Những quan điểm, định hướng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 73 - 75)

3.1.1. Quan điểm, định hướng chung của Đảng và nhà nước

3.1.1.1. Về cơ sở hạ tầng

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện các Nghị quyết của Đại hội XI, (trong đó có Nghị quyết số 13-NQ/TW, ngày 16/01/2012 của Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, về xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020); Đảng đã đưa ra quan điểm (i) Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội phải hiện đại, đồng bộ trên phạm vi cả nước, từng ngành. (ii) Huy động mạnh mẽ mọi nguồn lực của xã hội, bảo đảm lợi ích hợp lý để thu hút các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đồng thời tiếp tục dành vốn nhà nước tập trung đầu tư vào các cơng trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội.

Một trong năm nhiệm vụ trọng tâm được đề ra trong nhiệm kỳ Đại hội XII, đó là: "Tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lược (hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ)..."

3.1.1.2. Về phát triển điện lực

Tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/03/2016 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch phát triển Điện lực Quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Điều chỉnh quy hoạch Điện VII); Về quan điểm phát triển:

(i) Phát triển điện đi trước một bước nhằm cung cấp đủ điện, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu điện cho sinh hoạt của nhân dân.

(ii) Từng bước nâng cao chất lượng điện năng để cung cấp dịch vụ điện với chất lượng ngày càng cao. Thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường nhằm

khuyến khích đầu tư phát triển ngành điện; khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả.

(iii) Phát triển thị trường điện lực cạnh tranh theo đúng lộ trình nhằm đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia.

Như vậy, bên cạnh các mục tiêu đã đề ra trước đây:

(1) Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của cả nước,

(2) Phát triển nguồn điện phải đáp ứng nhu cầu phụ tải, đảm bảo tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất kỹ thuật trên hệ thống điện.

Để phù hợp với quy luật của cơ chế thị trường, quan điểm của Đảng và nhà nước đã có bổ sung quan trọng:

(3) Thực hiện giá bán điện theo cơ chế thị trường nhằm khuyến khích đầu tư phát triển ngành điện;

(4) Phát triển thị trường điện lực cạnh tranh theo đúng lộ trình nhằm đa dạng hóa phương thức đầu tư và kinh doanh điện. Nhà nước chỉ giữ độc quyền lưới điện truyền tải để đảm bảo an ninh hệ thống năng lượng quốc gia.

(5) Dành vốn nhà nước tập trung đầu tư vào các cơng trình thiết yếu, quan trọng, khó huy động các nguồn lực xã hội.

3.1.2. Quan điểm, định hướng đối với TP. HCM

Ở mục "Phương hướng nhiệm vụ phát triển TP. HCM đến năm 2020" của Nghị quyết số 16-NQ/TW, ngày 10/8/2012 của Bộ Chính trị "Về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020" có nêu "...Thành phố cần tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, nỗ lực phấn đấu, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, đổi mới mơ hình và nâng cao chất lượng tăng trưởng, xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển Thành phố nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức bình qn chung của cả nước, xây dựng mơi trường văn hố lành mạnh; khơng ngừng nâng cao đời sống vật

văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hố, hiện đại hố, đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước; từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á;"

Để thực hiện mục tiêu trên, Nghị quyết đã chỉ ra các nhiệm vụ, giải pháp. Trong đó có một số nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện: (i) Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư để thu hút đầu tư trong và ngoài nước; (ii) Tập trung xây dựng, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác quy hoạch, thiết kế đô thị, quản lý quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng nông thôn mới, quản lý đô thị gắn với kế hoạch phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tăng cường thế trận quốc phịng tồn dân, an ninh nhân dân.

Trong Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015-2020, tại phần Nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhấn mạnh: (i) Tạo sự đột phá trong nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh; (ii) Phát triển đô thị bền vững, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ.

3.1.3. Quan điểm của các giải pháp đề xuất

- Các giải pháp đề xuất phải tuân thủ các qui luật khách quan về phát triển kinh tế - xã hội; Tuy nhiên, không được đi chệch các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước.

- Các giải pháp phải khả thi và mang lại những hiệu quả nhất định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 73 - 75)