2.2. Hiện trạng cung cấp và sử dụng điện tại TP.HCM giai đoạn 2005-2015
2.2.2. Hiện trạng thực hiện so với mục tiêu cụ thể giai đoạn 2005-2015
Bảng sau cho thấy kết quả thực hiện so với mục tiêu đã đề ra trong hai đề án quy hoạch và phát triển điện lực TP. HCM giai đoạn 2005-2015.
Bảng 2.1: Kết quả thực hiện so với mục tiêu đã đề ra giai đoạn 2005-2015
Giai đoạn Quy hoạch Thực hiện Tỷ lệ
Công suất cực đại (MW)
đến 2005 2.180 - 2.310 1.691,80 73,24% 2006-2010 3.900 - 4.270 2.391,50 56,01%
2011-2015 4.800 3.575,00 74,40%
Điện năng thương phẩm (tỷ kWh)
đến 2005 11,2 - 11,9 9,85 82,77%
2006-2010 21,3 - 22,9 14,56 63,58%
2011-2015 28,3 20,18 71,31%
Tốc độ tăng trưởng điện năng thương phẩm (%)
đến 2005 14,1 - 15,4 11,92 77,40%
2006-2010 13,6 - 14,1 8,15 57,80%
2011-2015 12,9 6,74 52,40%
Bình quân điện năng tiêu thụ trên đầu người (kWh/người/năm)
đến 2005 1970 1.566 79,49%
2006-2010 3.225 1.970 61,09%
2011-2015 3.130 2.454 78,40%
Số liệu thực hiện trong giai đoạn 2005-2015 cho thấy các chỉ tiêu đặt ra hầu hết không đạt so với kế hoạch. Công suất cực đại trong cả giai đoạn chỉ đạt 74,4% so với kế hoạch. Lượng điện năng tiêu thụ cũng chỉ đạt 71,31% kế hoạch. Đặc biệt, tốc độ tăng điện năng thương phẩm chỉ đạt 52,4%.
Về nguyên nhân khách quan, nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế TP. HCM nói riêng chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính chung của thế giới. Sự giảm sút của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã dẫn đến tốc độ tăng trưởng về sử dụng điện không tăng cao như dự báo.
Về nguyên nhân chủ quan, phương pháp dự báo để đề ra mục tiêu chưa chính xác, còn xa rời thực tế nhiều biến động của nền kinh tế đang từng bước đi vào hoạt động trong cơ chế thị trường.
Mặc dù số liệu cho thấy không đạt kế hoạch đã đề ra, nhưng thực tế lại cho thấy nền kinh tế của TP. HCM vẫn phát triển. Nếu chỉ đánh giá hiệu quả quản lý