Hàm ý về huấn luyện đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả làm việc của nhân viên văn phòng ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 82)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2 Các hàm ý quản trị

5.2.4 Hàm ý về huấn luyện đào tạo

Theo nhiều thông tin trên trang mạng và ý kiến một số trưởng phịng nhân sự thì thực tế nhân lực của ngành dệt may không đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp. Vì cung khơng đủ cầu nên các doanh nghiệp phải tuyển thêm nhân viên khơng thuộc khói chun ngành dệt may và doanh nghiệp sẽ đào tạo hướng dẫn công việc, do vậy doanh nghiệp phải tốn kém thời gian và nhân lực để hướng dẫn. Trong số các giải pháp vấn đề này một số ít doanh nghiệp đã chọn phương án luân phiên công việc, tuyển dụng nội bộ để rút ngắn thời gian học hỏi, nhưng về lâu dài các doanh nghiệp nên liên kết đào tạo, đặt đơn hàng tại các trường cao đẳng và đại học, những doanh nghiệp có điều kiện nên tuyển quản trị viên tập sự để đào tạo từ ban đầu, tài trợ các chương trình học bổng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Hiện tại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 3 trường đại học lớn có đào tạo ngành dệt may: đại học Bách Khoa TPHCM, đại học Công Nghiệp và đại học Sư Phạm Kỹ Thuật bên cạnh một số trường Cao Đẳng nghề nhưng nhân lực vẫn không thể đáp ứng đủ nhu cầu ngành. Do đó doanh nghiệp nên liên kết các trường học tạo điều kiện cho các em thực tập tại doanh nghiệp vừa quảng bá hình ảnh doanh nghiệp vừa tạo mơi trường học hỏi. Doanh nghiệp và trường học liên kết nghiên cứu và triển khai những ứng dụng cơng nghệ mới, tìm hiểu và phân tích nhu cầu thị trường trong nước và thế giới để có thể đề ra những chiến lược phù hợp, hơn thế nữa các doanh nghiệp có đơn đặt hàng cho nhà trường như một số doanh nghiệp nước ngồi đang làm vì ngành dệt may Việt Nam luôn gắng liền với sản xuất.

Chất lượng đào tạo chưa đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp và sau khi tuyển dụng doanh nghiệp phải đào tạo lại cho phù hợp. Vì vậy các trường cần rà sót lại chương trình đào tạo, thiết kế các chương trình giảng dạy mới phù hợp với tình hình thực tế ngành dệt may Việt Nam gia công là chủ yếu. Thiết kế chương trình giảng dạy phải qua tiến hành khảo sát lấy ý kiến từ phía doanh nghiệp dệt may các cựu sinh viên, học viên đã học tại trường và có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề. Nhà trường phải có các

phịng thí nghiệm dệt may, phòng thực hành giác sơ đồ, vẽ rập bằng các công nghệ hiện đại như Accumark, Lectra, GB… để gắng kết giữa lý thuyết và thực hành. Ngoài ra các giảng viên cũng tham gia vào doanh nghiệp tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp trong chương trình đào tạo huấn luyện, tham gia nhóm cải tiến, xây dựng phân xưởng sản xuất mới, đưa hình ảnh và phóng sự thực tế về ngành dệt may để sinh viên hiểu biết nhiều hơn về ngành nghề đang theo học.

Các cơ sở đào tạo xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với doanh nghiệp và người học. Phương châm đào tạo là kết hợp ngắn hạn với dài hạn, kết hợp đào tạo trong nước với đào tạo ở nước ngồi, kết hợp đào tạo chính qui, tại chức, bằng 2... với các lớp khơng chính qui như các lớp cập nhật lại, đào tạo lại, chuyên đề.

Cần dành nguồn kinh phí phù hợp cho đào tạo, xem xét chi phí đầu tư cho đào tạo như một khoản chi phí đầu tư, các doanh nghiệp cần qui định tỷ lệ phần trăm lợi nhuận trích lại đầu tư cho đào tạo giống như đầu tư xây dựng cơ bản.Tăng cường hình thức doanh nghiệp và người lao động cùng đào tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả làm việc của nhân viên văn phòng ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)