Nhóm giải pháp về hành chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 75 - 81)

3.2. Các nhóm giải pháp

3.2.1. Nhóm giải pháp về hành chính

3.2.1.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về điện

Hệ thống pháp luật về điện lực đã cơ bản hoàn thiện và đã đi vào đời sống kinh tế, xã hội mang lại những chuyển biến sâu sắc trong cung cấp và sử dụng điện,

thể hiện được chức năng của quản lý nhà nước. Tuy nhiên, ngành điện - cung cấp điện là một ngành đặc thù rất cần có những quy định và chính sách riêng đáp ứng quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội.

Hiện trạng cho thấy một số quy định pháp luật về điện vẫn cịn hạn chế, tính khả thi của một số quy định còn bất cập, một số cịn thiếu tính ổn định, thay đổi q nhanh. Tính thống nhất, đồng bộ giữa quy định về điện với các quy định pháp luật khác vẫn có những hạn chế, gây khó khăn cho việc thi hành. Đặc biệt, có một số quy định ban hành thiên về tạo thuận lợi hơn cho cơ quan quản lý, đẩy khó khăn cho cá nhân, tổ chức khác.

Để hoàn thiện các quy định pháp luật, rất cần lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của quy định pháp luật. Từ đó, tiếp thu và hồn thiện dần để quy định pháp luật thật sự bảo vệ lợi ích chính đáng của các chủ thể.

Một số đề xuất cụ thể như sau:

a) Giải quyết triệt để chồng chéo giữa các Luật

Có nhiều sự chồng chéo trong quy định pháp luật, điển hình cho việc chồng chéo này là hành lang kỹ thuật cho các ngành có liên quan đến kết cấu hạ tầng. Các ngành liên quan đến kết cấu hạ tầng đều có hành lang nhằm đảm bảo an tồn cho hạ tầng quản lý. Để cung cấp điện đến người sử dụng, hệ thống lưới điện phải đi trong hành lang kỹ thuật của các ngành khác như giao thông, cấp - thoát nước.... Việc này dẫn đến tranh chấp về việc hành lang nào có trước, và hành lang của ngành nào cần ưu tiên hơn.

Theo Thông tư 13/2005/TT-BGTVT ngày 07/11/2005 của Bộ Giao thông Vận tải v/v hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 186/2004/NĐ-CP ngày 05/11/2004 của Chính phủ quy định: " Trong trường hợp khó khăn về địa hình, địa vật hoặc yêu cầu đặc biệt về kỹ thuật mà không thể xây dựng các cơng trình thiết yếu ngồi phạm vi đất của đường bộ, hành lang an tồn đường bộ thì cho phép sử dụng tạm thời đất của đường bộ, hành lang an tòan đường bộ để xây dựng cơng trình thiết yếu sau: cơng trình phục vụ yêu cầu bảo đảm an ninh, quốc phịng; cơng

dầu, khí đốt; các cơng trình cột đường dây tải điện, cột đường dây thông tin. Chủ đầu tư cơng trình thiết yếu phải thực hiện đầy đủ các bước thỏa thuận, cấp phép thi công theo quy định của Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan, đồng thời cam kết tự di chuyển cơng trình khi ngành đường bộ có yêu cầu sử dụng và khơng địi bồi thường.".

Chính sự chồng chéo này làm cho một số cơng trình của ngành điện khơng thể triển khai, do UBND địa phương và các đơn vị Quản lý Giao thông Đô thị không đồng ý thỏa thuận hướng tuyến cơng trình nếu như ngành điện (chủ đầu tư cơng trình hạ tầng kỹ thuật công cộng) không cam kết tự di dời.

b) Có quy định riêng đối với một số cơng tác đặc thù của ngành điện

Ngành điện hiện là doanh nghiệp vốn nhà nước, vì vậy phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật trong hoạt động, đặc biệt là trong sử dụng vốn.

- Trong công tác đầu tư xây dựng, do phải tuân thủ Luật Xây dựng, rất nhiều cơng trình khơng đáp ứng tiến độ u cầu cung cấp điện. Có những cơng trình rất nhỏ, ví dụ xây dựng một trạm biến áp (giá trị khoảng 500 triệu đồng) cấp điện cho một khu vực dân cư mới, thời gian theo đúng thủ tục lên đến 14 tháng.

Trong quá trình triển khai chỉ đạo của Nhà nước về rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng, ngành điện đã có nhiều kiến nghị với quản lý nhà nước của các ngành liên quan để giảm bớt thủ tục, tuy nhiên trong ngành điện vẫn vướng một số quy định trong đầu tư xây dựng và vẫn phải tiếp tục kiến nghị để thay đổi.

