Các tổ chức tham gia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 72)

CKH là một nghiệp vụ phức tạp cần sự tham gia và phối hợp chặt chẽ giữa các bên. Trên thế giới có nhiều mơ hình từ đơn giản thiếu sự có mặt của tổ chức xếp hạng tín nhiệm, đến những mơ hình phức tạp có sự tham gia của nhiều tổ chức trung gian và dịch vụ. Để đơn giản hoá, trong quy trình này khơng đề cập cơ quan hỗ trợ thanh khoản, cơ quan bảo hiểm, cơ quan quản lý tài sản CKH… Các cơ quan này nên được xem xét khi việc CKH đạt trình độ cao hơn.

Mơ hình đề xuất có sự tham gia của các tổ chức sau: (1) Người vay tiền (người có nghĩa vụ).

(2) NHTM (chủ thể tạo lập tài sản): tất cả các NHTM đều có thể là chủ thể tạo lập tài sản, tuy nhiên trong thời gian đầu nên cho phép thí điểm các NHTM đã hoạt động lâu năm và đã có hệ thống quản lý tín dụng hồn chỉnh, như vậy sẽ dễ dàng hơn trong việc chọn lựa, phân chia danh mục tài sản nhờ có các đặc tính phù hợp với tiêu chuẩn để CKH như có dịng tiền ổn định, phân tán rủi ro, có tính đồng nhất. (3) SPV: hiện nay chưa có một tổ chức nào phù hợp với mơ hình SPV. Mơ hình đề xuất nên thành lập công ty CKH do Nhà nước sở hữu 100% vốn, sau một thời gian nếu hoạt động CKH phát triển có thể cho phép thành lập các quỹ tín thác. Cơng ty này phải có đội ngũ quản lý chuyên nghiệp về nghiệp vụ như kiểm toán, định giá tài sản, hay CKH tài sản. Các mục tiêu phải được xác định rõ, hội đồng quản trị và nhóm quản lý phải được xây dựng chuyên nghiệp và độc lập. Công ty này sẽ được miễn các loại thuế.

(4) Cơ quan bảo lãnh phát hành: một hoặc một số NHTM, CTCK có tiềm lực cam kết mua tồn bộ chứng khốn phát hành ra theo giá xác định trước, góp phần làm

cho quá trình CKH được diễn ra nhanh hơn. Trên thị trường tài chính nước ta có khá nhiều định chế tài chính đã đảm nhiệm vai trị bảo lãnh phát hành thành công cho nhiều đợt phát hành trái phiếu. Các tổ chức này hồn tồn có khả năng bảo lãnh phát hành cho các đợt phát hành trái phiếu CKH.

(5) Cơ quan xếp hạng tín nhiệm: Hiện nay, UBCKNN, Vụ Tài chính, Hiệp hội các NĐT tài chính (VAFI) cũng đang xây dựng đề án thành lập công ty định mức tín nhiệm trình Bộ Tài chính xem xét. Đây là một định chế tài chính trung gian cung cấp quan điểm đánh giá độc lập của mình về mức độ tín nhiệm của một doanh nghiệp trong việc thanh toán đúng hạn nghĩa vụ tài chính. Các nghĩa vụ tài chính bao gồm trái phiếu, thương phiếu và cổ phiếu ưu đãi cũng như các nghĩa vụ tài chính khác. Hoạt động của cơng ty này làm tăng tính minh bạch của thị trường, có tác dụng định hướng đầu tư, giảm bớt rủi ro tín dụng và tiết kiệm chi phí cho hoạt động phát hành trái phiếu cho thị trường. Đối tượng của công ty sẽ là các tổ chức tài chính, ngân hàng, định chế tài chính phi ngân hàng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đặc biệt chú trọng tới các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khốn. Ngồi ra, cơng ty cũng sẽ phân tích, đánh giá các thành phần kinh tế, các chương trình đầu tư của Chính phủ trong hoạch định phát triển ngành. Trong thời gian chờ đợi sự ra đời của cơng ty định mức tín nhiệm, thì đánh giá tín dụng của CIC hiện có thể tham khảo. Tuy nhiên, việc đưa ra một báo cáo xếp hạng là cần thiết, vì vậy có thể thí điểm cho CIC hoặc một cơng ty có uy tín hoạt động liên quan đến định mức tín nhiệm đánh giá và xếp hạng trên cơ sở tham khảo các tiêu chuẩn của các tổ chức tín nhiệm quốc tế.

(6) Tổ chức tăng cường tín dụng: là Bộ Tài Chính và NHNN.

(7) NĐT: đối tượng CKH nhắm đến là các nguồn vốn đầu tư mạo hiểm. Ở nước ta có thể là các NHTM, CTCK, các quỹ đầu tư và các định chế tài chính khác trên thị trường. Ngoài ra các cá nhân giàu kinh nghiệm và kiến thức cũng có thể đầu tư vào sản phẩm này.

(8) Ngồi ra, CKH cịn cần đến sự tham gia của các tổ chức hỗ trợ khác như nhà tư vấn pháp lý, đặc biệt là sự giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước như UBCKNN và NHNN. Các doanh nghiệp, các NHTM, CTCK tham gia vào quá trình CKH cần được kiểm toán bởi các cơng ty kiểm tốn tên tuổi trên thị trường như Deloitte, E&Y, PWC, KPMG để tạo được niềm tin của các NĐT. Các nhà tư vấn pháp lý đảm bảo sự tuân thủ luật chứng khoán đang áp dụng cũng như đàm phán, soạn thảo các tài liệu nghiệp vụ. Nhà tư vấn pháp lý cũng sẽ soạn thảo một tài liệu chào hàng hoặc bản cáo bạch, mục đích của nó là để đáp ứng các yêu cầu luật định trong việc tiết lộ một số thông tin cho các NĐT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng mô hình chứng khoán hóa khoản cho vay của ngân hàng thương mại việt nam (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)