Hạng mục ĐVT 2011 2012 2013 2014 2015 Giảm
bình quân
SAIFI lần/khg 25,04 22,31 16,12 10,80 6,72
So với năm trước % -13,21 -10,90 -27,73 -33,01 -37,80 -24,5 SAIDI phút/khg 3.433 2.988 1.974 1.285 720,16
So với năm trước % -13,40 -12,96 -33,93 -34,92 -43,95 -27,8
(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm từ 2011 đến 2015 của EVNHCMC)
Để so sánh, năm 2015, toàn Tập đoàn Điện lực Việt Nam có tổng thời gian mất điện khách hàng bình quân (SAIDI) là 2.110 phút, số lần mất điện bình quân (SAIFI) là 12,85 lần/khách hàng (http://www.evn.com.vn).
Việc cải thiện các chỉ tiêu của độ tin cậy đồng nghĩa với việc không mất đi lượng điện năng không được sử dụng do gián đoạn cung cấp điện. Lượng điện năng này được đưa đến người sử dụng, một mặt đáp ứng nhu cầu sử dụng điện, mặt khác thể hiện được hiệu quả của mục tiêu cung cấp điện liên tục an toàn.
Chỉ tiêu độ tin cậy và chỉ số tiếp cận điện năng chính là hai chỉ số mà các nhà đầu tư đặc biệt quan tâm trước khi đầu tư vào sản xuất kinh doanh.
2.2.3.2. Mục tiêu công bằng xã hội và phát triển kinh tế.
Trước năm 1975, hệ thống lưới điện tập trung chủ yếu ở vùng nội thành thành phố. Vùng ngoại thành phải sử dụng từ máy phát điện loại nhỏ, chỉ sử dụng khi có nhu cầu. Đối với các khu vực phục vụ cho mục đích quân sự như sân bay Tân Sơn Nhất, cảng xăng dầu Nhà Bè thì tự cấp điện từ các máy phát điện cỡ lớn.
a) Điện khí hóa nơng thơn và phủ kín lưới điện
Sau năm 1975, điện khí hóa nơng thôn là một trong những chủ trương lớn, nhằm tạo sự phát triển cân bằng giữa các khu vực, kéo giảm sự chênh lệch thành thị và nông thôn. Bắt đầu triển khai vào những năm đầu thập kỷ 90, ngành điện TP. HCM đã đề xuất chủ trương mang tính đột phá và được lãnh đạo TP. HCM trong thời kỳ đó nhất trí thơng qua là phương án phụ thu tiền điện. Sau hơn sáu năm thực hiện, với 1.016 tỷ đồng từ nguồn phụ thu tiền điện, ngành điện thành phố đã thực hiện đầu tư xây dựng 162 cơng trình điện khí hóa trên địa bàn Thành phố, hoàn thành chương trình điện khí hóa cho tồn bộ 6 huyện ngoại thành với 100 xã, thị trấn; cải tạo và xây dựng mới 794,4 km đường dây trung thế, 2.650,2 km đường dây hạ thế, lắp đặt mới và tăng cường công suất 3.382 trạm hạ thế với tổng dung lượng trên 344.000 kVA, gắn mới 164.334 điện kế cho các hộ gia đình nơng thơn, đưa tỷ lệ hộ dân sử dụng điện từ lưới điện quốc gia và trả tiền điện đúng giá quy định đạt gần 100% (ngoại trừ xã đảo Thạnh An của huyện Cần Giờ, ngành điện phải sử dụng máy phát điện để cung cấp).
Giai đoạn 2006-2008, ngành điện tiếp tục triển khai và hồn tất cơng tác phủ kín lưới điện đến từng ngõ hẻm, giải quyết cho 29.164 trường hợp có nhu cầu gắn điện kế trực tiếp và mua điện đúng giá quy định Nhà nước; đảm bảo các xã của TP.HCM đều đạt tiêu chí xã nơng thơn mới về điện. Bãi bỏ hồn tồn việc mua bán điện thơng qua một đơn vị khơng có chức năng điện như Hợp tác xã, tổ điện nông thôn...
Năm 2010, ngành điện TP. HCM đã xây dựng hệ thống điện sử dụng pin mặt trời tại ấp Thiềng Liềng, xã đảo Thạnh An, huyện Cần Giờ, với tổng công suất 97,65kWp, cấp điện cho 174 hộ dân và 06 cơng trình cơng cộng, tổng mức đầu tư là 14,8 tỷ đồng. Đây là một trong những dự án điện khí hóa nơng thơn bằng điện mặt trời có quy mơ lớn tại Việt Nam, đồng thời là mơ hình “Làng điện mặt trời” điển hình cả nước, mang ý nghĩa rất lớn về chính trị xã hội.