- Trong công tác mua sắm trang thiết bị, ngành điện là ngành rất cần các thiết bị đồng bộ, công nghệ tiên tiến để việc quản lý vận hành được thuận lợi. Tuy nhiên, việc tuân thủ sát sao Luật đấu thầu làm cho hệ thống lưới điện tồn tại nhiều chủng loại, nhãn hiệu khác nhau, từ đó gặp nhiều khó khăn trong việc sửa chữa bảo trì hoặc thay thế khi hư hỏng.

c) Phân cấp mạnh trong lãnh vực chuyên ngành

Như đã đề cập ở chỉ tiêu tiếp cận điện năng, các hạng mục đầu tư xây dựng hệ thống lưới điện phân phối phải qua nhiều thủ tục thẩm tra, phê duyệt của các đơn vị quản lý nhà nước. Việc này vừa tốn thời gian vừa tốn công sức, do đây là những

cơng trình chun ngành, đã có nhiều kinh nghiệm trong thiết kế, xây lắp và nghiệm thu hồn tất. Để nhanh chóng và giảm chi phí, đồng thời vẫn đảm bảo chức năng quản lý của nhà nước, chỉ cần thẩm tra và phê duyệt đối với hệ thống sản xuất điện và truyền tải điện (sử dụng vốn lớn). Các cơng trình của lưới phân phối cần cho phép chủ đầu tư chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác phê duyệt thiết kế cũng như nghiệm thu cơng trình theo đúng quy định của pháp luật.

Ngành điện cũng là một ngành kinh doanh, vì vậy trong hoạt động của mình cần phải đáp ứng trong thời gian nhanh nhất nhu cầu của thị trường. Vì vậy rất cần sự phân cấp mạnh hơn, một mặt tạo quyền tự chủ trong kinh doanh, mặt khác nâng cao trách nhiệm đối với quá trình kinh doanh đối với nhà nước và xã hội.

d) Ngăn chặn và xử lý triệt để các vi phạm pháp luật về điện

- Đối với các hành vi trộm cắp điện

Theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi trộm cắp điện hiện được xem như vi phạm hành chính, cho dù lượng điện trộm cắp ít hoặc nhiều. Vì chỉ chịu xử phạt hành chính, sau đó ngành điện vẫn phải tiếp tục cung cấp điện (theo Luật Điện lực), điều này làm cho số lượng vi phạm ngày càng nhiều do chưa có tính răn đe cao. Để hạn chế, cần thiết có quy định về xác định sản lượng điện năng thất thoát đến mức độ nào thì phải chuyển sang truy cứu trách nhiệm, xử lý hình sự các đối tượng vi phạm.

Song song đó, các quy định hiện nay chỉ cho phép xử lý đối với các vi phạm bắt được quả tang, đi kèm với nhiều thủ tục hành chính khác. Cụ thể, phải có sự tham gia của Cơng an, Chính quyền địa phương khi bắt quả tang. Rất nhiều trường hợp, bằng nghiệp vụ chuyên ngành, ngành điện xác định đúng đối tượng trộm cắp nhưng về quy định của pháp luật thì khơng thể xử lý được. Trong khi đó, với sự phát triển của công nghệ, thủ đoạn trộm cắp ngày càng tinh vi. Vì vậy, cần có những quy định, quy chế nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công tác phát hiện, lập biên bản vi phạm và xử lý vi phạm.

Quản lý nhà nước cần nghiêm cấm, hoặc mua có giấy phép một số vật tư được sử dụng cho hành vi trộm cắp điện, cụ thể như các loại nam châm vĩnh cửu cực mạnh.

- Đối với vi phạm hành lang an tồn lưới điện cao áp

Cần có quy định kiểm soát trước và sau khi cấp phép xây dựng nhằm phòng tránh các trường hợp xây dựng, cơi nới xâm phạm vào hành lang an toàn lưới điện.

Đối với các trường hợp sử dụng các vật thể bay như diều, pháo hoa có dây kim tuyến (khi chạm vào đường dây có khả năng gây sự cố cho hệ thống điện, đồng thời nguy hiểm đến tính mạng con người), chính quyền địa phương cần phải thường xuyên nhắc nhở về luật, cũng như có phương án quản lý ngay từ đầu vào. Cụ thể là nghiêm cấm bán các loại diều, pháo hoa có dây kim tuyến trên địa bàn thành phố.

3.2.1.2. Xây dựng, cập nhật kịp thời các hệ thống, định mức, tiêu chuẩn

Với sự phát triển vũ bão của khoa học kỹ thuật, các tiến bộ kỹ thuật của ngành cơng nghiệp nói chung và ngành điện nói riêng thay đổi rất nhanh. Để quản lý tốt, tạo sự đồng bộ trong việc cung cấp và sử dụng điện, quản lý nhà nước cần phải đẩy mạnh việc cập nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến của thế giới, từ đó tạo khung pháp lý cho các doanh nghiệp (cung cấp và sử dụng điện) có điều kiện thực hiện đúng các quy định pháp luật về tiêu chuẩn, quy chuẩn.

a) Kiểm soát vật tư thiết bị kém chất lượng bằng hàng rào hải quan

Trong việc nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng điện, rất cần thiết phải có rào cản, ngăn chặn các trang thiết bị đã lạc hậu (của các nước tiên tiến thải ra) được nhập vào Việt Nam. Cần xây dựng những tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức của trang thiết bị, vật tư điện một cách nghiêm túc, có cập nhật. đó là cơ sở để hàng rào của các cấp quản lý ngăn chặn những thiết bị công nghiệp, hàng tiêu dùng sử dụng điện có hiệu năng thấp, chất lượng không cao vào Việt Nam.

