Mục tiêu của quản lý nhà nước về cung cấp và sử dụng điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 38 - 44)

1.3. Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện

1.3.4. Mục tiêu của quản lý nhà nước về cung cấp và sử dụng điện

Mục tiêu tổng quát của quản lý nhà nước về cung cấp và sử dụng điện cũng nằm trong mục tiêu của quản lý nhà nước, nghĩa là nó cũng phải đáp ứng các mục tiêu: tăng trưởng kinh tế, ổn định kinh tế, mục tiêu công bằng xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu của quản lý nhà nước về năng lượng điện còn bao gồm việc phải đảm bảo mục tiêu chính trị, an sinh xã hội, an ninh quốc phịng. Từ đó, mục tiêu cụ thể của quản lý nhà nước về cung cấp và sử dụng điện bao gồm:

- Thứ nhất là cung cấp điện liên tục, an toàn và đảm bảo chất lượng

Do đã trở thành "nhu yếu phẩm" trong xã hội hiện đại, việc cung cấp điện phải được cung cấp liên tục và đầy đủ để đáp ứng nhu cầu xã hội với chất lượng điện năng đảm bảo.

Bất kỳ hệ thống nào cũng có thời gian bị gián đoạn, việc gián đoạn có thể là do sự cố, quá tải, hệ thống ngừng hoạt động để bảo trì... Thời gian và số lần gián đoạn của hệ thống phụ thuộc vào chất lượng của các thiết bị, phương thức vận hành của hệ thống, các yếu tố khách quan,…

Vì vậy, để đạt mục tiêu này, địi hỏi phải giảm thiểu các yếu tố gây nên gián đoạn cung cấp điện. Cụ thể, đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện phân phối, xây dựng phương thức vận hành hệ thống linh hoạt, giảm thiểu thời gian xử lý sự cố, nâng cao chất lượng bảo trì hệ thống lưới điện... Khi các giải pháp này được thực hiện triệt để, vấn đề cung cấp điện liên tục, an toàn và đảm bảo chất lượng sẽ được đáp

- Thứ hai là, đảm bảo công bằng xã hội và phát triển kinh tế.

Là một phần của kết cấu hạ tầng, năng lượng điện góp phần xóa nghèo, nâng cao dân trí, tạo sự phát triển về kinh tế, xã hội... Chính vì vậy. mục tiêu là phải cung cấp điện cho những vùng nông thôn, vùng kém phát triển. Xoá bỏ khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn nhờ sự phát triển của điện năng.

Đảm bảo công bằng xã hội và phát triển kinh tế thể hiện qua việc cung cấp điện đến tất cả những người có nhu cầu sử dụng điện, bất kể ở thành thị hoặc nông thôn. Tỷ lệ người dân tiếp cận sử dụng điện càng cao sẽ thể hiện tính cơng bằng xã hội, xóa khoảng cách giàu nghèo. Đối với các nhà đầu tư, sản xuất thì việc dễ dàng tiếp cận với nguồn điện quốc gia chính là tạo một yếu tố đầu vào thuận lợi, góp phần vào phát triển kinh tế.

- Thứ ba là, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Với sự cạn kiệt các nguồn tài nhiên thiên nhiên, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững, năng lượng điện cần phải sử dụng hiệu quả, tiết kiệm.

Đối với phía cung cấp, tổn thất kỹ thuật là đương nhiên phải có do do các hiện tượng vật lý, bên cạnh đó cịn có tổn thất phi kỹ thuật, đó chính là tình trạng ăn trộm điện, hệ thống đo lường bị sai... Vì vậy, giảm tổn thất phải bao gồm các giải pháp kỹ thuật và hành chính như xử phạt, răn đe...

Đối với phía sử dụng điện, để hiệu quả cao phải tính tốn để chi phí sử dụng điện là tối thiểu trong khi lợi ích là tối đa. Hiệu quả này không chỉ đối với sản xuất mà còn cả trong tiêu dùng, thắp sáng. Việc tận dụng tối đa hiệu suất của các thiết bị điện, sử dụng năng lượng tái tạo là cần thiết, nhằm hạn chế khai thác tài nguyên.

1.3.5. Một số tiêu chí đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện

Khi đánh giá các mục tiêu của quản lý quản lý nhà nước về cung cấp và sử dụng điện, ba tiêu chí sau thường được sử dụng: (i) Tiêu chí độ tin cậy của hệ thống điện; (ii) Chỉ số tiếp cận điện năng; (iii) Hệ số đàn hồi năng lượng điện

1.3.5.1. Tiêu chí độ tin cậy của hệ thống điện

Để đánh giá mục tiêu cung cấp điện liên tục, an toàn và đảm bảo chất lượng, tiêu chí thường được áp dụng là độ tin cậy.

Bất kỳ hệ thống nào cũng có thời gian bị gián đoạn, việc gián đoạn có thể là do sự cố, quá tải, hệ thống ngừng hoạt động để bảo trì... Thời gian và số lần gián đoạn của hệ thống phụ thuộc vào chất lượng của các thiết bị, phương thức vận hành của hệ thống, các yếu tố khách quan,…Để đánh giá được mức độ vận hành của các hệ thống điện, người ta sử dụng một loạt các chỉ số về độ tin cậy. Trong thực tế, đối với hệ thống phân phối và bán lẻ, thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

- SAIFI - Tần suất ngừng cung cấp điện trung bình hệ thống (được viết tắt của từ tiếng Anh: System Average Interruption Frequency Index). SAIFI cho biết thông tin về tần suất trung bình các lần mất điện duy trì trên mỗi khách hàng của một vùng cho trước, thường sử dụng thứ nguyên là "lần/năm".

