Tình hình phát triển dân số, khách hàng, điện thương phẩm và GDP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 51 - 53)

Năm (ngàn người) Dân số Số khách hàng GDP Điện thương phầm

(Khách hàng) tỷ đồng (tỷ kWh) 2005 6.291,06 1.325.228 165.297 9,85 2006 6.541,51 1.412.213 190.561 10,72 2007 6.778,87 1.507.986 228.795 11,56 2008 7.000,75 1.601.017 287.512 12,36 2009 7.168,00 1.676.364 334.190 13,26 2010 7.396,40 1.748.809 414.068 14,56 2011 7.521,10 1.861.182 503.227 15,31 2012 7.791,80 1.916.921 591.863 16,72 2013 7.939,80 1.977.317 764.561 17,65 2014 8.047,70 2.040.376 852.523 18,60 2015 8.224,40 2.113.434 957.358 20,18

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2005 đến 2015 của EVNHCMC)

TP. HCM hiện đang đẩy mạnh q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển đô thị, xây dựng kết cấu hạ tầng. Nhiều khu đô thị mới đã và đang được xây dựng; nhiều khu công nghiệp đã được mở ra; sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng đã thúc đẩy các ngành thương mại dịch vụ phát triển mạnh.

Số liệu cho thấy, chỉ trong 10 năm, dân số của TP. HCM tăng thêm xấp xỉ 2 triệu dân, chủ yếu là tăng dân số cơ học. Điều đó thể hiện việc TP. HCM đã và đang thu hút nguồn nhân lực đến sinh sống và làm việc. Tại TP. HCM đã có 20 khu cơng nghiệp, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Các ngành thương mại dịch vụ phát triển rất mạnh, đặc biệt là ngành du lịch. Theo thống kê của UBND. TP. HCM, trong năm 2015, lượng khách quốc tế đến thành phố ước khoảng 4,7 triệu lượt, khách du lịch nội địa đến thành phố ước đạt 19,3 triệu lượt. Bên cạnh đó, việc phát triển khu vực nội thành, xây dựng mới nhiều khu đô thị tập trung đã tạo thành những vùng phụ tải mới, tiêu thụ điện năng rất cao. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2005-2015, lượng điện năng tiêu thụ tăng hai lần, góp phần quan trọng vào sự phát triển GDP của TP. HCM.

Hình 2.2 dưới đây cho thấy mức độ phát triển GDP và mức độ phát triển điện năng thương phẩm của TP. HCM.

Hình 2.2: Mức độ phát triển GDP và điện thương phẩm

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2005 đến 2015 của EVNHCMC)

b) Đầu tư phát triển hệ thống lưới điện

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện tăng cao, hệ thống lưới điện phân phối tại TP. HCM trong giai đoạn 2005-2015 cũng phát triển tương ứng. Trong giai đoạn 2005-2015, chiều dài đường dây cao thế tăng xấp xỉ 230%, trung thế tăng 140%, hạ thế tăng 141%. Số lượng trạm biến áp truyền tải và phân phối tăng tương ứng là 150% và 127%. Công suất trạm truyền tải tăng 314% và trạm biến áp phân phối tăng 164%.

Hệ thống lưới điện ngày càng lan rộng, toả đến tất cả các quận huyện thuộc TP. HCM.

Trong khối lượng tăng thêm này, hệ thống lưới điện còn được đầu tư thay thế những vật tư thiết bị cũ, lỗi thời hoặc kém chất lượng bằng những vật tư thiết bị tiên tiến. Cho đến cuối năm 2015, phần lớn hệ thống dây dẫn đã sử dụng công nghệ tiên tiến, một số khu vực đã được vận hành với chế độ tự động, quản lý bằng công nghệ

thông tin. Các hiện tượng quá tải do không đủ công suất của đường dây và trạm phân phối cơ bản đã được xử lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 51 - 53)