Nhóm giải pháp về kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 81 - 88)

3.2. Các nhóm giải pháp

3.2.2. Nhóm giải pháp về kinh tế

3.2.2.1. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành điện tại TP. HCM

Ngành điện là ngành do nhà nước quản lý, là một công cụ của nhà nước để thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước. Để nâng cao hiệu quả quản lý của nhà nước, nhất thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngành điện.

Bên cạnh việc làm tốt nhiệm vụ được giao của ngành ngành điện, đóng góp mục tiêu phát triển kinh tế và an sinh xã hội của TP. HCM, ngành điện TP. HCM cịn phải kinh doanh có lãi, bảo tồn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước giao, tối đa hóa hiệu quả hoạt động của ngành điện.

Để thực hiện, ngành điện cần: (i) Tập trung phát triển nguồn nhân lực; (ii) Đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện phân phối; (iii) Triển khai hệ thống lưới điện thông minh; (iv) Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng.

a) Tập trung phát triển nguồn nhân lực

Ngành điện cần phải tập trung vào công tác phát triển nguồn nhân lực vì đó là yếu tố tiên quyết để thành công trong sản xuất kinh doanh.

Một là, xây dựng kế hoạch và thực hiện phát triển nguồn nhân lực. Phải

nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồn nhân lực cần thiết, từ đó xây dựng các chính sách và cách thức thực hiện các chương trình, hoạt động. Mục tiêu của kế hoạch là bảo đảm cho ngành điện có đủ nguồn nhân lực với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện cơng việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao nhất.

Lập kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phải xem xét cả về số lượng và chất lượng. Thừa nhân viên sẽ làm tăng chi phí, thiếu nhân viên hoặc chất lượng nhân viên không đáp ứng yêu cầu sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thực hiện công việc. Kế hoạch này phải được giám sát kiểm tra trong suốt quá trình thực hiện, nhằm phát hiện ngay các điểm chưa phù hợp để điều chỉnh kịp thời.

Hai là, đào tạo nhân lực phục vụ cho kế hoạch đã xây dựng. Xây dựng các tiêu chuẩn cơng việc, từ đó có cách thức đào tạo thích hợp. Đặc biệt, để đáp ứng với sự phát triển rất nhanh của công nghệ, cần tập trung đào tạo các lĩnh vực chuyên sâu, gắn liền đào tạo với thực tế sản xuất theo hướng đào tạo bổ sung, đón đầu.

Cơng tác đào tạo phải chú trọng đến những công nghệ mới, các cơng nghệ có liên quan đến ngành điện như quản lý công nghiệp, quản trị nhân sự, công nghệ thông tin, viễn thơng, tự động hố... Vì vậy, cần kết hợp với các trường đại học trong và ngoài nước trong đào tạo. Đồng thời, q trình đạo tạo cần có định hướng để đáp ứng được hội nhập.

Quá trình đào tạo cũng cần phải được đánh giá hiệu quả sau đào tạo, từ đó có những hiệu chỉnh để các công tác đào tạo ngày càng thiết thục, phù hợp và hiệu quả hơn.

b) Đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện phân phối

Trong giai đoạn 2005-2015, hệ thống lưới điện phân phối tại TP, HCM đã đáp ứng được nhu cầu cung cấp và sử dụng điện. Tuy nhiên, hệ thống này rất cần được đầu tư để phù hợp với qui hoạch, đồng bộ với phát triển đô thị, nâng cao năng lực, độ an tồn và mỹ quan đơ thị của TP.HCM. Đồng thời đáp ứng yêu cầu vận hành linh hoạt, có dự phòng đảm bảo cung ứng điện đầy đủ, liên tục, cụ thể:

Một là, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống lưới điện phục vụ các khu vực có mật độ phụ tải lớn và gia tăng nhanh, phù hợp vói quy hoạch phát triển lưới điện được duyệt.

