2.3 Những cơ sở cho việc áp dụng chứng khốn hóa tại nước ta
2.3.1.4 Các tổ chức hỗ trợ
Tổ chức bảo lãnh phát hành:
Thông thường, để phát hành chứng khốn ra cơng chúng, tổ chức phát hành cần phải được sự bảo lãnh phát hành. Hiện nay, các NHTM đều có chức năng bảo lãnh phát hành. Tuy nhiên, việc bảo lãnh chỉ tập trung vào các ngân hàng lớn có vốn Nhà nước như: Ngân hàng Công thương Việt Nam, NHĐT và Phát triển Việt Nam. Tính đến tháng 08/2011, có tổng cộng 102 cơng ty chứng khoán và 47 công ty quản lý quỹ đang hoạt động kinh doanh trên HOSE và HNX. Theo quy định hiện nay,
CTCK và công ty quản lý quỹ muốn thực hiện chức năng bảo lãnh phát hành thì vốn điều lệ phải đạt tối thiểu 165 tỷ đồng. Với quy định này thì có tổng cộng 49 CTCK và 1 công ty quản lý quỹ đạt yêu cầu này. Tuy nhiên chỉ có 35 cơng ty chứng khốn đăng ký kinh doanh với nghiệp vụ này, trong đó nổi bật như: CTCK Sài Gòn, CTCK Agribank, CTCK Bản Việt. Đây là những tổ chức bảo lãnh phát hành có tên tuổi trên thị trường trong nước, có năng lực tài chính tốt và có khả năng hỗ trợ cho việc CKH.
Tổ chức cung cấp dịch vụ tăng cường tín dụng: có thể là Bộ tài chính, NHNN hoặc một số tổ chức tài chính lớn và có uy tín như Vietcombank, BIDV, hoặc một số ngân hàng nước ngồi có tiếng tăm, kinh nghiệm và quan tâm đến tiềm năng CKH tại Việt Nam.
Tổ chức xếp hạng tín nhiệm:
Trước khi phát hành chứng khốn ra thị trường, việc xếp hạng tín nhiệm cho chứng khốn là cần thiết vì nó cung cấp thông tin khả năng vỡ nợ của chứng khoán cho NĐT và do đó làm cho việc lựa chọn đầu tư trở nên dễ dàng hơn.
Ở nước ngoài, bên cạnh các trung tâm cung cấp dịch vụ đánh giá doanh nghiệp vay của Nhà nước, cịn có những trung tâm chuyên thu nhập, tổng hợp và phân tích thơng tin khách hàng do tư nhân sở hữu và điều hành như: Standard&Poor’s, Moody’s, Fitch… Nhiều nước còn quy định bắt buộc ngân hàng phải có những báo cáo độc lập do một cơng ty kinh doanh thơng tin tín nhiệm cung cấp trước khi cho vay hoặc bảo lãnh. Lực lượng này góp phần đáng kể trong q trình minh bạch và cơng khai hố thơng tin trên thị trường, giảm thiểu tối đa tình trạng thơng tin bất cân xứng, giúp cho hoạt động đầu tư hiệu quả hơn.
Ở nước ta, khái niệm định mức tín nhiệm cịn rất mới mẻ. Hiện cả nước mới chỉ có một số đơn vị hoạt động trong lĩnh vực có liên quan tới định mức tín nhiệm như: Cơng ty Cổ phần tín nhiệm và xếp hạng Doanh nghiệp (CRV), Công ty Thông tin tín nhiệm và xếp hạng DN (C&R), Công ty Cổ phần báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report), Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC- thuộc Ngân hàng Nhà nước)
và Trung tâm Đánh giá tín nhiệm Doanh nghiệp (CRVC-thuộc Cơng ty Phần mềm và truyền thông Vietnamnet)… Nhưng thực tế, các đơn vị này vẫn chưa phải là tổ chức đánh giá ĐMTN theo đúng nghĩa, do hoạt động chính vẫn chỉ là cung cấp thơng tin có liên quan tới các doanh nghiệp mà chưa thực hiện nghiệp vụ đánh giá định mức tín nhiệm theo chuẩn mực quốc tế. Trong số đó, CRVC hiện đã phải tạm ngừng hoạt động.
