Hiện trạng thực hiện các mục tiêu của quản lý nhà nước trong cung cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 50 - 68)

2.2. Hiện trạng cung cấp và sử dụng điện tại TP.HCM giai đoạn 2005-2015

2.2.3. Hiện trạng thực hiện các mục tiêu của quản lý nhà nước trong cung cấp

trên và kết luận quản lý nhà nước chưa hiệu quả thì chưa chính xác. Vì vậy, cần phải xem xét tồn diện các mục tiêu mà quản lý nhà nước phải đạt được.

2.2.3. Hiện trạng thực hiện các mục tiêu của quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện cấp và sử dụng điện

Trong chương 1, đã nêu lên 3 mục tiêu mà quản lý nhà nước về cung cấp và sử dụng điện cần phải đạt được, đó là: (i) Cung cấp điện liên tục, an toàn và đảm bảo chất lượng; (ii) Công bằng xã hội và phát triển kinh tế; (iii) Phát triển bền vững. Theo đó, cần đánh giá việc thực hiện của từng mục tiêu cụ thể.

2.2.3.1. Mục tiêu cung cấp điện liên tục, an toàn và đảm bảo chất lượng a) Đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tại TP. HCM

TP. HCM là thành phố lớn nhất Việt Nam xét về quy mô dân số và mức độ đô thị hóa. Đến cuối năm 2005, với dân số khoảng 8, 2 triệu người, TP. HCM tạo ra lượng GDP chiếm xấp xỉ 23% GDP quốc gia. TP. HCM trở thành đầu tàu kinh tế và là một trong những trung tâm văn hóa, giáo dục quan trọng của cả nước. Chính vì

vậy, đảm bảo cung cấp điện liên tục, an toàn và đảm bảo chất lượng cho TP. HCM là mục tiêu quan trọng của quản lý nhà nước.

Bảng sau cho thấy tình hình phát triển dân số, số khách hàng sử dụng điện, lượng điện thương phẩm và GDP trong giai đoạn 2005-2015

Bảng 2.2: Tình hình phát triển dân số, khách hàng, điện thương phẩm và GDP Năm (ngàn người) Dân số Số khách hàng GDP Điện thương phầm Năm (ngàn người) Dân số Số khách hàng GDP Điện thương phầm

(Khách hàng) tỷ đồng (tỷ kWh) 2005 6.291,06 1.325.228 165.297 9,85 2006 6.541,51 1.412.213 190.561 10,72 2007 6.778,87 1.507.986 228.795 11,56 2008 7.000,75 1.601.017 287.512 12,36 2009 7.168,00 1.676.364 334.190 13,26 2010 7.396,40 1.748.809 414.068 14,56 2011 7.521,10 1.861.182 503.227 15,31 2012 7.791,80 1.916.921 591.863 16,72 2013 7.939,80 1.977.317 764.561 17,65 2014 8.047,70 2.040.376 852.523 18,60 2015 8.224,40 2.113.434 957.358 20,18

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2005 đến 2015 của EVNHCMC)

TP. HCM hiện đang đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng. Nhiều khu đô thị mới đã và đang được xây dựng; nhiều khu công nghiệp đã được mở ra; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã thúc đẩy các ngành thương mại dịch vụ phát triển mạnh.

Số liệu cho thấy, chỉ trong 10 năm, dân số của TP. HCM tăng thêm xấp xỉ 2 triệu dân, chủ yếu là tăng dân số cơ học. Điều đó thể hiện việc TP. HCM đã và đang thu hút nguồn nhân lực đến sinh sống và làm việc. Tại TP. HCM đã có 20 khu cơng nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các ngành thương mại dịch vụ phát triển rất mạnh, đặc biệt là ngành du lịch. Theo thống kê của UBND. TP. HCM, trong năm 2015, lượng khách quốc tế đến thành phố ước khoảng 4,7 triệu lượt, khách du lịch nội địa đến thành phố ước đạt 19,3 triệu lượt. Bên cạnh đó, việc phát triển khu vực nội thành, xây dựng mới nhiều khu đô thị tập trung đã tạo thành những vùng phụ tải mới, tiêu thụ điện năng rất cao. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2005-2015, lượng điện năng tiêu thụ tăng hai lần, góp phần quan trọng vào sự phát triển GDP của TP. HCM.

Hình 2.2 dưới đây cho thấy mức độ phát triển GDP và mức độ phát triển điện năng thương phẩm của TP. HCM.

