Đặc điểm của sản phẩm điện năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 32 - 36)

1.3. Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện

1.3.2. Đặc điểm của sản phẩm điện năng

1.3.2.1. Cách thức hoạt động của hệ thống điện

Nguồn điện đầu tiên là pin điện Volta, do Alessandro Volta (1745-1827) tạo ra vào năm 1800. Đến nay, nhiều thiết bị vẫn sử dụng pin điện. Pin là một nguồn điện phổ biến và phù hợp cho nhiều ứng dụng, nhưng khả năng lưu trữ năng lượng khơng cao. Vì vậy, đối với nhu cầu sử dụng điện năng lớn thì nguồn điện phải được sản xuất từ các nhà máy điện, truyền tải và phân phối đến người sử dụng.

Điện năng được tạo ra tại các nhà máy điện (1), điện năng tạo ra được nâng điện áp thông qua máy biến thế tăng điện áp (2) trước khi đưa lên lưới truyền tải (3). Việc tăng điện áp này nhằm giảm được tiết diện dây dẫn khi truyền tải từ nhà máy (thường ở xa nơi tiêu thụ) đến nơi tiêu thụ. Khi đến nơi tiêu thụ, điện áp được giảm xuống thông qua máy biến thế giảm điện áp (4). Điện năng tiếp tục được truyền dẫn thông qua hệ thống lưới điện phân phối (5). Trước khi vào nhà khách hàng, điện áp lại được giảm xuống một lần nữa thông qua máy biến thế hạ áp (6). Việc đo đếm lượng điện năng tiêu thụ thông qua điện kế (7) được lắp đặt tại nhà khách hàng (8).

Điện áp dùng để truyền tải rất lớn, từ 110kV đến 500kV, thường được gọi là lưới cao áp. Điện áp cho phân phối trong đô thị sử dụng điện áp từ 15kV đến 35 kV, thường được gọi là lưới trung áp. Điện áp để các hộ sử dụng thường ở cấp 220V- 380V, được gọi là lưới hạ áp.

Người ta thưởng chia hoạt động của hệ thống điện thành 3 khâu chính: (i) Phát điện - sản xuất điện; (ii) Truyền tải và (iii) Phân phối điện.

1.3.2.2. Đặc điểm của sản phẩm điện năng

Qua cách thức hoạt động của hệ thống điện, việc cung cấp và sử dụng điện năng có những đặc điểm sau:

(1) Điện năng là sản phẩm đặc biệt do quá trình sản xuất và tiêu thụ diễn ra cùng lúc. Việc dự trữ điện một cách trực tiếp hầu như là không thể. Sản phẩm điện năng không thể thấy được và không tồn kho.

(2) Điện năng được kinh doanh bằng cách thức đặc biệt. Sản phẩm điện năng được đưa đến nhà khách hàng bằng hệ thống lưới điện gồm nhiều cấp điện áp. Hệ thống này phải đạt những tiêu chuẩn bắt buộc về kỹ thuật.

(3) Các quá trình về điện xảy ra rất nhanh và nguy hiểm nếu có sự cố xảy ra, vì vậy việc sử dụng năng lượng điện địi hỏi độ an tồn và tin cậy cao.

(4) Điện năng không thể tích trữ với lượng lớn, do vậy điện năng phải được sản xuất đủ lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mọi thời điểm. Điều này đòi hỏi phải tính tốn mức sản xuất điện năng, duy trì và phối hợp sự hoạt động của các nhà máy điện. Phải sản xuất một lượng điện năng đủ duy trì cho nhu cầu sử dụng nhằm tránh quá tải hoặc sự cố.

1.3.2.3. Đặc điểm của ngành điện - cung cấp điện

Ngành điện là ngành sản xuất và cung cấp điện năng cho nền kinh tế, ngành điện có những đặc điểm sau:

(i) Ngành điện là ngành độc quyền tự nhiên.

