CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2 Thực hiện nghiên cứu
3.2.2 Nghiên cứu định lượng
3.2.2.1 Xây dưng thang đo
Thang đo gốc
Nghiên cứu đã lựa chọn thang đo Likert 5 mức độ: từ 1 điểm hoàn toàn phản đối, đến 5 điểm – hoàn toàn đồng ý. Mỗi câu là một phát biểu về nội dung thực tiễn QTNNL, hiệu quả trong công việc của nhân viên. Với cách thiết kế như vậy, nhân viên cho biết đánh giá của mình về mức độ của các yếu tố thực tiễn QTNNL, hiệu quả làm việc của nhân viên.
Bảng câu hỏi được thiết kế gồm 33 câu hỏi chính trong đó có 28 biến đo lường các yếu tố thực tiễn QTNNL, 5 biến đo lường hiệu quả công việc của nhân viên. Trong bảng câu hỏi thiết kế có những câu hỏi ràng buộc để khoan vùng đối tượng như yêu cầu nhân viên đó trên 18 tuổi và đang làm việc tại một công ty sản xuất, gia công hay kinh doanh các sản phẩm dịch vụ dệt may ở khu vực TPHCM.
Tuy nhiên, để tạo nguồn dữ liệu cho việc nhận xét và đề xuất các giải pháp tác giả đã bổ sung thêm một số câu hỏi định tính về các nhân và doanh nghiệp. Phần trả lời các nội dung bổ sung này chỉ được sử dụng để tham khảo, không đưa vào thành phần của thang đo và kiểm định sự khác biệt với các tổng thể nghiên cứu.
Bảng câu hỏi tự trả lời đã được sử dụng để thu thập thông tin cần nghiên cứu trong đề tài này. Việc sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thơng tin cần nghiên cứu có những lợi ích: tiết kiệm chi phí, thời gian và nguồn nhân lực; mức độ ẩn danh cao; có được những thông tin trả lời với số lượng, nhanh chóng và hiệu quả. Sau khi xem xét nhu cầu thu thập thông tin, bảng câu hỏi tự trả lời đã được thiết kế và sử dụng để thu thập thông
tin cần thiết. Bảng câu hỏi (xem phụ lục II) chứa đựng một số thông tin cần thiết cho nghiên cứu như:
− Thông tin phân loại người trả lời như giới tính, độ tuổi, kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, thu nhập, loại hình doanh nghiệp đang cơng tác.
− Thơng tin về thực tiễn QTNNL ở các khía cạnh với các câu hỏi phản ánh chỉ số của thực tiễn QTNNL như tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, hoạch định nghề nghiệp và thăng tiến, xác định công việc, đãi ngộ về lương thưởng, động viên khuyến khích thu hút nhân viên tham gia các hoạt động.
− Thông tin về hiệu quả cơng việc nói chung.
Điều chỉnh thang đo
Theo Bless và đồng tác giả (2006) thì bảng câu hỏi tự trả lời có một số hạn chế như: Trình độ học vấn và sự hiểu biết của người trả lời đối với các thuật ngữ sử dụng trong bảng câu hỏi do vậy tác giả tiến hành khảo sát thử để đánh giá tính phù hợp và lấy ý kiến đóng góp để hồn thiện câu hỏi khảo sát hơn.
Để việc nghiên cứu định lượng đạt kết quả như mong muốn tác giả đã tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn và khảo sát thử với 20 nhân viên bằng các yếu tố đã tổng hợp từ thảo luận nhóm nhằm đánh giá mức độ phù hợp từ ngữ, ý nghĩa các câu hỏi, khả năng cung cấp thơng tin của nhân viên, tính phù hợp của các yếu tố. Sau đó hồn thiện bảng câu hỏi và tổ chức khảo sát đại trà.
Xây dựng thang đo
Thang đo nghiên cứu về thực tiễn QTNNL của nhân viên ngành dệt may gồm có 7 thành phần dựa trên thang đo của Yasir và cộng sự (2011) kết hợp nghiên cứu Văn Mỹ Lý và Trần Kim Dung (2006) và có điều chỉnh theo ý kiến chuyên gia cần thêm thành phần động viên khuyến khích vào trong thành phần thu hút nhân viên tham gia vào các hoạt động.Thang đo được xây dựng sau khi thảo luận nhóm và có sự điều chỉnh từ ngữ cho phù hợp.
Bảng 3.1 Các thang đo được sử dụng trong bảng câu hỏi nghiên cứu
Nhân tố Biến Thang đo
Thông tin về thực tiễn quản trị nguồn nhân lực
Đánh giá chi tiết về thực tiễn QTNNL ở từng khía
cạnh
Các chỉ số đánh giá về tuyển dụng
Likert 5 mức độ Các chỉ số đánh giá về huấn luyện đào tạo
Các chỉ số đánh giá về đánh giá nhân viên Các chỉ số đánh giá về hoạch định nghề nghiệp thăng tiến
Các chỉ số đánh giá về xác định công việc Các chỉ số đánh giá về lương thưởng, đãi ngộ
Các chỉ số đánh giá về động viên, thu hút nhân viên tham gia các hoạt động
Thông tin về hiệu quả công việc Đánh giá chung về hiệu
quả công việc Các chỉ số đánh giá về hiệu quả công việc Likert 5 mức độ Thông tin cá nhân
Thơng tin phân loại nhân viên
Giới tính Định danh
Độ tuổi Tỷ lệ
Thu nhập Tỷ lệ
Thâm niên cơng tác Tỷ lệ
Trình độ học vấn Cấp bậc
Hình thức sở hữu doanh nghiệp Định doanh
Nguồn tác giả
3.2.2.2 Mẫu nghiên cứu
Trong giai đoạn nghiên cứu định lượng, mẫu điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Đám đông mục tiêu là tất cả các nhân viên đang làm việc tại các công ty dệt may ở thành phố HCM. Theo một số nhà nghiên cứu, số quan sát ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) các thang đo trong luận văn có số biến là 33, như vậy mẫu nghiên cứu cần có khoảng ít nhất 165 người. Theo Leedy và Ormrod (2005) kích thước mẫu càng lớn càng tốt, để đảm bảo tính đại diện và dự trù cho những người không trả lời hoặc trả lời khơng đầy đủ.
Đối tượng khảo sát: là tồn bộ nhân viên văn phòng làm việc tại TPHCM trong ngành dệt may. Như đã định nghĩa ở phần mở đầu của đề tài, nhân viên văn phòng trong
nghiên cứu này sẽ bao gồm tồn bộ những người làm cơng ăn lương, tức không phải làm chủ doanh nghiệp, hầu hết thời gian làm việc của họ là ở trong văn phịng, nơi cơng tác có thể là các tổ chức, cơng ty, chi nhánh, văn phịng đại diện đặt tại TPHCM. Như vậy, tổng thể của khảo sát này là tất cả những người thỏa đủ ba đặc điểm là nhân viên văn phịng, làm cơng ăn lương và nơi làm việc là TPHCM.