Hiện nay Trung tâm Thơng tin tín dụng (CIC) là đơn vị duy nhất tại Việt Nam có uy tín cung cấp kết quả phân tích, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp. Đơn vị này cũng đã đưa ra các báo cáo xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, tuy nhiên, chúng cũng chỉ có ý nghĩa tại thời điểm xếp hạng, không phải trong cả một giai đoạn. Nếu việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp được thực hiện định kỳ, ít nhất là hàng tháng hoặc hàng q, thì điều này sẽ có nhiều ý nghĩa và giá trị hơn cho người sử dụng. Hiện nay, CIC mới chỉ cung cấp dịch vụ xếp hạng tín dụng theo yêu cầu, chưa phổ biến ra công chúng do chi phí khá cao.
Ở nước ta, hiện nay thực chất chưa có một cơng ty đánh giá tín nhiệm nào được gọi là chuyên nghiệp, và cũng chưa có một tổ chức chuyên nghiệp nào thực hiện dịch vụ cung cấp các chỉ tiêu xếp hạng tín dụng doanh nghiệp để từ đó làm cơ sở để xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp. Các cơng ty kiểm tốn mặc dù đã rất nỗ lực trong việc đa dạng hóa các dịch vụ cung cấp, song, với nguồn nhân lực còn khan hiếm như hiện nay, thị trường mục tiêu của các công ty này vẫn chỉ là cung cấp các dịch vụ kiểm tốn các cơng ty niêm yết hay tư vấn cổ phần hóa, định giá doanh nghiệp. Cho đến hết quý 1 năm 2014, khuôn khổ pháp lý cho vấn đề này cũng chưa được thiết lập hoàn thiện, mặc dù Dự thảo Nghị định về Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp định mức tín nhiệm (CRA) đã được xây dựng và lấy ý kiến rộng rãi. Mặt khác, thị trường Việt Nam được coi là khá dễ tính khi sẵn sàng tiếp nhận các đợt phát hành trái phiếu lớn của các doanh nghiệp mà khơng cần phải đánh giá định mức tín nhiệm. Tuy nhiên xếp hạng tín dụng nói riêng hay định mức tín nhiệm nói chung vẫn là một công cụ rất quan trọng đối với thị trường tài chính cũng như để các nhà hoạch định chính sách quản lý thị trường.
Nhà đầu tư:
Hiện nay có rất nhiều quỹ đầu tư tại việt nam, trong đó nhiều quỹ đã hoạt động chuyên nghiệp và có sự tham gia quản lý của các chuyên gia nước ngồi giàu kinh nghiệm. Bên cạnh đó là hệ thống các ngân hàng, cơng ty tài chính, CTCK, cơng ty bảo hiểm đã tham gia TTCK khá lâu, đặc biệt là thị trường trái phiếu, trong đó có các cơng ty bảo hiểm của nước ngoài và các chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Ngoài ra trên thị trường cũng có khá nhiều NĐT cá nhân với kiến thức và kinh nghiệm vững chắc về thị trường tài chính. Sự đa dạng của các NĐT ở Việt Nam sẽ phù hợp với các gói CDO có mức độ rủi ro khác nhau. Do đó khả năng phát hành thành công các sản phẩm CKH sẽ cao, đặc biệt trong bối cảnh lãi suất thị trường ngày càng giảm như hiện nay.
2.3.2 Cơ sở pháp lý
2.3.2.1 Quy định pháp luật
Chế độ pháp lý đối với SPV:
Trong giao dịch CKH, việc lựa chọn hình thức pháp lý của SPV có ý nghĩa quan trọng. Theo quy định hiện hành của Luật Doanh nghiệp 2005, chỉ có hai hình thức tổ chức kinh doanh phù hợp với chức năng của SPV là công ty cổ phần và công ty TNHH vì những doanh nghiệp này được phép phát hành chứng khốn (cơng ty TNHH chỉ có thể phát hành chứng khoán nợ). Trong các giao dịch CKH quốc tế hay giao dịch CKH theo luật Anh Mỹ, có thể thấy SPV thường được thành lập theo hình thức quỹ tín thác (trust). Hiện nay, pháp luật nước ta cho phép thành lập các quỹ đầu tư chứng khoán được quản lý bởi công ty quản lý quỹ và có một số đặc điểm pháp lý gần giống với quỹ tín thác. Mặc dù vậy, quỹ đầu tư được thành lập theo các quy định nêu trên khơng phải là một hình thức phù hợp đối với SPV trong giao dịch CKH.
