Quy trình cung cấp SPDV NHBL

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ bán lẻ của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 67 - 69)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh về dịch vụ bán lẻ của Ngân hàng TMCP

3.2.8.1. Quy trình cung cấp SPDV NHBL

Từ tháng 9/2008, BIDV chính thức chuyển đổi mơ hình tổ chức kinh doanh, theo đó mơ hình hoạt động tại BIDV có sự phân tách rõ ràng giữa bộ phận trực tiếp kinh doanh và bộ phận hỗ trợ kinh doanh, giữa khối bán buôn (phục vụ đối tượng là các khách hàng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế) và khối bán lẻ (phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân, hộ gia đình), giữa bộ phận đề xuất tín dụng và bộ phận phê duyệt tín dụng…Riêng đối với hoạt động NHBL, BIDV phân tách rõ giữa bộ phận tư vấn, tiếp xúc và bán SPDV NHBL với bộ phận tác nghiệp.

Thứ nhất: Sản phẩm huy động vốn

Quy trình giao dịch của BIDV hiện nay được thực hiện theo quy định về giao dịch một cửa, khách hàng thực hiện giao dịch tại một quầy, tiện lợi so với các NHTM khác như Vietinbank (hiện nay vẫn giao dịch luân chuyển qua cả hai bộ phận giao dịch và quỹ). So với các quy trình giao dịch của BIDV đã được thực hiện theo hướng khá đơn giản, tương đương với các NHTMCP và có các điểm mới:

Quy trình giao dịch được chuẩn hóa trên tồn hệ thống, đảm bảo đẩy nhanh tốc độ giao dịch.

Cơ chế phân cấp trong giao dịch một cửa hỗ trợ xử lý giao dịch cho khách hàng nhanh chóng.

Thực hiện chính sách khách hàng cá nhân trong đó các khách hàng quan trọng được ưu tiên về giao dịch tại quầy, phục vụ tận nhà…

BIDV đã triển khai tính năng gửi tiền một nơi rút nhiều nơi từ năm 2005, mang lại tiện ích cho khách hàng gửi tiền.

Tuy nhiên, so với các NHTM khác thì thủ tục mở tài khoản tiền gửi của BIDV hiện nay còn khá rườm rà: các mẫu biểu đăng kí mở tài khoản, yêu cầu gửi tiền… dài dịng và u cầu khách hàng điền nhiều thơng tin hơn các NHTM khác.

Thứ hai: Sản phẩm tín dụng bán lẻ

Với mục tiêu tăng cường quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, thể hiện ở việc tách bạch các bộ phận tham gia vào hoạt động tín dụng, hiện nay để xử lý hồ sơ vay vốn của khách hàng tại BIDV cần thực hiện qua 03 khâu: đề xuất tín dụng (do bộ phận Quan hệ khách hàng cá nhân thực hiện), thẩm định rủi ro (bộ phận Quản lý rủi ro thực hiện) và phê duyệt giải ngân (bộ phận Quản trị tín dụng thực hiện). Do vậy, quy trình xử lý hồ sơ cịn phức tạp, mang tính hành chính – giấy tờ nhiều, khơng thống nhất, ảnh hưởng đến thời gian phục vụ khách hàng, đặc biệt là đối với các sản phẩm cho vay không tiềm ẩn nhiều rủi ro như sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm….

Thứ ba: Sản phẩm dịch vụ bán lẻ khác

Để đảm bảo rủi ro trong hoạt động, quy trình cung cấp các dịch vụ bán lẻ của BIDV cũng có sự phân tách giữa bộ phận tư vấn và bộ phận tác nghiệp. Bộ phận tư vấn khách hàng sau khi tư vấn khách hàng các SPDV NHBL, hoàn thiện chứng từ, sau đó chuyển chứng từ cho bộ phận tác nghiệp thực hiện đăng ký tại các chương trình hỗ trợ. Tuy nhiên, quy trình thực hiện trên cũng đang gây mất thời gian cho khách hàng trong việc chờ đợi cũng như phải tiếp xúc với nhiều bộ phận khác nhau. Để giảm thiểu thời

gian và thủ tục cho khách hàng khi đăng ký sử dụng các SPDV bán lẻ của BIDV, hiện nay BIDV đã triển khai các chương trình cho phép khách hàng có thể đăng ký dịch vụ qua Internet (dịch vụ BSMS, IBMB…), hay qua Trung tâm chăm sóc khách hàng; đồng thời đối với các dịch vụ đơn giản, ít rủi ro, BIDV phân quyền cho cán bộ tư vấn khách hàng truy cập vào các chương trình phần mềm để đăng ký cho khách hàng sử dụng, đảm bảo khách hàng khi sử dụng dịch vụ bán lẻ của BIDV sẽ thực hiện ít thủ tục nhất nhưng được cung cấp dịch vụ nhanh nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh về dịch vụ bán lẻ của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam trên địa bàn TPHCM (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)