Tình hình sự cố trên lưới điện giai đoạn 2006-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 53 - 55)

Sự cố Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Lưới trung thê 299 299 193 95 82 57 34 33 34 32 Lưới hạ thế 3285 3729 3263 2719 2320 2225 1513 1462 1451 1389 Máy biến thế 121 135 123 128 137 133 84 63 71 67

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2006 đến 2015 của EVNHCMC)

Với khối lượng 6314,5 km đường dây trung thế, 11785,1 km đường dây hạ thế và 24.976 trạm biến thế vào cuối năm 2015, số vụ sự cố trên hệ thống lưới điện đã cho thấy sự thành công trong việc giảm thiểu sự cố.

d) An toàn cho hệ thống điện và người dân

Bên cạnh việc quản lý vận hành hệ thống lưới điện khơng tốt có thể gây sự cố, một trong những nguyên nhân gây ra sự cố cho hệ thống lưới điện là việc tác động vào lưới điện do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan của con người. Những tác động thường thấy là đào chạm vào đường dây cáp ngầm; xây dựng, di

chuyển chạm vào đường dây cao áp; xâm phạm vào vùng ảnh hưởng của điện cao áp. Những tác động này gây ra sự cố, làm gián đoạn cung cấp điện, nhưng đặc biệt nguy hiểm vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng người dân.

Vì vậy, để vận hành hệ thống điện được an tồn, khơng chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước đều có những quy định nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống lưới điện.

Khái niệm "Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp" lần đầu tiên được đề cập trong Nghị định số 54/1999/NĐ-CP, ngày 08/7/1999, "Về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp". "Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện" được định nghĩa là khoảng không gian lưu không được quy định về chiều rộng, chiều dài và chiều cao chạy dọc theo cơng trình đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện. Nghị định cũng quy định cách thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm vào hành lang này và chủ thể phải xử lý.

Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân và yếu tố lịch sử, việc thực thi Nghị định này đã không được quan tâm đúng mức. Cho đến khi Luật Điện lực và Nghị định số 106/2005/NĐ-CP, ngày 17/8/2005, "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an tồn cơng trình lưới điện cao áp", các cơ quan quản lý nhà nước mới thực hiện triệt để công tác này.

Vào cuối năm 2005, số vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp là 16.417 vị trí. Số lượng này là rất lớn, nguyên nhân tập trung vào (i) Việc cấp phép xây dựng nhà ở, cơng trình khơng lưu ý đến hệ thống lưới điện cao áp; (ii) Người dân chưa ý thức được sự nguy hiểm, dẫn đến việc xây dựng, cơi nới trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

Mặc dù Luật và Nghị định hướng dẫn có quy định rõ trách nhiệm của từng chủ thể khi vi phạm, tuy nhiên quản lý nhà nước và ngành điện đã chủ động xử lý. Cụ thể như thực hiện các biện pháp kỹ thuật để nhà ở, cơng trình tiếp tục được tồn tại trong hành lang (nhưng vẫn đảm bảo an toàn); trong một số trường hợp, ngành điện phải di dời lưới điện để đảm bảo an toàn cho người dân. Bên cạnh đó, ngành điện

phạm vào hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp để tránh phát sinh các vụ vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 53 - 55)