CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.2.4. Xác định các thước đo, chỉ tiêu và phương hướng thực hiện
Dựa vào kinh nghiệm xây dựng BSC của các trường đại học – cao đẳng trong và ngoài nước đã nêu ở Chương I, tác giả đã đúc kết và đề xuất KPI cho từng phương diện của trường. Đồng thời, tác giả cũng kết hợp với phương pháp phỏng vấn chuyên gia (Bảng khảo sát ở Phụ lục 18 và Phụ lục 19) để chọn và tìm ra các thước đo và chỉ tiêu phù hợp nhất (Phụ lục 20) có thể đem vào đo lường kết quả hồn thành từng mục tiêu mà Nhà trường đang hướng tới. Sau đây là tổng hợp các
KPI tác giả, Ban chuyên gia và hiệu trưởng đã nhất trí sử dụng để đo lường kết quả hoạt động của trường trong năm 2016.
3.2.4.1. Phương diện khách hàng
Đối với mục tiêu thứ nhất “Mở rộng quy mô đào tạo”, ba thước đo được đề
xuất là: “Số ngành nghề mới mở thêm hàng năm”, “Tỷ lệ hồ sơ đăng ký tăng thêm qua các năm” và “Tỷ lệ HSSV nhập học so với số lượng hồ sơ đăng ký”.
Thước đo “Số ngành nghề mới mở thêm hàng năm” nhằm xác định khả đáp ứng nhu cầu của người học, nhà tuyển dụng và xã hội. Theo báo cáo tổng kết hàng năm của Phòng Đào tạo, trung bình mỗi năm Nhà trường đều mở thêm một ngành mới để có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Do vậy, tác giả đã đề xuất số lượng một ngành mới cho thước đo “Số ngành nghề mới mở thêm hàng năm”.
Thước đo “Tỷ lệ hồ sơ đăng ký tăng thêm qua các năm” nhằm xác định tỷ lệ HSSV tuyển được tại trường tăng thêm so với các kỳ tuyển sinh trước và thước đo “Tỷ lệ HSSV nhập học so với số lượng hồ sơ đăng ký” nhằm xác định tỷ lệ HSSV nhập học thực tế so với số lượng tuyển sinh được sau mỗi kỳ tuyển sinh. Theo tổng hợp báo cáo tuyển sinh từ 2010 – 2015 của Phòng Đào tạo, tác giả tính được Tỷ lệ hồ sơ đăng ký tăng thêm qua các năm dao động từ 11% - 27% và Tỷ lệ HSSV nhập học so với số lượng hồ sơ đăng ký dao động từ 75% - 98%. Sau khi tham khảo ý kiến của Phòng Đào tạo, tác giả đề xuất con số 15% cho “Tỷ lệ hồ sơ đăng ký tăng thêm qua các năm” và 90% cho “Tỷ lệ HSSV nhập học so với số lượng hồ sơ đăng ký”.
Kết quả khảo sát các chuyên gia về mức độ phù hợp (từ 1 5) của các thang đo và chỉ tiêu của thang đo này (Phụ lục 20).
Đánh giá của chuyên gia thứ 1
đến chuyên gia 11 Điểm
TB
Quyết định của Thước đo 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
HT
Số ngành nghề mới mở thêm
hàng năm 5 5 5 4 5 4 5 5 3 5 5 4.64
Đồng ý Tỷ lệ hồ sơ đăng ký tăng
thêm qua các năm 4 3 4 5 2 5 3 2 3 5 4 3.64
Không đồng ý Tỷ lệ HSSV nhập học so với
số lượng hồ sơ đăng ký 4 4 3 4 2 4 3 3 3 3 4 3.36
Không đồng ý
Sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia, Hiệu trưởng đã đưa ra quyết định cuối cùng là sử dụng thước đo “Số ngành nghề mới mở thêm hàng năm” với chỉ tiêu mở mới thêm một ngành trong năm 2016.
Với mục tiêu thứ hai “Học sinh, sinh viên năm cuối được đi thực tập sản xuất đúng chuyên ngành”, tác giả đề xuất thước đo “Tỷ lệ sinh viên thực tập đúng
chuyên ngành” với chỉ tiêu 100% cho năm 2016. Hiện nay, HSSV các nghề trọng điểm đều được Nhà trường sắp xếp thực tập tại các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh sao cho phù hợp với ngành học của HSSV. Vì vậy với mục tiêu đã đề ra, sắp tới Nhà trường vẫn sẽ cố gắng để giữ được tỷ lệ này đối với các nghề trọng điểm và tăng tỷ lệ 100% đối với các nghề khác. Thước đo này đã được Hiệu trưởng và các chuyên gia thông qua, các trưởng khoa cũng cam kết sẽ cố gắng đạt được chỉ tiêu đề ra.
