năm 2015
(Nguồn: Báo cáo của BIDV, 2015)
3.2.6.4. Kênh giao dịch ngân hàng điện tử IBMB
Là kênh phân phối hiện đại và sẽ là trọng tâm được các ngân hàng phát triển trong tương lai, tuy nhiên kênh IBMB của BIDV ra đời khá chậm so với các đối thủ cạnh tranh, hơn nữa BIDV cùng nằm trong bối cảnh chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam là số lượng và tốc độ tăng trưởng khách hàng sử dụng sản phẩm trên kênh phân phối này khá thấp. Nền khách hàng sử dụng IBMB của BIDV cũng như các ngân hàng khác hiện đang chủ yếu tập trung tại hai địa bàn chính là Hà Nội và TP HCM.
Đến 31/12/2015, số lượng khách hàng sử dụng IBMB của BIDV tại địa bàn TP HCM đạt 60.700 khách hàng, tăng 20% so với năm 2014 và chỉ chiếm 6% trong tổng số khách hàng cá nhân của BIDV tại địa bàn. Tỷ lệ (%) khách hàng lựa chọn sử dụng kênh giao dịch ngân hàng điện tử của BIDV (IBMB) tại địa bàn TP HCM còn rất khiêm tốn so với các ngân hàng khác, chỉ đứng vị trí thứ 9 trong Top 10 ngân hàng cạnh tranh trên cùng địa bàn.
Biểu đồ 3.12: Tỷ lệ (%) khách hàng sử dụng ngân hàng điện tử tại địa bàn TP HCM năm 2015
(Nguồn: Báo cáo của BIDV, 2015)
3.2.6.5. Hiệu suất và chất lượng của các kênh phân phối
Thứ nhất: Kênh truyền thống
Hiệu suất: Hiệu suất hoạt động tín dụng bán lẻ của mạng lưới của BIDV trên địa
bàn TP HCM hiện tại đạt rất thấp (dư nợ TDBL/điểm mạng lưới bình quân: 196 tỷ đồng/năm) – đứng vị trí thứ 6; trong khi đó hiệu suất hoạt động HĐV BL của mạng lưới của BIDV đạt rất tốt (số dư HĐV BL/điểm mạng lưới bình quân: 747 tỷ đồng/năm) – đứng vị trí thứ 2 trong Top 10 ngân hàng cạnh tranh trên cùng địa bàn TP HCM. Đặc biệt, trong đó tỷ trọng đóng góp dư nợ tín dụng bán lẻ từ mạng lưới phịng giao dịch cho tổng dư nợ tín dụng bán lẻ của BIDV tại địa bàn TP HCM chỉ chiếm 47%. Điều này cho thấy được hoạt động phát triển kinh doanh tín dụng bán lẻ chưa được khai thác hiệu quả thơng qua mạng lưới phịng giao dịch của BIDV trên địa bàn TP HCM và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của thị trường tín dụng bán lẻ tại địa bàn.