Trong tác phẩm "Những nguyên tắc của kinh tế chính trị với một số ứng dụng cho triết lý xã hội", John Stuart Mill (1848) đã cơng bố một phân tích của độc quyền tự nhiên. Ông cho rằng dịch vụ khí đốt và nước ở London có thể rẻ hơn nhiều nếu khơng có sự trùng lắp của nhiều cơng ty cung cấp dịch vụ, và trong trường hợp như vậy, cạnh tranh là không ổn định và chắc chắn sẽ được thay thế bằng độc quyền. Ông cũng chỉ ra rằng, sẽ là độc quyền một cách tự nhiên nếu hệ thống phân phối đã được cố định và bổ sung hệ thống tương tự là không mang đến lợi ích cho nhà cung cấp đi sau.

Như đã đề cập ở phần đặc điểm của sản phẩm điện năng, sản phẩm điện năng giao đến nhà khách hàng không phải bằng phương tiện vận tải mà nó được giao đến nhà khách hàng bằng hệ thống lưới điện gồm nhiều cấp điện áp. Vì vậy, một khách hàng tại một địa điểm chỉ có khả năng mua điện từ một nhà cung cấp, vì khó có thể xây dựng được thêm một mạng lưới phân phối song song với mạng lưới điện hiện hữu để có thể diễn ra cạnh tranh trong kinh doanh.

Đặc điểm này đã tạo nên nguồn gốc độc quyền của ngành điện.

Vì đã là một phần của kết cấu hạ tầng, không những phục vụ kinh tế xã hội mà còn cả vấn đề an ninh hệ thống năng lượng quốc gia nên hầu hết các nước trên thế

(ii) Ngành điện chịu sự chi phối của chính phủ.

Trong nền kinh tế thị trường, cung và cầu sẽ xác định giá cả của sản phẩm. Tuy nhiên, đối với điện năng, nhà nước can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành điện nhằm hướng tới các mục tiêu phát triển bền vững nền kinh tế nói chung chứ khơng phải mục tiêu kinh tế của riêng ngành điện.

Việc xác định vùng, địa phương để đầu tư đưa điện về cũng chịu sự quản lý của nhà nước, với mục tiêu phát triển đồng đều giữa các vùng, khơng theo lợi ích của cục bộ ngành điện.

(iii) Ngành điện hoạt động vì xã hội.

Khi điện năng trở thành nhu cầu thiết yếu của xã hội, ngành điện luôn phải đảm bảo cung cấp đủ điện cho người sử dụng, vì vậy ln phải có sự chuẩn bị đầu tư nhằm đảm bảo nguồn cấp điện. Bên cạnh đó, ngành điện vẫn phải cung cấp điện cho khách hàng, ví dụ sau khi xử lý khách hàng trộm cắp điện, ngành điện vẫn phải tiếp tục cung cấp điện.

Những đặc điểm trong hoạt động của ngành điện chính là cơ sở để nhà nước buộc phải có những qui định riêng, đồng thời tác động chi phối hoạt động của ngành điện để ngành điện là động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong xã hội.

1.3.2.4. Đặc trưng của khách hàng - sử dụng điện

Khách hàng mua điện ngày nay đã nhận thức được vai trị của mình trong nền kinh tế thị trường. Vì vậy, khi có vấn đề gì chưa thỏa mãn về điện, khách hàng thường phản ánh một cách gây gắt, nguyên nhân xuất phát từ định kiến ngành điện là ngành độc quyền. Đôi khi sự phản ánh làm cho ngành điện - cung cấp điện chịu nhiều áp lực từ phía khách hàng - sử dụng điện.

Do là ngành độc quyền, áp lực từ khách hàng sử dụng điện là hoàn toàn hợp với những quy luật của xã hội. Sản phẩm điện và cách thức để mua bán điện quá đặc biệt đến nổi khách hàng khơng có thể lựa chọn được chủng loại, qui cách, chất lượng. Đồng thời khách hàng cũng khơng có nhiều khả năng lựa chọn được người bán điện cho mình. Vì thế, khách hàng thường có cảm giác đang bị một ngành độc

quyền chi phối, trong khi đang ở cơ chế thị trường, địi hỏi phải có sự cạnh tranh của các nhà cung cấp.

Tuy nhiên, phần lớn khách hàng không quan tâm đến việc ngành điện là một ngành độc quyền tự nhiên, tuân theo những quy luật mà nó phải có, nhằm đáp ứng nhiều mục tiêu khác trong xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)