Với mục tiêu “Sinh viên tốt nghiệp có chất lượng”, tác giả đề xuất ba thước
đo, đó là “Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp so với số lượng đủ điều kiện dự thi”, “Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp loại khá, giỏi hàng năm” và “Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành”.
Theo Báo cáo tốt nghiệp của Phịng Đào tạo thì hàng năm có khoảng 90% HSSV tốt nghiệp so với số HSSV theo học, trong đó gần 35% HSSV xếp loại khá, giỏi. Do vậy, tác giả đề xuất tỷ lệ HSSV tốt nghiệp so với số lượng đủ điều kiện dự thi là 90% và Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp
Riêng thước đo “Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành”, Nhà trường ln cố gắng để đạt được tỷ lệ 90%. Phịng công tác sinh viên sẽ gửi phiếu khảo sát vào email của HSSV tốt nghiệp (nhờ lớp trưởng các lớp tập hợp email HSSV trước khi ra trường). Trong thời gian qua, Nhà trường đã triển khai nhiều hình thức, nhiều kênh thông tin để khảo sát, thu thập và đánh giá tình hình việc làm của HSSV sau khi tốt nghiệp. Kết quả là 100% HSSV tốt nghiệp các nghề trọng điểm có việc làm đúng chuyên ngành do Nhà trường tuyển sinh và dạy theo đơn đặt hàng của Tỉnh, các doanh nghiệp Nhật bản, HSSV tốt nghiệp các nghề kế tốn, cơng nghệ thông tin và các nghề khơng trọng điểm khác có việc làm đúng chun ngành trung bình từ 80-90%. Vì vậy, tác giả đề xuất tỷ lệ này sẽ ổn định ở mức 90%.
Với mục tiêu này, Hiệu trưởng đã quyết định chọn hai thước đo: - “Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp loại khá, giỏi hàng năm” với tỷ lệ 40%.
- “Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp có việc làm đúng chuyên ngành” với tỷ lệ 90%.
Tác giả thấy rằng nếu Nhà trường thực hiện tốt nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo đồng thời theo như phân tích về cơ hội của Nhà trường thì nhu cầu nguồn nhân lực của khu vực trong những năm tới sẽ tăng cao nên con số này là hồn tồn có thể đạt được.
Để biết Nhà trường có đạt được mục tiêu “Nâng cao sự hài lòng của các bên
liên quan” hay không, tác giả đề xuất các thước đo sau:
Thước đo “Mức độ hài lịng của HSSV đối với từng mơn học” sẽ được thực hiện bằng cách HSSV sẽ được yêu cầu trả lời phiếu khảo sát do cán bộ coi thi phát vào cuối buổi thi kết thúc học phần.
Trong thước đo “Mức độ hài lòng của HSSV năm cuối”, Nhà trường cũng nên tiến hành khảo sát HSSV cuối khóa về sự hài lịng của họ đối với chất lượng đào tạo của Nhà trường (Phụ lục 11). Thời gian khảo sát thích hợp nhất theo tác giả là tháng cuối cùng trước khi HSSV ra trường tức là vào đầu tháng 7.
Thước đo “Mức độ hài lòng của sinh viên sau khi đi làm” sẽ được thực hiện bằng cách khảo sát cựu sinh viên về chất lượng đào tạo của Nhà trường (Phụ lục 7). Phiếu khảo sát sẽ được gửi đến cho cựu sinh viên ba khóa gần nhất vào tháng 12 hàng năm.
Thước đo “Tỷ lệ cựu sinh viên quay lại trường để học thêm khóa học khác”.
Thước đo “Mức độ hài lòng của nhà tuyển dụng” sẽ được thực hiện bằng cách khảo sát sự hài lòng của nhà tuyển dụng về chất lượng của sinh viên tốt nghiệp tại trường. Việc khảo sát các nhà tuyển dụng chuẩn bị được Nhà trường áp dụng vào cuối năm 2015 qua Bảng khảo sát Doanh nghiệp (Phụ lục 12).
Sau khi thu về các phiếu khảo sát HSSV, cựu HSSV và nhà tuyển dụng, Phòng Thanh tra và Phòng Kiểm định sẽ xử lý số liệu qua sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Mức độ hài lịng bình qn càng cao (> 4) chứng tỏ các bên có liên quan hài lịng về chất lượng đào tạo của Trường. Ngược lại, nếu mức độ hài lịng bình qn thấp (< 4), Nhà trường căn cứ vào kết quả khảo sát để biết các bên liên quan khơng hài lịng về điều gì để từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời. Mức độ hài lịng bình qn của mỗi bên liên quan được tính như sau:
Mức độ hài lịng bình qn của mỗi bên liên quan =
Tổng mức độ hài lòng
x 100% Tổng số câu hỏi được trả lời
Kết quả tính được từ các phiếu khảo sát thu về cuối học kỳ II năm 2015 cho thấy mức độ hài lịng bình qn của sinh viên khóa cuối T16 là 3,94 (Phụ lục 13) . Theo ý kiến tham khảo chuyên gia thì Nhà trường cần phải phấn đấu đạt mức hài lòng của các bên liên quan năm 2016 trung bình lớn hơn hoặc bằng 4,0.