Hai là, hoàn thiện kết cấu của hệ thống lưới điện, một mặt đảm bảo vận hành

linh hoạt, mặt khác kéo giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố và nâng cao độ tin cậy cung cấp điện. Hoàn thiện kết cấu của hệ thống lưới điện còn là nền tảng cho việc triển khai hệ thống lưới điện thông minh.

Ba là, ngầm hoá hệ thống lưới điện kết hợp ngầm hố hệ thống dây viễn thơng. Đối với một đô thị lớn như TP. HCM, bên cạnh việc đảm bảo cung cấp điện thì đảm bảo mỹ quan là một yếu tố quan trọng. Hệ thống lưới điện khi được ngầm hoá sẽ tránh được các tác động từ thiên nhiên và con người, đảm bảo an toàn cho con người và tạo vẻ mỹ quan đơ thị. Do phải kết hợp nhiều ngành có liên quan đến kết cấu hạ tầng kỹ thuật, việc ngầm hố hệ thống lưới điện phải có sự chỉ đạo xuyên suốt của cơ quan quản lý nhà nước. Dưới sự chủ trì của cơ quan quản lý nhà nước, việc phối hợp này mới đồng bộ, tránh lãng phí.

c) Triển khai hệ thống lưới điện thơng minh

Thuật ngữ hệ thống lưới điện thông minh đề cập lần đầu tiên vào năm 2005, trong bài viết “Tiến tới hệ thống lưới điện thông minh” của các tác giả S. Masoud Amin và Bruce F. Wollengerg đăng trên tạp chí IEEE Power and Energy Magazine số tháng 10 năm 2005. Hệ thống lưới điện thông minh (Smart Grid) là hệ thống điện có sử dụng các cơng nghệ thông tin và truyền thông để tối ưu việc truyền dẫn, phân phối điện năng giữa nhà sản xuất và hộ tiêu thụ, hợp nhất cơ sở hạ tầng điện với cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc.

Xét trên cả hệ thống điện (sản xuất, truyền tải và phân phối), sử dụng hệ thống điện thông minh đem đến: (i) Ngăn ngừa sự tấn công đối với hệ thống cả về mặt vật lý và mạng máy tính; (ii) Giảm lượng tiêu hao năng lượng trên dây dẫn, tăng cường chất lượng điện năng; (iii) Giảm chi phí sản xuất, truyền tải, chi phí nâng cấp nhờ điều hoà được nguồn cấp và phụ tải (iv) Có khả năng tự xử lý khi xảy ra sự cố.

Đối với lưới điện TP. HCM, tập trung vào khâu phân phối vì vậy khi hoạt đông, lưới điện thông minh sẽ đáp ứng được: (i) cung cấp điện liên tục, giảm thiểu thời gian mất điện nhờ vào tự động hoá; (ii) quản lý chặt chẽ lượng điện năng phân phối, từ đó phát hiện được các nguyên nhân gây tổn thất kỹ thuật và phi kỹ thuật. (iii) an toàn trong cung cấp và sử dụng điện nhờ hệ thống tự sa thải ngay khi có sự cố.

Về nguyên tắc, hệ thống điện thông minh là sự nâng cấp và cập nhật hệ thống điện hiện có bằng công nghệ đo lường, điều khiển và bảo vệ kỹ thuật số với hệ thống truyền thông hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu về độ tin cậy, an toàn, chất lượng điện, tiết kiệm năng lượng. Như vậy, song song cùng giải pháp đầu tư nâng cấp lưới điện, ngành điện cần đầu tư các công nghệ mới cho hệ thống lưới điện. Cụ thể là trang bị các vật tư thiết bị được tích hợp công nghệ điều khiển từ xa, đầu tư trang bị hệ thống phần mềm quản lý vận hành, đào tạo nhân lực phục vụ cho việc vận hành hệ thống lưới điện thông minh.