Mới đây Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) đi vào hoạt động theo Nghị định 53 của Chính phủ, sau khoảng một năm với nhiều
tranh luận và chuẩn bị. Tuy nhiên, cơ sở pháp lý cụ thể hơn cho hoạt động của VAMC vẫn đang trong q trình hồn thiện.
Chế độ đăng ký kinh doanh:
Theo quy định hiện hành, mọi doanh nghiệp đều phải đăng ký ngành nghề kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh (theo hệ thống mã số ngành nghề theo quy định). Trong giao dịch CKH, SPV bị hạn chế không cho phép tham gia vào các hoạt động kinh doanh, chỉ được thực hiện các nghiệp vụ quy định cho mục đích thành lập, nhưng hiện nay chưa có ngành nghề hoạt động CKH trong danh mục các ngành nghề theo quy định.
Luật Phá sản:
Từ góc độ pháp lý, những quy định về phá sản doanh nghiệp ảnh hưởng khơng nhỏ tới tính khả thi của giao dịch CKH dự kiến. Về phương diện này, các NĐT thường quan tâm trong trường hợp bên thế chấp và đi vay bị phá sản cũng không ảnh hưởng tới quyền sở hữu các tài sản tài chính cũng như khả năng trả nợ của SPV.
Mặc dù nước ta đã ban hành Luật Phá sản doanh nghiệp nhưng thực tiễn cho thấy, những quy định của luật này chưa đáp ứng được sự phát triển của kinh tế - xã hội. Đối với các NĐT trong giao dịch CKH, việc tịa án có thể coi các giao dịch bán tài sản trong vòng sáu tháng trước ngày nộp đơn phá sản của doanh nghiệp là vô hiệu và phải được hoàn trả lại cho doanh nghiệp phá sản là một rủi ro pháp lý đáng cân nhắc.
Ngoài ra Luật Phá sản doanh nghiệp cũng chưa quy định rõ cách thức xử lý phần vốn góp của doanh nghiệp phá sản trong vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp khác. Do vậy, trong trường hợp người sở hữu ban đầu phá sản, các NĐT vào chứng khoán nợ do SPV (nếu do người sở hữu ban đầu thành lập) phát hành có thể gặp một số rủi ro. Một là tịa án có thể u cầu SPV phải thanh toán lại phần vốn mà người sở hữu ban đầu đã góp trong SPV cho người sở hữu ban đầu để lấy tiền trả nợ. Hai là nếu SPV là cơng ty TNHH một thành viên, thì SPV này có thể bị giải thể vì thành viên sáng lập bị phá sản.
Qui định về CKH:
Quyết định số 169/1999/QĐ-TTg ngày 19/08/1999 về việc phê duyệt Danh mục công việc và Bảng phân công triển khai, thực hiện Chương trình Hành động Hà Nội, trong khn khổ hợp tác ASEAN có giao nhiệm vụ cho uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cùng phối hợp với Bộ Tài chính, NHNN thúc đẩy CKH.
Quyết định số 128/2007/QĐ-TTg ngày 02/08/2007 về việc phê duyệt Đề án phát triển thị trường vốn Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020, trong đó đề cập đến giải pháp trước mắt là phát triển các sản phẩm từ CKH tài sản và các khoản nợ.
Nhìn chung vẫn chưa có văn bản luật chi tiết về thành lập và vận hành thị trường CKH.
2.3.2.2 Chế độ kế toán
Các quy định về chuyển nhượng khoản phải thu, quy định về hạch toán ngoại bảng các giao dịch CKH đều chưa được quy định.
2.3.2.3 Các quy định về thuế
Hệ thống thuế Việt Nam vẫn cịn tình trạng đánh thuế hai lần, do vậy cần thiết kế lại hệ thống thuế sao cho hợp lý và làm cho CKH đạt hiệu quả kinh tế hơn so với các cơng cụ tài chính khác.