Sau khi các chuyên gia có ý kiến về thang đo cho mục tiêu này, Hiệu trưởng đã quyết định sử dụng thang đo chung “Mức độ hài lịng bình qn của HSSV, cựu HSSV, nhà tuyển dụng” với mức hài lịng bình qn là 4 cho năm 2016.
Trong thời gian tới, để đo lường được những chỉ tiêu này, Nhà trường cần phải thực hiện các hành động sau:
- Cử cán bộ Phòng Thanh tra và Phòng Kiểm định đi bồi dưỡng thêm kiến thức về đảm bảo chất lượng trong giáo dục nghề và kỹ năng sử dụng phần mềm SPSS. - Tiến hành khảo sát chi tiết sự hài lòng của sinh viên về mơn học và khóa học. - Tiến hành khảo sát sự hài lịng của cựu sinh viên để nắm được thơng tin về tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp.
- Tập trung đến việc lấy ý kiến của các nhà tuyển dụng để cải tiến chất lượng đào tạo đáp ứng các yêu cầu của xã hội. Bởi lẽ sự công nhận của doanh nghiệp chính là minh chứng tốt nhất cho chất lượng đào tạo của Nhà trường.
3.2.4.2. Phương diện quy trình hoạt động nội bộ
Thứ nhất, để biết được Nhà trường có đạt được mục tiêu “Nâng cao chất
lượng giảng dạy” hay không, tác giả đề xuất hai thước đo sau:
Thước đo “Tỷ lệ giảng viên thực hiện giảng dạy bằng phương pháp lấy người học làm trung tâm” phải đạt 100% theo yêu cầu của trường chất lượng cao mà Nhà trường đang hướng đến. Việc kiểm tra và đánh giá giảng viên phải được thực hiện thường xuyên và liên tục, những thành phần có thể tham gia kiểm tra, nhận xét bao gồm: HSSV, Bộ mơn và phịng thanh tra, phịng kiểm định.
Tỷ lệ giảng viên thực hiện giảng dạy bằng phương pháp lấy người
học làm trung tâm =
Số lượng giảng viên thực hiện giảng dạy bằng phương pháp lấy người học làm
trung tâm x 100%
Tổng số giảng viên tham gia giảng dạy
Thước đo “Tỷ lệ môn học được cập nhật theo yêu cầu của doanh nghiệp” được tính theo cơng thức sau:
Tỷ lệ môn học được cập nhật theo yêu
=
Số môn học đã được cập nhật theo yêu cầu của DN
x 100% Tổng số môn học
cầu của DN
Việc cập nhật chương trình từng mơn học sẽ do từng khoa tự liên hệ với các doanh nghiệp bên ngoài hoặc thuê các chuyên gia về thẩm định lại nội dung của từng mơn để có thể đáp ứng kịp thời các yêu cầu của doanh nghiệp và xã hội. Sau mỗi học kỳ, Phòng Kiểm định và Phòng Thanh tra sẽ đến các khoa để kiểm tra giáo trình và tổng hợp số môn học đã cập nhật theo yêu cầu của Doanh nghiệp. Tỷ lệ này được phịng Đào tạo tổng kết hàng năm khoảng 80% mơn học được cập nhật thường xuyên, vì vậy tác giả đề xuất tỷ lệ 85 % cho năm 2016 và các năm sau đó.
Sau khi tham vấn ý kiến chuyên gia, hiệu trưởng quyết định sử dụng hai thước đo cho mục tiêu này là “Tỷ lệ giảng viên thực hiện giảng dạy bằng phương pháp lấy người học làm trung tâm” phải đạt 100% và “Tỷ lệ môn học được cập nhật theo yêu cầu của doanh nghiệp” là 90% cho năm 2016. Để đạt được mục tiêu “Nâng cao chất lượng giảng dạy” nhà trường cần phải thực hiện ngay các hành động cụ thể sau:
- Mỗi tổ bộ môn nên tổ chức sinh hoạt chuyên môn hoặc báo cáo chuyên đề khoa học ít nhất mỗi tháng một lần.
- Phòng Thanh tra phối hợp với Phòng Kiểm định tăng cường công tác kiểm tra thực hiện giờ làm việc, giờ lên lớp, chấn chỉnh hiện tượng bỏ giờ, đi muộn về sớm của CBCNV.