Hình 2.2: Mức độ phát triển GDP và điện thương phẩm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2005 đến 2015 của EVNHCMC)

b) Đầu tư phát triển hệ thống lưới điện

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng cao, hệ thống lưới điện phân phối tại TP. HCM trong giai đoạn 2005-2015 cũng phát triển tương ứng. Trong giai đoạn 2005-2015, chiều dài đường dây cao thế tăng xấp xỉ 230%, trung thế tăng 140%, hạ thế tăng 141%. Số lượng trạm biến áp truyền tải và phân phối tăng tương ứng là 150% và 127%. Công suất trạm truyền tải tăng 314% và trạm biến áp phân phối tăng 164%.

Hệ thống lưới điện ngày càng lan rộng, toả đến tất cả các quận huyện thuộc TP. HCM.

Trong khối lượng tăng thêm này, hệ thống lưới điện còn được đầu tư thay thế những vật tư thiết bị cũ, lỗi thời hoặc kém chất lượng bằng những vật tư thiết bị tiên tiến. Cho đến cuối năm 2015, phần lớn hệ thống dây dẫn đã sử dụng công nghệ tiên tiến, một số khu vực đã được vận hành với chế độ tự động, quản lý bằng công nghệ

thông tin. Các hiện tượng quá tải do không đủ công suất của đường dây và trạm phân phối cơ bản đã được xử lý.

Bảng 2.3: Khối lượng phát triển lưới điện giai đoạn 2006-2015

STT Hạng mục ĐVT 2006 2010 2015

1 Đường dây cao thế km 341,9 516,5 784,5 2 Đường dây trung thế km 4546,1 5165,1 6314,5 3 Đường dây hạ thế km 8381,1 9903,9 11785,1

4 Trạm truyền tải trạm 52 54 78

Công suất trạm truyền tải MVA 2521,46 3582,52 7938,52

5 Trạm phân phối trạm 19678 21946 24976

Công suất trạm phân phối MVA 6588 8178 10787

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2006, 2010 và 2015 của EVNHCMC)

c) Giảm thiểu sự cố

Khi đầu tư vào hệ thống lưới điện, bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải, hệ thống lưới điện còn giảm thiểu được các sự cố do quá tải, do chất lượng vật tư kém do sử dụng công nghệ cũ. Nhờ đầu tư tích cực và có lựa chọn, số vụ sự cố trên lưới điện giảm đáng kể. Bên cạnh đó, rút ngắn thời gian xử lý sự cố, rút ngắn thời gian thi công trên lưới điện cũng đã kéo giảm thời gian mất điện của khách hàng.

Bảng 2.4: Tình hình sự cố trên lưới điện giai đoạn 2006-2015

Sự cố Năm

2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Lưới trung thê 299 299 193 95 82 57 34 33 34 32 Lưới hạ thế 3285 3729 3263 2719 2320 2225 1513 1462 1451 1389 Máy biến thế 121 135 123 128 137 133 84 63 71 67

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2006 đến 2015 của EVNHCMC)

Với khối lượng 6314,5 km đường dây trung thế, 11785,1 km đường dây hạ thế và 24.976 trạm biến thế vào cuối năm 2015, số vụ sự cố trên hệ thống lưới điện đã cho thấy sự thành công trong việc giảm thiểu sự cố.

d) An toàn cho hệ thống điện và người dân

Bên cạnh việc quản lý vận hành hệ thống lưới điện khơng tốt có thể gây sự cố, một trong những nguyên nhân gây ra sự cố cho hệ thống lưới điện là việc tác động vào lưới điện do những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan của con người. Những tác động thường thấy là đào chạm vào đường dây cáp ngầm; xây dựng, di

chuyển chạm vào đường dây cao áp; xâm phạm vào vùng ảnh hưởng của điện cao áp. Những tác động này gây ra sự cố, làm gián đoạn cung cấp điện, nhưng đặc biệt nguy hiểm vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng người dân.

Vì vậy, để vận hành hệ thống điện được an tồn, khơng chỉ ở Việt Nam mà hầu hết các nước đều có những quy định nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống lưới điện.

Khái niệm "Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp" lần đầu tiên được đề cập trong Nghị định số 54/1999/NĐ-CP, ngày 08/7/1999, "Về bảo vệ an toàn lưới điện cao áp". "Hành lang bảo vệ an toàn lưới điện" được định nghĩa là khoảng không gian lưu không được quy định về chiều rộng, chiều dài và chiều cao chạy dọc theo cơng trình đường dây tải điện hoặc bao quanh trạm điện. Nghị định cũng quy định cách thức xử lý đối với các trường hợp vi phạm vào hành lang này và chủ thể phải xử lý.