2.3.2.4 Thị trường tài chính
Thị trường tài chính nhìn chung đã đi vào hoạt động ổn định. Các NĐT hiện nay cũng đã làm quen với các kỹ thuật đầu tư trên TTCK và khơng khó để thuyết phục họ đầu tư vào các chứng khoán này. Các Sở giao dịch được thành lập và không ngừng nâng cao công nghệ để đáp ứng với sự phát triển của thị trường. Sự có mặt của các ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh là một thuận lợi đáng kể để cung cấp các dịch vụ tài chính hay tư vấn trong việc CKH.
Trong thời gian gần đây, các đợt phát hành TPCP và trái phiếu ngân hàng trên thị trường tập trung và trái phiếu doanh nghiệp thành công đã tạo tiền lệ tốt để các doanh nghiệp dựa vào đó định giá chứng khốn.
Tốc độ phát triển tương đối nhanh của thị trường bảo hiểm nước ta cũng là một thuận lợi đối với sự phát triển của công cụ CKH. Ngành bảo hiểm bắt đầu chấp nhận bảo hiểm rủi ro trong hoạt động ngân hàng như rủi ro tác nghiệp, rủi ro tín dụng.
Các giao dịch phái sinh như kỳ hạn, hoán đổi quyền chọn, giao sau chưa xuất hiện tại hai Sàn giao dịch chính thức nhưng đã được ứng dụng cho chứng khốn chưa niêm yết. Cịn trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, các kỹ thuật nghiệp vụ phái sinh thường được tận dụng để hợp thức hóa tỷ giá hối đối thực giao dịch dù NHNN cấm đoán. Một số ngân hàng đã sử dụng kỹ thuật hoán đổi để xử lý chênh lệch lãi suất quá lớn giữa cho vay bằng nội tệ và ngoại tệ hay để lách trần lãi suất khi chưa có cơ chế cho vay theo lãi suất thỏa thuận thả nổi.
Kết luận chương 2
Cho đến nay, CKH vẫn chưa được áp dụng tại Việt Nam do nhiều khó khăn từ thị trường CKH thế giới và những hạn chế từ nội tại của Việt Nam. Bên cạnh đó, những thuận lợi để ứng dụng CKH cũng khơng ít, nhất là trong bối cảnh hệ thống NHTM Việt Nam đang đứng trước nhu cầu nâng cao hiệu quả hoạt động, xử lý nợ xấu. Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh của các NHTM Việt Nam nhìn chung khơng có nhiều tiến triển do môi trường kinh doanh không thuận lợi cũng như do nhiều nguyên nhân chủ quan của hệ thống NHTM. Tăng trưởng tín dụng trong ba năm qua rất thấp, trong khi nợ xấu vẫn còn khá cao mặc dù đã có nhiều giải pháp cải thiện. Tuy nhiên, những khó khăn trên đã tạo điều kiện để thị trường tài chính ra đời thêm sản phẩm mới, một phần giúp giải quyết khó khăn của hệ thống NHTM, đồng thời tạo thêm sản phẩm mới thu hút NĐT trên thị trường tài chính. Hiện nay, những nền tảng về cơ sở pháp lý và định chế tài chính ở Việt Nam liên quan đến CKH đã có mặc dù vẫn chưa hồn thiện. Vì vậy, việc nghiên cứu một mơ hình cụ thể và đề xuất các giải pháp để ứng dụng CKH các khoản cho vay của NHTM Việt Nam là rất cần thiết trong thực tiễn hiện nay.
Chương 3
GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG MƠ HÌNH CHỨNG KHỐN HĨA CÁC KHOẢN CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
VIỆT NAM
Trong điều kiện thị trường tài chính nước ta hiện nay, việc xây dựng mơ hình đầy đủ để CKH các khoản cho vay là có thể thực hiện nhưng vẫn cịn nhiều khó khăn. Rất nhiều nhân tố khách quan và chủ quan sẽ có tác động không nhỏ tới việc vận hành mơ hình. Tuy nhiên, đề tài cũng xin đề xuất giải pháp ứng dụng một mơ hình giả định.
3.1 Nội dung của mơ hình