đến nay được thể hiện trong hình 2.6.
Hình 2.6 Tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ tín dụng theo cơng bố của NHNN
Nguồn: NHNN
Con số trên được NHNN cập nhật trên cơ sở báo cáo định kỳ của các TCTD. Còn con số giám sát của cơ quan này thường cao hơn và hiện chưa có con số chính thức để so sánh. Theo trang tin cafef.vn, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 diễn ra ngày 01/4/2014, Thống đốc NHNN cho biết, hiện nay tỷ lệ nợ xấu theo báo cáo của các tổ chức tín dụng đã giảm khá mạnh, chỉ còn khoảng 3,6 – 3,9%, nhưng theo đánh giá của NHNN thì tỷ lệ này vẫn ở khoảng 7%. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là chiếm một nửa trong tổng số nợ xấu là nợ nhóm 4 và nhóm 5. Cho đến nay, các NHTM đã đưa ra chính sách tập trung xử lý chủ yếu cho nợ nhóm 3, tức là tái cơ cấu lại nợ theo hướng giãn kỳ hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm 2 chứ khơng đưa xuống nhóm 3. Đồng thời, NHNN cũng cho phép NHTM sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để giải quyết dứt điểm nợ nhóm 5. Tức là, chuyển nợ nhóm 5 ra ngồi bảng, xóa nợ nhóm 5 trên bảng cân đối tài sản của ngân hàng, có thể là cả nhóm 4.
Theo báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc Gia (NFSC), tổ chức này đã thực hiện đánh giá lại nợ xấu của các TCTD trên cơ sở xác định tỷ trọng nợ xấu đối
với các khoản mục có tính chất tín dụng thơng qua khảo sát, phỏng vấn, điều tra chọn mẫu. Theo đánh giá lại, giá trị nợ xấu điều chỉnh toàn hệ thống cuối năm 2011 là 320.822 tỷ đồng, và tỷ lệ nợ xấu/dư nợ điều chỉnh là 11,48%, cao gấp 4,16 lần tỷ lệ nợ xấu báo cáo của các TCTD. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh của nhóm NHTM cổ phần là 13,98%, cao gấp 7,53 lần so với tỷ lệ nợ xấu báo cáo. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu điều chỉnh của nhóm NHTM nhà nước (NHTMNN) và ngân hàng liên doanh (NHLD)), ngân hàng nước ngoài (NHNNg) cũng ở mức cao, lần lượt là 8,15% và 7,55%, gấp 2,84 và 4,1 lần so với số liệu báo cáo. Kết quả trên cho thấy rủi ro hệ thống tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng rất lớn. Việc các NHTM lách hạn mức tăng trưởng tín dụng, che giấu dư nợ cho vay BĐS, chứng khoán, nợ xấu… dẫn tới việc kiểm soát và phát hiện rủi ro khó khăn hơn, gây tổn hại đến chính NHTM đó, tác động lan truyền và ảnh hưởng xấu tới toàn hệ thống NHTM.
Bảng 2.4 Nợ xấu điều chỉnh năm 2011
Nhóm TCTD Theo báo cáo Điều chỉnh
Giá trị nợ xấu (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu (%) Giá trị nợ xấu (tỷ đồng) Tỷ lệ nợ xấu (%) NHTM NN 37.090 2,95% 105.251 8,15% NHTM CP 21.283 2,30% 160.273 13,98% NHLD, NHNNg 3.964 1,86% 16.250 7,55% CTTC, CTTC 14.706 16,56% 39.048 27,6% Toàn ngành 77.042 3,10% 320.822 11,48% Nguồn: NFSC
Bên cạnh đó, theo báo cáo ra ngày 8/8/2012 của Moody thì xét tới mức độ minh bạch thấp trong các dữ liệu của Việt Nam thì chất lượng tài sản của các ngân hàng Việt Nam trên thực tế tệ hơn nhiều so với con số tỷ lệ nợ xấu 3,1% tính đến cuối năm 2011. Theo đánh giá của Fitch, các ngân hàng Việt Nam mới chỉ đề cập đến nợ đặc biệt (special – mention loans – SMLs), đây chỉ là một bộ phận của nợ xấu, nếu phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế thì tỷ lệ này có thể ở mức 13% vào năm 2011.
Ngân hàng Thế giới (WB) cũng đưa ra nhận định con số nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam trên thực tế cũng còn thấp hơn so với ước tính theo tiêu chuẩn quốc tế. Sự khác nhau về tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng do một số nguyên nhân như: do cách phân loại nợ, phương thức tính tốn và chuẩn áp dụng khác nhau, có sự khác biệt giữa chuẩn mực kế toán của Việt Nam (VAS) và chuẩn mực kế tốn quốc tế (IFRS), thơng tin về khách hàng vừa thiếu, vừa không chuẩn xác; hoạt động thâu tóm, mua bán, sáp nhập, các cơng ty sân sau, sở hữu chéo trong ngân hàng; đạo đức nghề nghiệp của một số cán bộ ngân hàng và khách hàng.
Bảng 2.5 Các ngành có tỷ lệ nợ xấu lớn trong tổng dư nợ của các TCTD
Ngành Tỷ lệ nợ xấu (%)
Công nghiệp chế biến, chế tạo 21,15 Bán buôn và bán lẻ 16,93 Hoạt động dịch vụ khác 12,51
BĐS 11,37
Xây dựng, Xây lắp, Vật liệu xây dựng 10,13 Vận tải, kho bãi 9,43
Nguồn: NFSC
Theo báo cáo công bố vào tháng 7/2013 của NFSC, rủi ro chéo giữa khu vực doanh nghiệp phi tài chính và các TCTD lớn do dư nợ tập trung ở mức cao vào 6 ngành có tỷ lệ nợ xấu lớn. Tỷ lệ nợ xấu của 6 ngành này cao gấp từ 2 – 5 lần so với tỷ lệ nợ xấu bình quân theo báo cáo của các TCTD. Trong 6 ngành này, chỉ có ngành Vận tải, kho bãi có tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể, từ 13,4% tại 31/12/2011 xuống 10,98% năm 2012 và tại thời điểm 30/4/2013 còn 9,34% (giảm 1,5 điểm phần trăm trong 4 tháng đầu năm 2013). Các ngành còn lại tỷ lệ nợ xấu thậm chí cịn tăng hoặc chỉ giảm không đáng kể. Tại thời điểm 30/4/2013, dư nợ của 6 ngành này chiếm tới 66,69% tổng dư nợ của các TCTD trong khi nợ xấu chiếm 81,53% nợ xấu của toàn hệ thống. Mặc dù tỷ trọng nợ xấu của 6 ngành này vẫn tăng nhẹ kể từ 31/12/2011 tới 30/4/2013 song tỷ trọng tín dụng so với tổng dư nợ các TCTD đã có xu hướng
giảm nhẹ, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2013, tỷ trọng dư nợ của 6 ngành đã giảm 1,1 điểm phần trăm so với thời điểm 31/12/2012.
Chất lượng tài sản suy giảm, nợ xấu gia tăng trong khi trích lập DPRR thấp. Nguyên nhân do các TCTD không thực hiện đúng việc phân loại nợ và che giấu dư nợ, nợ xấu dưới các hình thức khác, dẫn đến trích lập DPRR khơng đủ… trong khi các khoản đầu tư này lại có mức độ rủi ro cao hơn do quy trình thẩm định, theo dõi