2.1. Quá trình hình thành quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại TP. HCM TP. HCM
2.1.1. Sơ lược ngành điện ở Việt Nam
Ngành điện của Việt Nam xuất hiện từ cuối thế kỷ 19, có thể chia làm ba giai đoạn chính, trong mỗi giai đoạn có những chiến lược, kế hoạch và mục tiêu khác nhau.
2.1.1.1. Giai đoạn hình thành đến thống nhất đất nước
Nhà máy điện đầu tiên của Việt Nam được xây dựng ở Hải Phòng (Nhà máy Đèn, tháng 02/1894), Hà Nội (Nhà đèn Bờ Hồ, tháng 01/1895) và ở Sài Gòn (Nhà máy điện Chợ Quán, năm 1896). Các nhà máy này do các nhà thầu người Pháp quản lý và bán điện cho chính quyền. Tiếp đó, nhiều nhà máy phát điện của các nhà thầu Pháp được xây dựng và bán điện cho chính quyền. Ngành điện thời gian này phục vụ cho nhu cầu khai thác thuộc địa của Pháp. Điện được dùng cho các khu vực đô thị, hải cảng tập trung thương mại. Chính quyền thuộc địa phải thực hiện chính sách của mẫu quốc (Pháp), nhượng quyền kinh doanh điện năng cho các nhà thầu.
Sau Cách mạng tháng 8, hoạt động của ngành điện trên toàn quốc vẫn nằm trong tay các nhà thầu Pháp. Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ngày 09/10/1945 khẳng định :"Các hãng kỹ nghệ hoặc thương mại ngoại quốc hiện có ở Việt Nam vẫn được phép tiếp tục kinh doanh như cũ" (Việt Nam Dân quốc Công báo, 1945, số 1, tr.12). Các nhà thầu Pháp vẫn tiếp tục kinh doanh bán điện theo Sắc lệnh ngày 17/6/1931, theo đó, việc nhượng quyền kinh doanh điện sẽ chấm dứt và giao lại cho chính quyền vào năm 1967.
Mặc dù dành độc lập năm 1945, tuy nhiên, cho đến khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, chính phủ miền bắc Việt Nam mới chính thức bắt tay vào cơng cuộc khơi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hoá. Ngày 21/7/1955, Bộ Công Thương tiếp quản ngành điện, thành lập Cục Điện lực, đặt dấu mốc pháp lý về hoạt
lực. Trong giai đoạn từ 1955 đến 1975, ngành điện chịu sự chỉ đạo của chính phủ thông qua bộ trực tiếp quản lý (lần lượt là Bộ Công Thương, Bộ Công nghiệp, Bộ Thủy lợi và Điện lực, Bộ Điện và Than). Chính phủ giao cho ngành cơng nghiệp nặng, trong đó có ngành điện thực hiện chủ trương “cơng nghiệp điện lực đi trước một bước”, xây dựng các cơng trình điện phục vụ kinh tế.
Tại miền Nam, ngoài việc sử dụng hệ thống của các nhà thầu Pháp, chính quyền cho phép tư nhân đầu tư vào kinh doanh điện tại một số tỉnh và thành phố. Sau khi kết thúc nhượng quyền kinh doanh, năm 1969, chính quyền miền nam Việt Nam thành lập cơ quan thống nhất quản lý điện lực toàn miền, đặt tên là Công ty Điện lực Việt Nam - CĐV (Vietnam Power Company). Chính quyền bắt đầu xây dựng hệ thống điện phục vụ cho ngành công nghiệp và tập trung chủ yếu cho phục vụ chiến tranh.
2.1.1.2. Giai đoạn khôi phục kinh tế
Sau ngày 30/4/1975, đất nước thống nhất, ngành điện Việt Nam gồm ba Công ty là Công ty Điện lực miền Bắc, miền Nam và miến Trung (sau đổi thành Công ty Điện lực 1,2,3). Các Công ty này thuộc Bộ Điện và Than, chịu trách nhiệm toàn bộ các khâu từ sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ điện trên ba miền của Việt Nam.
Theo nghị quyết của Đảng, ngành điện tiếp tục thực hiện chủ trương “công nghiệp điện lực đi trước một bước”, xây dựng và mở rộng hệ thống lưới điện trên toàn quốc. Giai đoạn này, cũng như hầu hết các ngành đều phải thực hiện theo kế hoạch tập trung, ngành điện chịu sự quản lý hoàn toàn của nhà nước, từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện.
