Nhận xét và đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 68 - 73)

dụng điện tại TP. HCM

2.3.1. Những điểm thành công

Với thực trạng cung cấp và sử dụng điện tại TP. HCM như đã trình bày, vai trị nhà nước đã thể hiện khá rõ nét. Các mục tiêu của quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện như: cung cấp điện liên tục, an toàn và đảm bảo chất lượng; Đảm bảo công bằng xã hội và phát triển kinh tế; Phát triển bền vững đều có sự can thiệp của nhà nước để đạt được mục tiêu.

- Về phương pháp, quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện đã triển khai thực hiện quy định luật pháp, thông qua ngành điện để thực hiện các mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội.

Đối với cung cấp điện, công tác quản lý nhà nước đã có những định hướng chiến lược, mục tiêu cụ thể để đảm bảo cho nhu cầu sử dụng điện phục vụ phát triển

người dân được sử dụng trực tiếp điện lưới quốc gia. Đầu tư có định hướng để đảm bảo tin cậy cung cấp điện và giảm tổn thất kỹ thuật trên hệ thống điện.

Về sử dụng điện, đã thiết lập những quy định pháp luật, đồng thời tuyên truyền nhằm hướng đến sử dụng năng lượng điện tiết kiệm hiệu quả.

- Về hiệu chỉnh trong quá trình thực hiện, quản lý nhà nước đã có những điều chỉnh để đáp ứng tình hình thực tế.

- Về giám sát quá trình quản lý, đã thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực điện lực. Giải quyết tranh chấp giữa người sử dụng điện và ngành điện.

2.3.2. Những điểm hạn chế

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác quản lý Nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện thời gian qua cũng còn bộc lộ nhiều hạn chế bất cập sau đây:

(i). Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển điện lực dự báo chưa chính xác, do đó làm tăng khối lượng đầu tư xây dựng trên địa bàn TP. HCM.

(ii) Công tác tuyên truyền phổ biến, nghiên cứu quán triệt và triển khai hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về điện lực còn hạn chế. Ý thức trách nhiệm của các ngành, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong thực hiện các quy định của pháp luật về điện lực là chưa cao.

(iii). Bộ máy tham mưu quản lý Nhà nước về điện lực ở cấp Quận, Huyện chưa thể hiện tốt vai trị của mình.

(iv). Các cơ quan quản lý Nhà nước của các lãnh vực có liên quan đến ngành điện chưa phối hợp đồng bộ, chưa có những quy chế đặc thù để ngành điện phát triển.

2.3.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

(i). Cơ quan tham mưu quản lý Nhà nước về điện ở cấp thành phố hiện nay quá mỏng, các cán bộ quản lý Nhà nước về điện ở các Quận, Huyện còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác.

(ii). Công tác quy hoạch chưa có sự phối hợp thống nhất giữa các ngành có liên quan, vì vậy khi ngành điện triển khai phải lập lại bước thoả hiệp với các ban ngành khác. Việc làm này vừa kéo dài thời gian, vừa gây chồng chéo trong quá trình thực hiện.

(iii). Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực điện khá đầy đủ, tuy nhiên vẫn cịn có những hạn chế, bất cập, chưa đồng bộ, khó triển khai:

- Các văn bản quy phạm thường chậm hơn sự phát triển công nghệ tiên tiến. - Một số văn bản của các ngành cịn chồng chéo, gây khó khăn trong q trình thực hiện.

(iv). Chưa đánh giá hết mức độ quan trọng của ngành điện, ngành độc quyền có sự kiểm sốt của nhà nước. Ngành điện khơng chỉ là ngành kinh doanh mà còn phục vụ cho mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội - an ninh - quốc phòng.

2.3.4. Vấn đề cần giải quyết

a) Công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực điện lực đòi hỏi sự tham gia của tất cả các cấp, các ngành và địa phương.

Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cung cấp và sử dụng điện liên quan đến chức năng quản lý Nhà nước của nhiều ngành, bởi vậy quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cung cấp và sử dụng điện không thể là việc riêng của ngành điện mà nó địi hỏi sự tham gia của các Ngành có liên quan.

Quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cung cấp và sử dụng điện gắn liền với chức năng điều hành và quản lý của các cấp chính quyền, vì vậy quản lý Nhà nước về cung cấp và sử dụng điện phải được triển khai từ cơ sở và trở thành một nội dung trong hoạt động điều hành chỉ đạo của chính quyền các cấp.

Để đạt hiệu quả cao nhất, các ngành, các cấp cần phối hợp tham gia công tác quản lý Nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện.

b) Quản lý Nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện phải thực hiện trong mối quan hệ phối hợp với quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực khác

Ngành điện có liên quan đến rất nhiều lãnh vực (An ninh quốc phịng, tài chính, kế hoạch đầu tư, thuế…..) và rất nhiều chính sách của Nhà nước (Chính sách đầu tư, chính sách về giá, chính sách nơng thơn mới...), vì vậy cơng tác quản lý Nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện cần được thực hiện trong mối quan hệ phối hợp đồng bộ với các hoạt động quản lý Nhà nước trong các lãnh vực khác.

Sự phối hợp quản lý Nhà nước trong lĩnh vực cung cấp và sử dụng điện với quản lý Nhà nước các lĩnh vực khác không chỉ đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động quản lý Nhà nước ở mỗi cấp chính quyền mà cịn đảm bảo cho công tác quản lý Nhà nước về lãnh vực cung cấp và sử dụng điện đạt hiệu quả cao.

c) Quản lý Nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện đòi hỏi phải sử dụng đồng bộ các phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế.

Đối với phương pháp hành chính, cần xây dựng đầy đủ hệ thống luật pháp về điện lực, đồng thời có chế độ kiểm tra, thanh tra phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật trong cung cấp và sử dụng điện. Bên cạnh đó, hướng dẫn và hiệu chỉnh các lỗ hổng phát sinh trong quá trình thực thi luật pháp.

Đối với phương pháp kinh tế, sử dụng các chính sách tác động đến lợi ích kinh tế, từ đó điều tiết hoạt động nhằm đạt các mục tiêu chung. Phương pháp này sẽ giúp cho việc huy động các nguồn lực để phát triển ngành điện cũng như nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện.

Đối với phương pháp tuyên truyền giáo dục, cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các chính sách tới mọi tầng lớp nhân dân. Khi làm tốt công tác này, việc thực thi sẽ giảm thiểu các vi phạm hoặc đi sai quan điểm và định hướng chung.

Tóm tắt chương 2

Nội dung Chương 2 trình bày quá trình phát triển tất yếu của ngành điện và cách thức nhà nước quản lý ngành điện.

Chương 2 cũng nêu hiện trạng quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại TP. HCM, đồng thời đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước trên hai phương diện: (i) kết quả thực hiện so với kế hoạch đã đề ra; (ii) kết quả thực hiện đối với các mục tiêu mà quản lý nhà nước về kinh tế cần đạt được. Qua đó, cho thấy quản lý nhà nước trong cung cấp điện đã đạt được hiệu quả nhất định, đảm bảo công bằng và phúc lợi xã hội, đảm bảo phát triển kinh tế tại TP. HCM.

Chương 2 cũng trình bày những thành cơng, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế. Đồng thời cũng đặt ra những vấn đề cần phải giải quyết để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại TP. HCM.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại TP. HCM giai đoạn 2016 – 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 68 - 73)