CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2 Thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động tại Trường Cao Đẳng Nghề
2.2.4.1 Tình hình tài chính của trường
Trường Cao đẳng nghề là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo một phần kinh phí theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Kinh phí hoạt động thường xuyên của Trường được cấp từ ngân sách địa phương và nguồn thu sự nghiệp.
Bảng 2.8: Tổng hợp các khoản thu chi của Nhà trường từ năm 2012-2015
ĐVT:1.000 đồng
STT NỘI DUNG 2012 2013 2014 2015
(dự toán) A NGUỒN KINH PHÍ THƯỜNG XUYÊN
1 Ngân sách cấp chi
2 Thu sự nghiệp 2,602,000 4,397,000 4,589,728 4,930,000
3 Thu hoạt động
dịch vụ 1,895,471 2,944,036 2,942,150 3,500,000
B NGUỒN KINH PHÍ KHƠNG THƯỜNG XUN
1 Kinh phí nghiên cứu khoa học 50,000 50,000 85,000 150,000 2 Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia và dự án 9,915,000 13,256,899 12,149,249 15,000,000
C CHI HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN
1 13,092,731 18,850,888 21,103,161 20,642,000
D CHI HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ
1 1,840,673 2,930,482 2,890,334 3,400,000
(Nguồn: Tổng hợp số liệu từ Phòng Đào tạo)
Về nguồn thu: Nguồn thu tài chính hàng năm của Trường có được từ các
nguồn sau:
Ngân sách cấp chi thường xuyên (chiếm khoảng 65%) do ngân sách nhà nước (NSNN) cấp ổn định hằng năm cho hoạt động sự nghiệp của trường dựa theo chỉ tiêu đào tạo. Nguồn thu từ NSNN cấp chi thường xuyên tăng lên là do trong những năm qua quy mô đào tạo của trường tăng lên. Đây là nguồn kinh phí được tự chủ nghĩa là nhà trường có thể chi dùng nguồn này để duy trì các hoạt động thường xuyên của mình theo định mức được qui định trong qui chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Nếu sử dụng không hết, trường được mang sang năm sau sử dụng tiếp. Theo định hướng của Bộ Giáo dục và đào tạo trong thời gian tới các trường đại học, cao đẳng phải tự chủ hoàn tồn về tài chính và việc miễn học phí cho HSSV học nghề sẽ chấm dứt. Vì vậy, nguồn kinh phí này sẽ khơng cịn được NSNN cấp phát mà được hình thành từ nguồn thu học
Kinh phí từ các nguồn thu sự nghiệp và dịch vụ (chiếm khoảng 20%): Nguồn này được hình thành từ một phần học phí của các sinh
viên học nghề, các lớp đào tạo liên kết, các lớp ngắn hạn, lệ phí tuyển sinh và hoạt động dịch vụ của các trung tâm. Nhà trường được tự chủ nguồn này để bổ sung nguồn kinh phí thường xuyên do NSNN cấp, chi thu nhập tăng thêm cho CBCNV, cải thiện phúc lợi tập thể. Hiện nay, nguồn thu này có khuynh hướng tăng lên và tương lai dần trở thành nguồn thu chính của nhà trường.
Kinh phí chương trình mục tiêu quốc gia. Đây là nguồn chủ yếu
giúp nhà trường phát triển CSVC, trang thiết bị cho phòng học, các xưởng lắp ráp, hàn, cơ khí. Nguồn ngân sách này đang có xu hướng tăng dần qua các năm, chính nhờ nguồn thu này mà các phịng học và nhà xưởng được trang bị nhiều máy móc hiện đại đáp ứng ngày một tốt hơn cho công tác đào tạo và nâng cao tay nghề của HSSV.
Về nguồn chi: Nhà trường có kế hoạch phân bổ và sử dụng các khoản chi theo
đúng quy định của pháp luật và tuân theo quy chế chi tiêu nội bộ của Trường. Các khoản chi của Nhà trường được phân bổ thành Chi hoạt động thường xuyên và Chi hoạt động dịch vụ, các khoản chi này cũng có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với các nguồn thu. Tất cả các khoản chi đều phải có chủ trương và dự toán được Hiệu trưởng phê duyệt trước khi bắt đầu thực hiện. Hàng năm, trường đều tổng kết, công bố việc phân bổ tài chính hàng năm trong cuộc họp với Ban giám hiệu, các phòng ban, các trưởng khoa và đội ngũ giảng viên toàn trường được biết.