Năng lượng điện trong nền kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 29 - 32)

1.3. Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện

1.3.1. Năng lượng điện trong nền kinh tế

1.3.1.1. Điện và năng lượng điện

Thế kỷ XIX được ghi nhận như một bước ngoặt của nhân loại với hàng loạt những phát kiến vĩ đại về khoa học và công nghệ. Trong số những phát kiến khoa

học và cơng nghệ vĩ đại đó, điện học và sự ứng dụng điện năng đã làm thay đổi một cách căn bản chất lượng sống của loài người. Và cho đến nay, điện là nguồn năng lượng quan trọng bậc nhất của nhân loại.

Sự xuất hiện các nhà máy phát điện đã làm thay đổi bộ mặt và trình độ phát triển kinh tế, xã hội của thế giới. Friedrich Engels (1820-1895) từng đánh giá khi nói về các nhà máy thuỷ điện: "Sự phát minh này giải phóng triệt để công nghiệp ra khỏi mọi hạn chế của điều kiện khu vực, đồng thời cũng làm cho ta có thể sử dụng được sức nước ở những nơi xa xôi nhất. Nếu như sự phát minh này đầu tiên chỉ có lợi cho thành thị thì cuối cùng sẽ là cái địn bẩy mạnh mẽ nhất để xóa bỏ sự đối lập giữa thành thị và nông thôn". Sau này, Vladimir Ilyich Lenin (1870-1924), người kế tục học thuyết cách mạng xã hội của Karl Marx (1818-1883) và Friedrich Engels, còn coi "điện khí hóa" là một trong hai nhân tố (cùng với chính quyền Xơ - viết) làm nên một thiết chế xã hội lý tưởng là chủ nghĩa cộng sản (V.I.Lênin, 1977).

1.3.1.2. Ưu nhược điểm của điện năng

Điện giữ vai trò quan trọng trong nhiều q trình hoạt động của xã hội: trong cơng nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, quân sự, sinh hoạt đời sống hàng ngày. Điện năng góp phần giải phóng sức lao động, nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, cải thiện đời sống của con người. Chỉ có điện năng mới tạo ra được cơ khí hóa, tự động hóa trong sản xuất.

Điện năng có nhiều ưu điểm : (i) Là một loại năng lượng được tạo ra từ nhiều nguồn như nhiệt năng, thủy năng, quang năng, phong năng… Với dự báo các nguồn năng lượng thô như dầu mỏ, khí đốt, than... sẽ cạn kiệt trong thời gian tới thì với khả năng sử dụng được nhiều nguồn năng lượng của mình, điện năng sẽ chiếm ưu thế trong việc cung cấp năng lượng cho con người. (ii) Việc chuyển tải năng lượng điện nhanh, ít hao tốn, hệ thống hạ tầng để chuyển tải có thể sử dụng lâu dài. (iii) Điện năng dễ dàng chuyển sang các dạng năng lượng khác bằng các thiết bị sử dụng điện như: Cơ năng, nhiệt năng, quang năng...

lý, gây tác hại đến sức khỏe và tính mạng con người. (iii) Phải có chế độ sử dụng đúng theo những yêu cầu nhất định về mặt kỹ thuật.

1.3.1.3. Điện năng - Một thành phần trong cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội

Khái niệm kết cấu hạ tầng được sử dụng ngày càng nhiều. Một cách khái quát, kết cấu hạ tầng là một bộ phận đặc thù của cơ sở vật chất kỹ thuật trong nền kinh tế quốc dân có chức năng, nhiệm vụ cơ bản là đảm bảo những điều kiện chung cần thiết cho quá trình sản xuất và tái sản xuất mở rộng được diễn ra bình thường, liên tục. Kết cấu hạ tầng cũng được định nghĩa là tổng thể các cơ sở vật chất, kỹ thuật, kiến trúc đóng vai trị nền tảng cho các hoạt động kinh tế - xã hội được diễn ra một cách bình thường.

Kết cấu hạ tầng có thể được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên các tiêu chí khác nhau. Nhưng với giác quan của kinh tế - chính trị, người ta thường chia kết cấu hạ tầng thành hai loại cơ bản, bao gồm kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội.

- Kết cấu hạ tầng kinh tế: bao gồm các cơng trình hạ tầng kỹ thuật như: năng lượng (điện, than, dầu khí) phục vụ sản xuất và đời sống, cơng trình giao thơng vận tải, bưu chính- viễn thơng, thuỷ lợi ... Kết cấu hạ tầng kinh tế là bộ phận quan trọng trong hệ thống kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển nhanh, ổn định, bền vững và là động lực thúc đẩy phát triển, tạo điều kiện cải thiện cuộc sống dân cư.

- Kết cấu hạ tầng xã hội: bao gồm nhà ở, các cơ sở khoa học, trường học, bệnh viện, các cơng trình văn hố, thể thao... và các trang, thiết bị đồng bộ với chúng. Đây là điều kiện thiết yếu để phục vụ, nâng cao mức sống của xã hội. Kết cấu hạ tầng xã hội còn là tập hợp một số ngành có tính chất dịch vụ xã hội; sản phẩm do chúng tạo ra thể hiện dưới hình thức dịch vụ và thường mang tính chất cơng cộng.

Sau khi nghiên cứu bộ dữ liệu ở 121 nước trong thời kỳ 1960-2000, Cesar Calderon và Luis Serven (2004) đã đưa ra hai kết luận quan trọng là: (1) trình độ phát triển kết cấu hạ tầng có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế; và (2) trình độ phát triển kết cấu hạ tầng càng cao thì mức độ bất bình đẳng về thu nhập trong xã hội càng giảm.

Ở Việt Nam, Phạm Thị Tuý (2006) khi nghiên cứu về "Tác động của việc phát triển kết cấu hạ tầng đối với giảm nghèo" ở Việt Nam, đã phát hiện ra: (1) Kết cấu hạ tầng phát triển mở ra khả năng thu hút các luồng vốn đầu tư đa dạng cho phát triển kinh tế - xã hội; (2) Kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại là điều kiện để phát triển các vùng kinh tế động lực, các vùng trọng điểm và từ đó tạo ra các tác động lan toả lôi kéo các vùng liền kề phát triển;

Tập hợp các nghiên cứu trên cho thấy kết cấu hạ tầng đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của một quốc gia, tạo động lực cho sự phát triển. Hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển đồng bộ, hiện đại sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng suất, hiệu quả của nền kinh tế và góp phần giải quyết các vấn đề xã hội. Ngược lại, một hệ thống kết cấu hạ tầng kém phát triển là một trở lực lớn đối với sự phát triển.

Với tầm quan trọng của mình, cho dù với tiêu chí nào thì điện năng đã trở thành một trong những thành phần không thể thiếu trong hệ thống kết cầu hạ tầng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 29 - 32)