Cụ thể, sử dụng hàng rào hải quan kiểm soát chặt việc nhập khẩu các vật tư thiết bị điện, kiên quyết không chấp nhận các vật tư thiết bị không đạt các tiêu chuẩn đã thiết lập.

b) Kiểm soát sản xuất kinh doanh thiết bị sử dụng điện có hiệu suất thấp

Cùng với hàng rào hải quan, hệ thống kiểm soát về chất lượng của quản lý nhà nước cũng cần phải ngăn chặn việc sản xuất các thiết bị sử dụng điện có hiệu suất sử dụng thấp, đồng thời khuyến khích sản xuất và kinh doanh các thiết bị có hiệu suất sử dụng cao.

3.2.1.3. Xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch kết cấu hạ tầng

a) Phối hợp chặt chẽ giữa các ngành trong xây dựng quy hoạch chung

Quy hoạch tổng thể phát triển TP. HCM và quy hoạch cho từng chuyên ngành hiện nay đang còn nhiều bất cập, mỗi ngành dựa trên quy hoạch chung để lập ra quy hoạch phát triển riêng. Tuy nhiên, một số quy hoạch chuyên ngành lại không tuân thủ quy hoạch chung dẫn đến sự chồng chéo trong quy hoạch giữa các ngành, đồng thời có độ chênh về tiến độ thực hiện, nên khơng đồng bộ. Vì vậy, ngay cả quy hoạch chung cũng phải phải hiệu chỉnh nhiều lần, tốn nhiều thời gian và chi phí.

Quy hoạch điện là quy hoạch động, phụ thuộc rất nhiều vào định hướng các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch phát triển thực tế của địa phương. Khi thay đổi quy hoạch của địa phương sẽ dẫn tới quy hoạch điện lực cũng phải thay đổi, phải hiệu chỉnh quy mô và thời gian đầu tư để có thể đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu sử dụng điện.

Vì vậy, quản lý nhà nước cần phải xây dựng quy hoạch tổng thể với sự đóng góp của các chuyên ngành liên quan. lấy ý kiến từ nhiều nguồn, thống nhất về quy mô, tiến độ trước khi triền khai thực hiện. Đặc biệt, quy hoạch tổng thể phải quan tâm đến mặt bằng sử dụng cho các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, phải bố trí quỹ đất cho các cơng trình này. Khi đó, các quy hoạch chun ngành, trong đó có chun ngành điện sẽ khơng phải thực hiện bước thoả hiệp với các chuyên ngành liên quan khi xây dựng quy hoạch ngành, cũng như sẽ khơng gặp khó khăn khi triển khai thực hiện.

b) Phối hợp đồng bộ trong thực hiện quy hoạch

thời điểm, không cùng thời gian. Đường phố đô thị thường bị đào lên lấp xuống trong thời gian rất ngắn, gây nhiều phản cảm đối với người dân cũng như gây lãng phí. Dự án xây dựng, cải tạo một tuyến đường thường chỉ tập trung các hạng mục thi cơng về mặt đường và nếu có chỉ có thêm một phần hệ thống thoát nước dọc hai bên đường. Phần lớn không kết hợp thi cơng các cơng trình hạ tầng kỹ thuật khác dọc hai bên tuyến đường như cấp - thoát nước, cấp điện, viễn thông... Nhiều dự án xây dựng các tuyến cấp nước, cấp điện hay thoát nước ngay trên các hè phố vừa được cải tạo nâng cấp trước đó khơng lâu.

Bên cạnh việc khơng đồng bộ trong cơng trình hạ tầng kỹ thuật, việc thực hiện xây dựng và phát triển các khu đô thị, dân cư mới cũng không đồng bộ về thời gian. Đặc biệt là khi thực hiện xong, việc kết nối giữa các cơng trình hạ tầng bên trong và bên ngồi khu đơ thị, dân cư chưa có hoặc khơng thể kết nối được.

Đối với ngành điện, bên cạnh trách nhiệm đối với xã hội, ngành điện vẫn phải đảm bảo được hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc đầu tư sớm hoặc muộn, thiếu hoặc thừa công suất đều không đạt hiệu quả kinh doanh của ngành điện.

Vì vậy, phải kết hợp chặt chẽ giữa các ngành trong việc thực hiện quy hoạch, khơng chỉ trong q trình xây dựng quy hoạch mà ngay cả trong quá trình thực hiện quy hoạch. Để thực hiện giải pháp này, bên cạnh việc phê duyệt các quy hoạch, quản lý nhà nước cần phải có bước kiểm tra giám sát chặt việc thực hiện quy hoạch chung của thành phố.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)