Xếp hạng chỉ số tiếp cận điện năng từ năm 2012-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 62 - 66)

2014 cho biết, chỉ số tiếp cận điện năng ở Việt Nam bị xếp thứ 135 trên 189 nền kinh tế.

Không chỉ riêng lãnh vực điện, báo cáo Doing Bussiness đánh giá các lãnh vực khác cũng khá thấp. Vì vậy, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 19/NQ-CP, ngày 18/3/2014, “Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”. Một trong những tiêu chí mà Nghị quyết đưa ra là “Rút thời gian tiếp cận điện năng đối với doanh nghiệp, dự án đầu tư xuống còn tối đa 70 ngày”.

Bộ Cơng Thương đã có các Thơng tư, Chỉ thị để ngành điện rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng, bên cạnh đó, cũng đưa ra kiến nghị để Bộ Công An, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Xây dựng bãi bỏ một số giấy tờ liên quan trong quy trình cung cấp điện năng.

Ngành điện tại TP.HCM đã cải tiến nhiều thủ tục nhằm rút ngắn thời gian, các công tác liên quan đến ngành điện chỉ thực hiện tối đa 13 ngày. Đồng thời, cũng triển khai triệt để Luật Điện lực, cụ thể là ngành điện sẽ bỏ vốn để đầu tư khi khách hàng có nhu cầu.

Với sự thay đổi trong chỉ đạo, điều hành của nhà nước, đánh giá năm 2016 của Tạp chí Doing Business về chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đã lên 27 bậc (108/189 quốc gia).

Bảng 2.8: Xếp hạng chỉ số tiếp cận điện năng từ năm 2012-2015 Năm Năm

2012 2013 2014 2015

Xếp hạng chỉ số tiếp cận điện năng 155 156 135 108

- Số thủ tục 6 6 6 6

- Số ngày 155 155 115 59

(Nguồn: Tạp chí Doing Business - World Bank)

Song song với việc cải tiến trong cấp điện cho các doanh nghiệp và dự án, đối với các nhu cầu lắp mới điện kế cũng được cải thiện liên tục. Đến cuối năm 2015, gắn mới điện kế 3 pha chỉ còn 7 ngày, điện kế 1 pha chỉ còn 3 ngày và khách hàng

Với sự nỗ lực của ngành điện và sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, chỉ số tiếp cận điện năng tại TP. HCM đã có những cải cách vượt bậc, tạo điều kiện cho người sử dụng điện tiếp cận với năng lượng điện, từ đó phát triển sản xuất cũng như nâng cao đời sống xã hội.

2.2.3.3. Mục tiêu phát triển bền vững a) San bằng phụ tải

San bằng phụ tải là một thuật ngữ thường được sử dụng nhiều trong các ngành kỹ thuật. San bằng phụ tải nhằm mục đích phân bổ phụ tải sao việc đầu tư hệ thống là tối ưu do không phải đầu tư để phục vụ nhu cầu đỉnh tải quá cao.

Hình 2.4: Biểu đồ phụ tải năm 2015 của TP. HCM

(Nguồn: Trung tâm Điều độ - EVNHCMC)

Biểu đồ trên cho thấy sự chênh lệch khá cao giữa đỉnh tải cực đại và cực tiểu trong ngày. Sự chênh lệch này dẫn đến những điều bất lợi trong quản lý vận hành hệ thống điện và mức độ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống.

(i) Đối với quản lý vận hành, phải điều tiết lượng công suất phát cung cấp cho

phụ tải liên tục. Do tính chất sử dụng ngay của điện năng, khi phát thừa hoặc thiếu công suất đều khơng có lợi về kinh tế. Do luận văn chỉ đề cập ở khâu phân phối, không đi sâu vào việc vận hành của khâu sản xuất và truyền tải, tuy nhiên ở góc độ

toàn hệ thống, điều này gây nhiều bất lợi cho cả ba khâu sản xuất, truyền tải và phân phối.

(ii) Đối với đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho hệ thống, để đảm bảo không quá tải,

hệ thống phải được đầu tư cho phù hợp với đỉnh tải cao nhất, vì vậy sẽ gây lãng phí trong đầu tư xây dựng.

Do quy hoạch chưa tốt, các loại phụ tải sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ vẫn còn đan xen nhau trong cùng một khu vực. Đối với cơ sở hạ tầng nói chung, phải đáp ứng lượng vận tải nguyên vật liệu và thành phẩm, xử lý môi trường..., đối với cung cấp điện nói riêng, cơng suất lắp đặt để cung cấp cho những khu vực này phải có độ dự phịng khá cao do đây là dạng phụ tải biến thiên theo mùa, tạo nên những đỉnh tải cực đại tăng vọt khi vào mùa sản xuất.