Tuy nhiên, với nhiều nguyên nhân và yếu tố lịch sử, việc thực thi Nghị định này đã không được quan tâm đúng mức. Cho đến khi Luật Điện lực và Nghị định số 106/2005/NĐ-CP, ngày 17/8/2005, "Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Điện lực về bảo vệ an tồn cơng trình lưới điện cao áp", các cơ quan quản lý nhà nước mới thực hiện triệt để công tác này.

Vào cuối năm 2005, số vụ vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp là 16.417 vị trí. Số lượng này là rất lớn, nguyên nhân tập trung vào (i) Việc cấp phép xây dựng nhà ở, cơng trình khơng lưu ý đến hệ thống lưới điện cao áp; (ii) Người dân chưa ý thức được sự nguy hiểm, dẫn đến việc xây dựng, cơi nới trong hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp.

Mặc dù Luật và Nghị định hướng dẫn có quy định rõ trách nhiệm của từng chủ thể khi vi phạm, tuy nhiên quản lý nhà nước và ngành điện đã chủ động xử lý. Cụ thể như thực hiện các biện pháp kỹ thuật để nhà ở, cơng trình tiếp tục được tồn tại trong hành lang (nhưng vẫn đảm bảo an toàn); trong một số trường hợp, ngành điện phải di dời lưới điện để đảm bảo an toàn cho người dân. Bên cạnh đó, ngành điện

phạm vào hành lang bảo vệ an toàn lưới điện cao áp để tránh phát sinh các vụ vi phạm mới. Chính vì vậy, số lượng vi phạm đã giảm dần hàng năm và từ năm 2016, khơng cịn điểm vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp.

Bảng 2.5: Số liệu xử lý vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp Năm Năm

2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 Số

vụ 16.417 12.879 10.114 7.717 5.937 4.605 4.289 2.890 1.637 396 78

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2005 đến 2015 của EVNHCMC)

e) Độ tin cậy cấp điện

Với sự đầu tư phát triển lưới điện và các giải pháp nhằm đảm bảo cho hệ thống lưới điện được vận hành an toàn, các chỉ tiêu về độ tin cậy của hệ thống điện đã được cải thiện rất rõ rệt. Chỉ số SAIFI (Số lần mất điện bình quân của một khách hàng trong một năm) của năm 2001 là 25,04 lần/năm đã giảm xuống còn 6,72 lần/năm vào năm 2015. Chỉ số SAIDI (Thời gian mất điện bình quân của một khách hàng trong một năm) của năm 2001 là 3.433 phút/năm đã giảm xuống còn 720,16 phút/năm vào năm 2015.

Bảng 2.6: Số liệu độ tin cậy hệ thống điện giai đoạn 2006-2015

Hạng mục ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Giảm

bình quân

SAIFI lần/khg 25,04 22,31 16,12 10,80 6,72

So với năm trước % -13,21 -10,90 -27,73 -33,01 -37,80 -24,5 SAIDI phút/khg 3.433 2.988 1.974 1.285 720,16

So với năm trước % -13,40 -12,96 -33,93 -34,92 -43,95 -27,8

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2011 đến 2015 của EVNHCMC)

Để so sánh, năm 2015, toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam có tổng thời gian mất điện khách hàng bình quân (SAIDI) là 2.110 phút, số lần mất điện bình quân (SAIFI) là 12,85 lần/khách hàng (http://www.evn.com.vn).

Việc cải thiện các chỉ tiêu của độ tin cậy đồng nghĩa với việc không mất đi lượng điện năng không được sử dụng do gián đoạn cung cấp điện. Lượng điện năng này được đưa đến người sử dụng, một mặt đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, mặt khác thể hiện được hiệu quả của mục tiêu cung cấp điện liên tục an toàn.

Chỉ tiêu độ tin cậy và chỉ số tiếp cận điện năng chính là hai chỉ số mà các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm trước khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

2.2.3.2. Mục tiêu công bằng xã hội và phát triển kinh tế.

Trước năm 1975, hệ thống lưới điện tập trung chủ yếu ở vùng nội thành thành phố. Vùng ngoại thành phải sử dụng từ máy phát điện loại nhỏ, chỉ sử dụng khi có nhu cầu. Đối với các khu vực phục vụ cho mục đích quân sự như sân bay Tân Sơn Nhất, cảng xăng dầu Nhà Bè thì tự cấp điện từ các máy phát điện cỡ lớn.

