Hàm ý về động viên phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả làm việc của nhân viên văn phòng ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 77)

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ

5.2 Các hàm ý quản trị

5.2.1 Hàm ý về động viên phát triển

Thu hút nhân viên tham gia vào các hoạt động của doanh nghiệp, tạo môi trường thân thiện, thoải mái và năng động để nhân viên có thể xem cơng ty là nhà và luôn được quan tâm chia sẻ, phát huy giá trị bản thân để xây dựng ngôi nhà chung ngày càng lớn mạnh xây dựng bầu khơng khí gia đình ấm áp, cơng ty tạo điều kiện mơi trường làm việc đảm bảo an tồn vệ sinh, thoáng mát; nhân viên được trang bị đầy đủ các thiết bị làm việc, phương tiện bảo hộ lao động, vệ sinh lao động cần thiết nón bảo hộ, nút chống ồn, khẩu trang chống bụi, găng tay... Đa phần các nhân viên làm việc trong lĩnh vực dệt may đều đến từ các tỉnh thành khác nhau thường ở trọ và điều kiện sinh hoạt hạn chế do đó doanh nghiệp nên xây dựng cư xá để nhân viên có điều kiện sống tốt hơn và thuận tiện trong đi lại, một số doanh nghiệp chưa có điều kiện xây nhà thì nên hỗ trợ nhân viên tiền thuê nhà hàng tháng để họ ổn định cuộc sống và tập trung vào công việc tốt hơn.

Công nhân viên ngành dệt may thường xuyên làm việc tay chân nhiều, do đó gây tình trạng mệt mỏi nên tổ chức nghỉ giải lao để công nhân viên nghỉ ngơi đi lại trong khu vực làm việc hay tập thể dục giữa giờ giảm thiểu mệt mỏi. Động viên nhân viên giữ gìn sức khỏe, phát huy tinh thần tự giác làm việc. Phát huy các hoạt động cơng đồn gắn kết mọi người trong tổ chức bằng việc tổ chức các hoạt động trong các ngày lễ, quan tâm đến đời sống thường ngày của nhân viên. Bố trí cơng việc phù hợp ln có người chịu trách nhiệm chính và người hỗ trợ để nhân viên có thể nghỉ ốm, nghỉ phép. Quan tâm đến đời sống gia đình của nhân viên để có thể hỗ trợ kịp thời trong các tình huống xấu có thể xảy ra.

Lãnh đạo cần đánh giá đúng năng lực của nhân viên và tạo điều kiện cho họ hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao, tạo điều kiện cho họ cải tiến công việc tốt hơn. Đánh giá phát triển năng lực là việc quan trọng cần làm, khi đánh giá đúng về năng lực thực hiện công việc của nhân viên sẽ giúp doanh nghiệp tăng năng suất. Nhân viên khi được đánh giá đúng về năng lực của mình họ sẽ hài lịng vì được cơng nhận và từ đó làm

việc hăng say hơn, hiệu quả cao hơn. Tư vấn và định hướng cho nhân viên về nghề nghiệp, qua đó xác định rõ tính chất nghề nghiệp, trách nhiệm của từng vị trí cơng việc trong qui trình hay hệ thống, giúp nhân viên có cái nhìn tích cực và đầy đủ về cơng việc, đánh giá chính xác khả năng của bản thân với các yêu cầu công việc để nhân viên phấn đấu vươn lên trong công việc. Xây dựng mục tiêu cá nhân gắng với mục tiêu của phòng ban và tổ chức. Mục tiêu cần được thông báo rõ ràng và được khen thưởng nếu hồn tất cơng việc, đảm bảo là nhân viên thấy được lợi ích cá nhân trong việc đạt mục tiêu. Làm cho công việc thú vị, tạo cảm giác đam mê, u thích cơng việc, giao việc theo mức độ khó dần để thơi thúc nhân viên cố gắng nhiều hơn nữa. Thay đổi công việc, nếu nhân viên có năng khiếu trong một lĩnh vực nào đó.

Mọi việc giao cho nhân viên cần phải đánh giá và khen thưởng kịp thời để cổ vũ tinh thần nhân viên. Việc đánh giá còn tạo động lực để nhân viên tiếp tục cố gắng phấn đấu. Nếu nhân viên hoàn thành cơng việc đạt u cầu sẽ có những phần thưởng vật chất hay tinh thần cụ thể tùy vào cơng quỹ và kinh phí chương trình.

Trong các doanh nghiệp dệt may hoạt động cơng đồn cần phải tích cực quan tâm đời sống vật chất tinh thần gắn kết nhân viên trong tổ chức, động viên kịp thời đúng lúc. Hoạt động cơng đồn gây cơng quỹ giúp đỡ các hồn cảnh khó khăn, thăm hỏi nhân viên đau ốm hay tổ chức các hoạt động vui chơi cho nhân viên trong các dịp lễ tết, thuê xe đưa nhân viên ở xa về quê ăn tết và trở lại làm việc sau tết. Đơn hàng trong ngành dệt may thường không ổn định suốt năm sẽ có mùa cao điểm và mùa thấp điểm, cán bộ cấp trên nên tạo điều kiện cho nhân viên nghỉ phép trong các mùa thấp điểm để nhân viên phục hồi sức khỏe chuẩn bị kế hoạch sản xuất mới, tổ chức dẹp dọn khu vực làm việc thơng thống, vệ sinh máy móc thiết bị, tổ chức đào tạo kỹ năng cho nhân viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của thực tiễn quản trị nguồn nhân lực đến hiệu quả làm việc của nhân viên văn phòng ngành dệt may trên địa bàn thành phố hồ chí minh (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)