Năm 1981, Chính phủ thành lập Bộ Điện lực. Hệ thống các Sở quản lý và phân phối điện trực thuộc các Công ty điện lực đổi thành các Sở điện lực mang tên đơn vị hành chính cấp tỉnh hay thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định giao cho Bộ Điện lực chịu trách nhiệm quản lý thống nhất lưới điện quốc gia, từ nguồn phát điện đến nơi đặt đồng hồ đếm điện để thanh toán tiền điện với hộ dùng điện.
Việc thực hiện pháp luật về điện đầu tiên là Nghị định 80/HĐBT, ngày 19/7/1983, do Hội đồng Bộ trưởng ban hành về "Điều lệ cung ứng và sử dụng điện". Đây chính là văn bản cơ sở cho việc hình thành các văn bản luật Điện lực.
2.1.1.3. Giai đoạn mở cửa hội nhập
Bước ngoặt cho sự đổi mới kinh tế Việt Nam nói chung và ngành điện nói riêng đến từ đường lối đổi mới tồn diện mang tính chiến lược do Đại hội Đảng VI, tháng 12/1986 đề ra. Năm 1987, Bộ Năng lượng được thành lập thay cho Bộ Điện và Than để phù hợp với cơ chế mới.
Năm 1993, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Năng lượng ra quyết định thành lập các Công ty Điện lực 1,2,3 và tổ chức các doanh nghiệp nhà nước tại các công ty điện lực nói trên. Chính thức xem ngành điện là thành phần kinh tế nhà nước, và chịu sự quản lý của nhà nước. Năm 1994, Chính phủ thành thành lập Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, là doanh nghiệp nhà nước, chịu trách nhiệm cung cấp điện trên toàn quốc. Năm 2010, theo đề án tái cơ cấu ngành điện của Chính phủ, đổi tên thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Qua lịch sử của ngành điện Việt Nam, ta có thể thấy rằng ngành điện và quản lý nhà nước về lãnh vực cung cấp và sử dụng điện đang tuân theo quy luật chung của thế giới. Đó là, (i) Hình thành từ tư nhân, (ii) Nhà nước dành quyền quản lý để đảm bảo chức năng quản lý kinh tế, (iii) Hoạt động theo cơ chế thị trường nhưng có sự quản lý chặt chẽ của nhà nước.
2.1.2. Quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại TP. HCM
2.1.2.1. Ngành điện tại TP. HCM
Sau khi thống nhất đất nước, năm 1976, ngành điện tại Thành phố được thành lập với tên gọi Sở Quản lý và Phân phối điện TP. HCM - trực thuộc Công ty Điện lực Miền Nam - thuộc Bộ Điện và Than. Năm 1981: đổi tên thành Sở Điện lực TP. HCM - trực thuộc Công ty Điện lực 2.
Năm 1995, Chính phủ ra Quyết định số 852-TTg, ngày 28/12/1995, Quyết định về việc thành lập một số tổ chức ở địa phương. Tại điều 3 của Quyết định này:
quản lý Nhà nước về Điện cho Sở Công nghiệp, phần sản xuất kinh doanh về điện thuộc Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.". Công ty Điện lực TP. HCM được thành lập trực thuộc trực tiếp Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Bắt đầu từ thời điểm này, ngành điện TP. HCM hoạt động như một doanh nghiệp nhà nước, chịu sự quản lý của Sở Công nghiệp (nay lả Sở Công Thương). Tiếp đến năm 2010, trở thành Tổng Công ty Điện lực TP. HCM - thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam – theo đề án tái cơ cấu ngành điện của Chính phủ.
2.1.2.2. Quản lý nhà nước về lãnh vực điện tại TP. HCM
+ Về hệ thống văn bản pháp luật cho các hoạt động điện lực hiện nay là :
- Luật Điện lực (số 28/2004/QH11 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 03/12/2004, hiệu lực ngày 01/07/2005) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực (số 24/2012/QH13 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 20/11/2012, hiệu lực ngày 01/07/2013).
- Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Luật số 50/2010/QH, ngày 17/06/2010.
- Các Nghị định và thông tư hướng dẫn thi hành Luật Điện lực và Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Theo Luật Điện lực (Điều 65), thì: (i) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện trong phạm vi cả nước. (ii) Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện. (iii) Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện. (iv) UBND các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm trong việc thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động điện lực và sử dụng điện tại địa phương.
Cũng theo Luật Điện lực, việc điều tiết hoạt động điện lực được giao cho Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) quản lý.
+ Về mơ hình quản lý
Mơ hình quản lý như hình sau:
Hình 2.1: Mơ hình quản lý nhà nước về lãnh vực điện tại TP. HCM
Theo mơ hình trên, Tổng Cơng ty Điện lực TP. HCM là doanh nghiệp vốn nhà nước, thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, thực hiện khâu phân phối điện tại TP. HCM, chịu sự quản lý của UBND TP. HCM và Sở Công Thương TP. HCM.