a) Điện khí hóa nơng thơn và phủ kín lưới điện

Sau năm 1975, điện khí hóa nơng thơn là một trong những chủ trương lớn, nhằm tạo sự phát triển cân bằng giữa các khu vực, kéo giảm sự chênh lệch thành thị và nông thôn. Bắt đầu triển khai vào những năm đầu thập kỷ 90, ngành điện TP. HCM đã đề xuất chủ trương mang tính đột phá và được lãnh đạo TP. HCM trong thời kỳ đó nhất trí thơng qua là phương án phụ thu tiền điện. Sau hơn sáu năm thực hiện, với 1.016 tỷ đồng từ nguồn phụ thu tiền điện, ngành điện thành phố đã thực hiện đầu tư xây dựng 162 cơng trình điện khí hóa trên địa bàn Thành phố, hoàn thành chương trình điện khí hóa cho tồn bộ 6 huyện ngoại thành với 100 xã, thị trấn; cải tạo và xây dựng mới 794,4 km đường dây trung thế, 2.650,2 km đường dây hạ thế, lắp đặt mới và tăng cường công suất 3.382 trạm hạ thế với tổng dung lượng trên 344.000 kVA, gắn mới 164.334 điện kế cho các hộ gia đình nơng thơn, đưa tỷ lệ hộ dân sử dụng điện từ lưới điện quốc gia và trả tiền điện đúng giá quy định đạt gần 100% (ngoại trừ xã đảo Thạnh An của huyện Cần Giờ, ngành điện phải sử dụng máy phát điện để cung cấp).

Giai đoạn 2006-2008, ngành điện tiếp tục triển khai và hồn tất cơng tác phủ kín lưới điện đến từng ngõ hẻm, giải quyết cho 29.164 trường hợp có nhu cầu gắn điện kế trực tiếp và mua điện đúng giá quy định Nhà nước; đảm bảo các xã của TP.HCM đều đạt tiêu chí xã nơng thơn mới về điện. Bãi bỏ hồn tồn việc mua bán điện thơng qua một đơn vị khơng có chức năng điện như Hợp tác xã, tổ điện nông thôn...

Năm 2010, ngành điện TP. HCM đã xây dựng hệ thống điện sử dụng pin mặt trời tại ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, với tổng công suất 97,65kWp, cấp điện cho 174 hộ dân và 06 cơng trình cơng cộng, tổng mức đầu tư là 14,8 tỷ đồng. Đây là một trong những dự án điện khí hóa nơng thơn bằng điện mặt trời có quy mơ lớn tại Việt Nam, đồng thời là mơ hình “Làng điện mặt trời” điển hình cả nước, mang ý nghĩa rất lớn về chính trị xã hội.

Cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa hầu như khơng có lợi về kinh tế, thậm chí cịn phải bù lỗ. Cụ thể, trước khi đưa điện lưới quốc gia về xã đảo

Thạnh An - Huyện Cần Giờ, ngành điện phải sử dụng máy phát điện Diesel để cung cấp điện với chi phí dầu chạy máy phát cao hơn rất nhiều lần số tiền thu được từ bán điện. Tuy nhiên, đã mang lại giá trị xã hội rất lớn, thể hiện việc thực hiện mục tiêu đưa điện đến các vùng sâu vùng xa, tiếp sức bà con xã đảo bám trụ lâu dài, có điều kiện ổn định đời sống, bảo đảm an sinh xã hội và an ninh quốc phòng. Đến nay, khu vực này đã được cấp điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia thông qua dự án cáp ngầm vượt biển 22kV đóng điện vào tháng 4/2015, hoàn tất việc 100% địa phương tại TP. HCM có điện.

b) Phục vụ nhu cầu điện của xã hội, hỗ trợ người có thu nhập thấp

Khi Luật Điện lực có hiệu lực, từ 01/07/2005, đã có những quy định nhằm tạo sự cơng bằng và đảm bảo nhu cầu chính đáng của người sử dụng điện. Luật bãi bỏ việc bán điện qua điện kế tổng (Cá nhân hoặc tổ chức mua điện của ngành điện và bán lại cho người sử dụng). Luật Điện lực quy định ngành điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt toàn bộ các thiết bị đo đếm điện và thiết bị phụ trợ cho việc đo đếm điện đến người sử dụng cuối cùng. Quy định này tạo sự công bằng xã hội, cho thấy được mục tiêu đảm bảo sự công bằng xã hội, khi người sử dụng có nhu cầu thì ngành điện buộc phải cung cấp (Điều 24 - Luật Điện lực 2004 - Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt toàn bộ các thiết bị đo đếm điện và thiết bị phụ trợ cho việc đo đếm điện, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác).

Trong quá trình giám sát việc thực hiện Luật Điện lực, quản lý nhà nước tại TP. HCM đã phát hiện hiện tượng các chủ nhà trọ thường thu tiền điện cao hơn rất nhiều so với số tiền họ trả cho ngành điện. Từ năm 2010 đến 2015, với việc tuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 50 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)