Với hệ thống lưới điện thông minh, sẽ giải quyết được hầu hết các yêu cầu về nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện.

d) Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Ngành điện là ngành độc quyền tự nhiên do nhà nước quản lý, có tính chất phục vụ khách hàng. Vì vậy, chất lượng phục vụ khách hàng được nâng cao sẽ thể hiện tính hiệu quả của quản lý nhà nước.

Một là, thực hiện tốt hơn nữa việc áp giá điện cho công nhân, sinh viên người

lao động thuê nhà và giá điện cho hộ nghèo, hộ thu nhập thấp. Đảm bảo mọi người đều được sử dụng điện đúng giá quy định của chính phủ.

Hai là, tiếp tục cải tiến trong tiếp cận điện năng, rút ngắn thời gian thực hiện

cấp điện cho người sử dụng. Triển khai thực hiện việc ngành điện đầu tư trạm biến áp chuyên dùng nhằm hỗ trợ tối đa cho các doanh nghiệp.

Ba là, tăng cường công tác quảng bá tuyên truyền các cải tiến, đổi mới của ngành điện trong việc tạo môi trường kinh doanh minh bạch; liên tục cải cách thủ tục hành chính, rà sốt, kiện tồn quy trình nghiệp vụ, rút ngắn thời gian giải quyết các dịch vụ khách hàng.

Bốn là, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết các dịch vụ

khách hàng. Cụ thể, đăng ký các dịch vụ về điện thông qua các trang mạng, mở rộng các hình thức thu điện tử như: thu qua ATM, mobile banking, SMS banking, ví điện tử; hình thức hóa đơn điện tử,... tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng.

Năm là, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và chính quyền địa phương.

Một mặt thơng báo đến khách hàng và chính quyền tình hình cung cấp điện, những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cung cấp, một mặt tiếp thu các nguyện vọng, ý kiến phản ánh để nâng cao chất lượng phục vụ.

3.2.2.2. Thực hiện triệt để các giải pháp tiết kiệm điện a) Đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh

+ Trong cấp phép hoạt động cho các doanh nghiệp, quản lý nhà nước phải kiểm tra việc sử dụng quy trình và mơ hình quản lý sản xuất tiên tiến, biện pháp công nghệ phù hợp và thiết bị cơng nghệ có hiệu suất năng lượng cao; sử dụng các dạng năng lượng thay thế có hiệu quả cao hơn trong dây chuyền sản xuất; Yêu cầu các doanh nghiệp thống kê định kỳ hàng năm việc sử dụng điện, đánh giá đề xuất lộ trình thay thế dần các thiết bị sử dụng cơng nghệ cũ bằng các thiết bị hiện đại.

+ Đẩy mạnh cơng tác kiểm tốn năng lượng không chỉ ở các doanh nghiệp lớn, mà kể cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại TP. HCM, số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp là khá lớn, chiếm tỷ trọng sử dụng điện rất cao. Cần phải xây dựng lực lượng thực hiện cơng tác kiểm tốn năng lượng để chỉ ra những điểm cần khắc phục trong việc sử dụng năng lượng điện,

đồng thời hướng dẫn các doanh nghiệp sử dụng năng lượng điện một cách hiệu quả nhất.

b) Đối với người dân

Cần sử dụng các biện pháp tuyên truyền, tạo sự chuyển biến trong nhận thức, từ đó tham gia vào q trình sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. (Giải pháp này sẽ nói rõ hơn ở nhóm các giải pháp về giáo dục, tuyên truyền).

Trong xây dựng dân dụng, khâu thiết kế rất quan trọng để có thể tiết kiệm điện. Cụ thể như lấy ánh sáng tự nhiên, bố trí kết cấu nhà ở, văn phòng để giảm thiểu việc sử dụng máy điều hoà. Quản lý nhà nước có thể can thiệp thơng qua q trình phê duyệt, cấp phép xây dựng.