Thứ hai, để đo lường việc thực hiện mục tiêu “Nâng cao khả năng học tập
của học sinh, sinh viên”, tác giả đề xuất hai thước đo sau:
Thước đo “Tỷ lệ HSSV đủ điểm qua các kỳ thi kết thúc mơn” được tính tốn theo cơng thức sau:
Theo số liệu thống kê từ Phịng Đào tạo thì tỷ lệ sinh viên vượt qua các kỳ thi kết thúc môn không được khả quan, đặc biệt đối với các lớp Trung cấp, chỉ khoảng
Tỷ lệ HSSV đủ điểm qua các kỳ thi kết thúc môn =
Số HSSV đủ điểm đậu
x 100% Tổng số HSSV dự thi
nâng cao tỷ lệ này sẽ tăng lên khoảng 80% vào năm 2016 và ổn định ở những năm sau. Công tác biên soạn ngân hàng câu hỏi, tổ chức và chấm thi do phịng kiểm định chịu trách nhiệm, vì vậy các yếu tố tiêu cực trong thi cử và chạy theo thành tích đã được loại bỏ, thước đo này càng có ý nghĩa và đo lường chính xác hơn.
Thước đo “Tỷ lệ HSSV tốt nghiệp đúng thời hạn”. Theo báo cáo cuối năm của Phịng Đào tạo cơng bố thì tỷ lệ HSSV tốt nghiệp hàng năm là khoảng 90%. Tuy nhiên, theo quan sát của tác giả thì trong 90% này vẫn có một số HSSV tốt nghiệp trễ hạn. Vì vậy, Nhà trường nên phấn đấu đến năm 2016 sẽ có 85% HSSV tốt nghiệp đúng thời hạn.
Tổng hợp ý kiến chuyên gia, hiệu trưởng đã quyết định sử dụng thước đo “Tỷ lệ HSSV đủ điểm qua các kỳ thi kết thúc môn” cho mục tiêu này với tỷ lệ 80% vào năm 2016.
Thời gian tới, để thúc đẩy khả năng học tập của HSSV, mỗi giảng viên với trách nhiệm của mình cần phải:
- Thiết kế, phân bổ kết cấu bài giảng hay đề thi hợp lý; sẵn sàng trao đổi và chia sẻ với HSSV về nội dung bài học.
- Tăng cường và khuyến khích cho HSSV ơn tập thực hành ở các xưởng kể cả ngoài giờ học. Mỗi giảng viên chỉ nên quản lý một nhóm HSSV vừa đủ để đảm bảo nâng cao khả năng học tập của từng HSSV.
Thứ ba, đối với mục tiêu “Có cơng trình nghiên cứu khoa học đạt cấp
tỉnh”, tác giả đề xuất hai thước đo:
Thước đo “Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học thiết bị dạy nghề tự làm đạt giải cấp tỉnh” và “Số lượng cơng trình nghiên cứu khoa học được nghiệm thu đưa vào ứng dụng thực tế tại trường”. Theo ý kiến của các chuyên gia thì mỗi năm Nhà trường cần phải có ít nhất một thiết bị dạy nghề tự làm đạt giải cấp tỉnh và một cơng trình nghiên cứu khoa học được đưa vào ứng dụng thực tế tại trường thì mới đạt tiêu chuẩn trường chất lượng cao và nâng cao được năng lực nghiên cứu khoa học. Tác giả và một số chuyên gia đề xuất chỉ tiêu hàng năm dành cho hai thước đo là
một đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải cấp tỉnh và một cơng trình nghiên cứu khoa học đưa vào ứng dụng thực tế tại trường.
Tuy nhiên, Hiệu trưởng chỉ nhất trí sử dụng thước đo “Số lượng đề tài nghiên cứu khoa học thiết bị dạy nghề tự làm đạt giải cấp tỉnh” với chỉ tiêu đặt ra là một đề tài nghiên cứu khoa học đạt giải cấp tỉnh trong năm 2016. Để đạt được chỉ tiêu đề ra cho mục tiêu này, Nhà trường cần có chính sách ưu đãi để khuyến khích HSSV và giảng viên tham gia NCKH như:
- Giảm giờ chuẩn cho giảng viên trên mỗi nghiên cứu được nghiệm thu.
- Đặc cách giờ học, cộng điểm môn học và điểm rèn luyện để HSSV có thời gian chuyên tâm nghiên cứu.
- Hỗ trợ tài chính cho HSSV, giảng viên mua sắm thiết bị, vật liệu để thực hiện các nghiên cứu.
- Có các phần thưởng hấp dẫn để thu hút giảng viên và HSSV tham gia nghiên cứu