Nhằm giảm thấp đỉnh tải cực đại, nâng cao phụ tải cực tiểu, phương pháp được dùng là chính sách về giá. Nhà nước hiện sử dụng biểu giá theo vùng, nhiều thành phần trong giá bán, khuyến khích các hộ tiêu thụ chuyển dịch phụ tải sang các thời gian ngoài cao điểm phụ tải hệ thống điện. Để thực hiện, ngành điện đã triển khai việc lắp đặt điện kế nhiều giá, thực hiện các biểu giá với sự khác biệt về giá điện năng giờ thấp điểm (đêm) và cao điểm (ngày). Tuy nhiên tác động chưa rõ rệt, do chênh lệch về giá giữa cao điểm và thấp điểm chưa cao. người sử dụng chưa có động lực để giảm chi phí khi thay đổi thời gian sử dụng điện.

b) Giảm tổn thất điện năng trong cung cấp điện của lưới điện phân phối

Lưới điện phân phối bao gồm lưới điện trung áp và lưới điện hạ áp. Lưới điện phân phối có các đặc điểm về thiết kế và vận hành khác với lưới điện truyền tải. Lưới điện phân phối phân bố trên diện rộng, thường vận hành khơng đối xứng và có tổn thất lớn hơn.

Tổn thất trên lưới điện phân phối bao gồm tổn thất phi kỹ thuật (tổn thất thương mại) và tổn thất kỹ thuật.

+ Tổn thất phi kỹ thuật (tổn thất thương mại) bao gồm 4 dạng tổn thất như sau: (i) Trộm điện (câu, móc trộm). (ii) Khơng thanh tốn hoặc chậm thanh tốn hóa đơn

tiền điện. (iii) Sai sót tính tốn tổn thất kỹ thuật. (iv) Sai sót thống kê phân loại và tính hóa đơn khách hàng.

Tổn thất phi kỹ thuật phụ thuộc vào cơ chế quản lý, quy trình quản lý.

+ Tổn thất kỹ thuật trên lưới điện phân phối chủ yếu trên dây dẫn và các máy biến áp phân phối. Tổn thất kỹ thuật thường do những nguyên nhân: (i) Đường dây phân phối quá dài, bán kính cấp điện lớn; (ii) Tiết diện dây dẫn quá nhỏ, đường dây bị xuống cấp, không được cải tạo nâng cấp. (iii) Máy biến áp phân phối thường xuyên mang tải nặng hoặc quá tải; (iv) Máy biến áp là loại có tỷ lệ tổn thất cao hoặc vật liệu lõi từ không tốt dẫn đến sau một thời gian tổn thất tăng lên; (v) Nhiều thành phần sóng hài của các phụ tải công nghiệp tác động vào các cuộn dây máy biến áp làm tăng tổn thất. (vi) Vận hành với hệ số cosφ thấp do thiếu công suất phản kháng.

Tổn thất kỹ thuật phụ thuộc vào vật tư thiết bị, phương thức vận hành của hệ thống lưới phân phối.

Mục tiêu giảm tổn thất trên lưới điện phân phối chịu tác động của rất nhiều yếu tố và đòi hỏi nhiều biện pháp đồng bộ. Các biện pháp quản lý, hành chính nhằm giảm tổn thất thương mại cần thực hiện song song với các nỗ lực giảm tổn thất kỹ thuật. Trong giai đoạn 2005-2015, ngành điện tại TP. HCM đã thực hiện nhiều giải pháp, cụ thể như:

+ Giảm tổn thất phi kỹ thuật: (i) Thực hiện đúng quy định pháp luật về kiểm định, thay thế định kỳ công tơ đúng thời hạn theo quy định; (ii) Áp dụng công nghệ mới như đo từ xa, lắp đặt thay thế các thiết bị đo đếm có cấp chính xác cao, tăng cường theo dõi, phát hiện sai sót, sự cố trong đo đếm; (iii) Thực hiện ghi chỉ số cơng tơ đúng ngày, lộ trình qui định; (iv) Tính tốn hiệu suất khu vực, so sánh công tơ tổng với các công tơ khách hàng trong khu vực để phát hiện sai sót; (v)

+ Giảm tổn thất kỹ thuật: (i) Cải tạo và đầu tư xây dựng hệ thống lưới phân phối, không để quá tải đường dây, máy biến áp; (ii) Vận hành lưới điện với phương thức tối ưu: không để phát nhiệt đường dây và thiết bị, bù cosφ để giảm công suất vô công...; (iii) Hạn chế các thành phần khơng cân bằng và sóng hài bậc cao: Thực hiện kiểm tra và khắc phục đối với khách hàng gây méo điện áp trên lưới điện.

Qua những biện pháp đã thực hiện, tổn thất điện năng trên địa bàn TP. HCM được kéo giảm đáng kể trong giai đoạn 2005-2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 62 - 66)