Tận dụng điều kiện tự nhiên của TP. HCM là vùng nhiệt đới. Sử dụng các năng lượng thay thế, như bình nước nóng năng lượng mặt trời. Sử dụng năng lượng tái tạo như pin mặt trời cho các nhu cầu sử dụng điện không lớn như chiếu sáng sân vườn, cơng viên…

3.2.2.3. Chính sách giá điện

Chính sách về giá điện có tác động rất lớn trong cung cấp và sừ dụng điện. Giá điện quyết định cho việc cung cấp và sử dụng điện vì trực tiếp tác động đến kinh tế của bên cung cấp và sử dụng điện.

a) Khuyến khích sử dụng điện giờ thấp điểm

Quản lý nhà nước cần hồn thiện chính sách giá điện, tạo sự khuyến khích sử dụng điện trong giờ thấp điểm. Sử dụng điện nhiều trong giờ thấp điểm sẽ giúp cho việc san bằng phụ tải, giảm bớt những chi phí cho cải tạo, đại tu lưới điện, đồng thời tăng tuổi thọ của lưới điện và các trạm biến thế.

Ngành điện cần đẩy mạnh quá trình thay thế điện kế điện từ (cơ khí) bằng điện kế điện tử. Điện kế điện tử có thể ghi nhận điện năng tiêu thụ thời từng mốc thời gian cao điểm, bình thường và thấp điểm. Giải pháp này sẽ rất thích hợp với các khách hàng dùng điện cho sản xuất với chế độ 2 ca/ngày, vì họ sẽ chủ động chuyển sản xuất ca 2 sang ca 3 do có lợi hơn về chi phí tiêu thụ điện. Biện pháp này cũng

lớn (nhà hàng, khách sạn,...) vì mặc dù khó chuyển sang sử dụng điện giờ thấp điểm nhưng họ sẽ cố gắng giảm thiết bị dùng điện tối đa trong giờ cao điểm, do chi phí tiêu thụ điện quá cao.

Đối với khách hàng thắp sáng sinh hoạt, không thể áp dụng việc gắn điện kế 3 giá vì phần lớn dùng điện nhiều vào giờ cao điểm, sẽ ảnh hưởng đến ngân sách chi tiêu của các hộ gia đình. Vì thế, vẫn duy trì loại giá bậc thang tăng dần như hiện nay để hạn chế tiêu dùng điện vượt định mức cho phép. Như thế, cũng sẽ duy trì được mức giá điện thấp cho đại đa số người lao động có mức tiêu thụ điện thấp, về lâu dài, có thể xóa dần sự phân biệt này tùy theo sự phát triển của nền kinh tế và mức sống chung của người dân.

b) Công bằng trong giá bán điện

Để phù hợp với quy luật phát triển, chủ trương của Nhà nước là tiến đến thị trường điện cạnh tranh. Vì vậy, giá bán điện cần được xây dựng sao cho có thể thu hút những nguồn vốn trong và ngoài nước vào thị trường điện. Để làm điều này, phải đưa giá bán điện lên ngang bằng với giá bán điện của các nước trong khu vực, như vậy mới thu hút được vốn đầu tư vào lĩnh vực hoạt động điện lực. Tuy nhiên, cần xem xét phải giữ lại tính chất chính trị-xã hội của giá điện trong một vài loại đối tượng áp dụng giá (vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp...).

3.2.2.4. Xây dựng hạ tầng kỹ thuật điện để tiến đến thị trường điện

Khi tiến đến thị trường điện, vì lý do lợi nhuận, các nhà doanh nghiệp tham gia thị trường sẽ khó chấp nhận đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện. Vì vậy, quản lý nhà nước cần (i) xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng trước khi tiến vào thị trường điện; (ii) sau khi vào thị trường điện, quản lý nhà nước phải dành riêng một nguồn vốn để tiếp tục xây dựng hạ tầng kỹ thuật điện phục vụ cho nhu cầu kinh tế xã hội.

Chỉ khi thực hiện được điều này, quản lý nhà nước mới thể hiện đúng chức năng của mình trong việc khắc phục khuyết tật thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)