SAIFI =Tổng số khách hàng mất điện Tổng số khách hàng hiện hữu

- SAIDI - Thời gian ngừng cung cấp điện trung bình của hệ thống (được viết tắt của từ tiếng Anh: System Average Interruption Duration Index). Cho biết thời gian trung bình của mất điện của khách hàng trong hệ thống, thường sử dụng thứ nguyên là "phút/năm".

SAIDI =Thời gian khách hàng mất điện Tổng số khách hàng hiện hữu

1.3.5.2. Chỉ số tiếp cận điện năng

Chỉ số tiếp cận điện năng được hiểu là mức độ dễ dàng để có thể mua điện từ nhà cung cấp. Chỉ số này thông qua các thủ tục, chi phí của khách hàng nhằm đến mục đích được sử dụng điện.

Đối với lợi ích xã hội, nó thể hiện việc cung cấp điện đến tất cả những người có nhu cầu sử dụng điện, bất kể ở thành thị hoặc nông thôn. Tỷ lệ người dân tiếp cận sử dụng điện càng cao sẽ thể hiện tính cơng bằng xã hội, xóa khoảng cách giàu nghèo.

Đối với các nhà đầu tư và chính phủ, chỉ số này được sử dụng nhiều khi hội nhập kinh tế quốc tế. Chỉ số này giúp cho các nhà đầu tư cũng như chính phủ các nước xem xét đánh giá nền kinh tế. Vì vậy, một số tổ chức trên thế giới xây dựng những báo cáo, tiêu chí nhằm đánh giá chính sách, cơ chế, khả năng kinh doanh … của các nước trên thế giới. Thông dụng nhất là báo cáo thường niên của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF - World Economic Forum) và Tạp chí Doing Business của Ngân hàng thế giới (WB - World Bank)

Hàng năm, các báo cáo này công bố "chỉ số cạnh tranh quốc gia" (GCI - Global Competitiveness Index), nhằm đo lường khuynh hướng của các thể chế, chính sách, những nhân tố tạo nên nền kinh tế của các quốc gia. Từ đó sẽ đánh giá 10 luật lệ tại các quốc gia (doingbusiness.org, 2016), bao gồm: (i) Bắt đầu khởi

nghiệp; (ii) Xin phép xây dựng; (iii) Dịch vụ cấp điện; (iv) Đăng ký tài sản; (v) Vay

tín dụng; (vi) Bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ; (vii) Đóng thuế; (viii) Bn bán xun quốc gia; (ix) Thúc đẩy ký kết hợp đồng; (x) Giải quyết tranh chấp.

Trong đó, dịch vụ cung cấp điện được xem như là một trong những tiêu chí

nhằm tạo mơi trường đầu tư, phát triển kinh tế.

Tiêu chí này được đánh giá chủ yếu thông qua số thủ tục và thời gian cần thiết

để được cung cấp điện.

1.3.5.3. Hệ số đàn hồi năng lượng điện

Để đánh giá mục tiêu phát triển bền vững và phát triển kinh tế, hệ số đàn hồi

năng lượng điện thường được sử dụng. Hệ số đàn hồi năng lượng điện là tỷ số giữa tốc độ gia tăng điện năng sử dụng với tốc độ gia tăng GDP. Nó cho thấy mức độ sử dụng năng lượng điện để làm gia tăng GDP.

Hệ số đàn hồi được tính như sau:

Y Y A A Y A ET ∆ ∆ = = % % δδ λ

Trong đó: (λET ): Hệ số đàn hồi; (δA%, δY%): Suất tăng tương đối điện năng

và GDP; (A): Điện năng sử dụng; (Y): Giá trị thu nhập GDP; (∆A; ∆Y): Tăng trưởng trung bình điện năng và GDP trong giai đoạn xem xét.

Với cách tính tốn như trên, hệ số đàn hồi điện càng thấp sẽ càng tốt, chứng tỏ hiệu quả sử dụng điện của nền kinh tế. Biến động của việc tiêu thụ năng lượng điện chịu sự tác động của các yếu tố:

- Mức độ phát triển của nền kinh tế và xã hội. - Cấu trúc của nền kinh tế.

- Trình độ phát triển của công nghệ. - Nguồn tài nguyên năng lượng quốc gia.

Tóm tắt chương 1

Nội dung của Chương 1 nêu lên khái niệm nhà nước, quản lý nhà nước, cách thức đánh giá hiệu quả của quản lý nhà nước về kinh tế. Đã nêu được đặc điểm nổi bật khi đánh giá hiệu quả hiệu quả kinh tế của quản lý nhà nước là phải đánh giá yếu tố hiệu quả cho toàn xã hội.

Chương 1 đã trình bày nguyên nhân mà ngành điện là một ngành độc quyền tự nhiên và phải chịu sự quản lý của nhà nước. Lịch sử phát triển cho thấy có thể có cạnh tranh trong thị trường điện nhưng phải có sự điều tiết của nhà nước thơng qua các chính sách nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả cho xã hội.

Chương 1 cũng trình bày những mục tiêu phải đạt được, qua đó đánh giá hiệu quả quản lý của nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện. Bên cạnh đó, cũng trình bày 3 tiêu chí thường được sử dụng khi đánh giá hiệu quả quản lý của nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện.

Chương 1 sẽ là cơ sở lý luận để vận dụng trong việc phân tích hiện trạng quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại TP.HCM, từ đó đề ra một số giải pháp trong việc nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện ở những chương sau.

Chương 2: Hiện trạng quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 38 - 44)