CHƯƠNG 3 : THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.3 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
3.3.1 Mô tả mẫu
Đây là nghiên cứu lặp lại cùng với phân tích, phương pháp chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện là phù hợp nhất. Các bảng câu hỏi nghiên cứu sẽ được gửi trực tiếp đến bạn bè, người quen để trả lời đồng thời cũng nhờ những người này gửi cho bạn bè của họ để trả lời thêm cho đến khi đạt được số lượng mẫu cần thiết.
Phần mềm Forms - Google Docs đã được sử dụng để thiết kế bảng câu hỏi trên mạng. Bảng câu hỏi này đã được gửi trực tiếp hoặc gián tiếp qua bạn bè đến đối tượng khảo sát. Nhằm đảm bảo đối tượng khảo sát là phù hợp đối với nghiên cứu này, trong thư điện tư gửi đi và trên bảng câu hỏi nghiên cứ đều có khoanh vùng đối tượng khảo sát để loại các đối tượng không phù hợp. Thư điện tử gửi cho đối tượng trả lời, bảng câu hỏi trên mạng có thể tìm thấy ở phần Phụ lục của luận văn (phụ lục II/C).
Ngoài bảng khảo sát điện tử một số bảng câu hỏi giấy được in ra và gửi trực tiếp đến các anh chị em làm việc trong ngành dệt may để thu thập nhiều kết quả hơn và cũng mở rộng đối tượng khảo sát.
3.3.2 Làm sạch dữ liệu
Trong các bảng câu hỏi thu về sẽ có các bảng khảo sát phải bị loại vì khơng đảm bảo độ tin cậy như mức đánh giá giống nhau giữa các thang đo. Các kết quả bị khảo sát thiếu trong quá trình tham gia nghiên cứu cũng bị loại bỏ. Một số câu hỏi bị vi phạm điều kiện khảo sát như nhân viên dưới 18 tuổi hay nhân viên không làm việc trong ngành dệt may nhưng vẫn tham gia khảo sát.
3.3.3 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Một trong những mục tiêu của đề tài này là xây dựng và kiểm định độ tin cậy của các thang đo của từng nhân tố thực tiễn trong QTNNL cũng như thang đo hiệu quả công việc. Hai công cụ xác định hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố sẽ giúp chúng ta thực hiện mục tiêu này.
Các thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha: phân tích hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước để loại các biến khơng phù hợp. Các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.30 và thành phần thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha nhỏ hơn 0.60 được xem xét loại (Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc, 2008).
Nhiều nhà nghiên cứu đồng ý rằng khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến gần 1 thì thang đo lường tốt, từ 0,7 đến gần 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên cứu đề nghị rằng Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng, 2008).
3.3.4 Phân tích nhân tố khám phá
Phân tích nhân tố được sử dụng chủ yếu để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt. Trong phân tích nhân tố EFA, các tiêu chí thường quan tâm đến bao gồm:
− Chỉ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin measure of sampling adequacy): là một chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO lớn (giữa 0,5 và 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp. Nếu chỉ số KMO nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng khơng thích hợp với các dữ liệu. Kiểm định Bartlett’s xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể. (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
− Hệ số tải nhân tố (factor loadings) là những hệ số tương quan đơn giữa các biến và các nhân tố, hệ số này lớn hơn 0,5 (Hair và cộng sự,1998).
− Thang đo được chấp nhận khi tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Gerbing và Anderson, 1988). Phương pháp trích “Principal Component Analysis” với phép quay “Varimax” được sửdụng trong phân tích nhân tố thang đo các thành phần độc lập.
− Hệ số eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1.
3.3.5 Phân tích tương quan – hồi quy
Trước hết hệ số tương quan giữa hiệu quả công việc chung với các nhân tố của hiệu quả công việc sẽ được xem xét. Tiếp đến, phân tích hồi quy tuyến tính đa biến bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất thơng thường (Ordinal Least Squares - OLS) cũng được thực hiện, trong đó biến phụ thuộc là hiệu quả cơng việc nói chung, biến độc lập dự kiến sẽ là thực tiễn QTNNL với tuyển dụng, đào tạo, đánh giá nhân viên, hoạch định nghề nghiệp cơ hội thăng tiến, xác định công việc, đãi ngộ về lương thưởng, động viên khuyến khích thu hút nhân viên tham gia các hoạt động.
Phương pháp lựa chọn biến Enter được tiến hành, Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng để xác định độ phù hợp của mơ hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở rộng mơ hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0. Cuối cùng, nhằm đảm bảo độ tin cậy của phương trình hồi quy được xây dựng cuối cùng là phù hợp, một loạt các dị tìm sự vi phạm của giả định cần thiết trong hồi quy tuyến tính cũng được thực hiện. Các giả định được kiểm định trong phần này gồm liên hệ tuyến tính (dùng biểu đồ phân tán Scatterplot), phương sai của phần dư không đổi (dùng hệ số tương quan hạng Spearman), phân phối chuẩn của phần dư (dùng Histogram và Q-Q plot), tính độc lập của phần dư (dùng đại lượng thống kê Durbin-Watson), hiện tượng đa cộng tuyến (tính độ chấp nhận Tolerance và hệ số phóng đại VIF).
3.3.6 Kiểm định sự khác biệt theo các biến định tính
suy rộng ra tổng thể hay khơng?
Kiểm định sự giống nhau về trung bình của các tổng thể con: Có hay khơng sự khác nhau về hiệu quả cơng việc giữa các nhóm nhân viên chia theo giới tính, độ tuổi, trình độ, thời gian cơng tác, thu nhập và loại hình doanh nghiệp.
Để kiểm định sự bằng nhau của hiệu quả công việc của các tổng thể con chia theo đặc điểm nhất định các kiểm định tham số và phi tham số đã được sử dụng. Dùng kiểm định Independent samples T-Test và kiểm định Mann-Whitney để kiểm định sự bằng nhau về hiệu quả công việc giữa nam và nữ. Tương tự, để kiểm định sự bằng nhau về hiệu quả công việc giữa các tổng thể con chia theo độ tuổi, thời gian cơng tác, trình độ, thu nhập và loại hình doanh nghiệp, phương pháp kiểm định ANOVA và Kruskal- Wallis.
Tóm tắt chương 3
Chương 3 trình bày vắn tắt hai giai đoạn nghiên cứu định tính và định lượng tác giả đã đưa ra quy trình nghiên cứu và mơ hình nghiên cứu chính thức với 7 thang đo thuộc thực tiễn QTNNL và thang đo hiệu quả làm việc của nhân viên. Dựa theo Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc tác giả đã chọn được kích thước mẫu 205 người tham gia khảo sát. Đồng thời tác giả đưa ra những phương pháp phân tích dữ liệu như hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA , các kiểm định kiểm tra độ tin cậy và phân tích tương quan hồi quy, kiểm định sự khác biệt các biến định tính.