Cung cấp điện cho nông thôn, vùng sâu, vùng xa hầu như khơng có lợi về kinh tế, thậm chí cịn phải bù lỗ. Cụ thể, trước khi đưa điện lưới quốc gia về xã đảo
Thạnh An - Huyện Cần Giờ, ngành điện phải sử dụng máy phát điện Diesel để cung cấp điện với chi phí dầu chạy máy phát cao hơn rất nhiều lần số tiền thu được từ bán điện. Tuy nhiên, đã mang lại giá trị xã hội rất lớn, thể hiện việc thực hiện mục tiêu đưa điện đến các vùng sâu vùng xa, tiếp sức bà con xã đảo bám trụ lâu dài, có điều kiện ổn định đời sống, bảo đảm an sinh xã hội và an ninh quốc phòng. Đến nay, khu vực này đã được cấp điện trực tiếp từ lưới điện quốc gia thông qua dự án cáp ngầm vượt biển 22kV đóng điện vào tháng 4/2015, hồn tất việc 100% địa phương tại TP. HCM có điện.
b) Phục vụ nhu cầu điện của xã hội, hỗ trợ người có thu nhập thấp
Khi Luật Điện lực có hiệu lực, từ 01/07/2005, đã có những quy định nhằm tạo sự cơng bằng và đảm bảo nhu cầu chính đáng của người sử dụng điện. Luật bãi bỏ việc bán điện qua điện kế tổng (Cá nhân hoặc tổ chức mua điện của ngành điện và bán lại cho người sử dụng). Luật Điện lực quy định ngành điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt tồn bộ các thiết bị đo đếm điện và thiết bị phụ trợ cho việc đo đếm điện đến người sử dụng cuối cùng. Quy định này tạo sự công bằng xã hội, cho thấy được mục tiêu đảm bảo sự công bằng xã hội, khi người sử dụng có nhu cầu thì ngành điện buộc phải cung cấp (Điều 24 - Luật Điện lực 2004 - Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện có trách nhiệm đầu tư và lắp đặt tồn bộ các thiết bị đo đếm điện và thiết bị phụ trợ cho việc đo đếm điện, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác).
Trong quá trình giám sát việc thực hiện Luật Điện lực, quản lý nhà nước tại TP. HCM đã phát hiện hiện tượng các chủ nhà trọ thường thu tiền điện cao hơn rất nhiều so với số tiền họ trả cho ngành điện. Từ năm 2010 đến 2015, với việc tuyên truyển cho những người ở trọ (phần lớn là sinh viên và công nhân) và yêu cầu chủ nhà trọ cam kết không bán giá cao hơn giá trả cho ngành điện, TP. HCM đã quản lý 72.204 cam kết với chủ nhà trọ, giải quyết cho 1.192.877 trường hợp thuê trọ được hưởng đúng giá điện theo quy định.
c) Mỹ quan đô thị, nâng cao chất lượng môi trường sống:
Để đồng bộ với các chương trình chỉnh trang đô thị và quy hoạch xây dựng các khu dân cư mới hiện đại của thành phố, ngành điện đã tăng cường thực hiện nhiều cơng tác góp phần cùng chính quyền TP. HCM xây dựng, phát triển hạ tầng, nâng cao an tồn - mỹ quan đơ thị.
Bắt đầu triển khai từ những năm đầu thập niên 2000, ngành điện đã có những cơng tác chuẩn bị để ngầm hoá lưới điện, chủ yếu là để vận hành an toàn. Tuy nhiên, với tốc độ đơ thị hố và nhu cầu sử dụng dịch vụ viễn thơng, truyền hình cáp của người dân ngày càng tăng cao, nên hầu hết các tuyến đường của TP. HCM đều chằng chịt dây điện và dây cáp viễn thông, gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an tồn. Vì vậy, từ năm 2013, EVNHCMC đã chủ động thành lập Ban Chỉ đạo ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa dây thơng tin trên địa bàn thành phố gồm 06 doanh nghiệp: EVNHCMC, Viettel, VNPT, FPT, SCVT và Công ty Tradincorp để điều hành triển khai thực hiện đồng bộ các dự án, đảm bảo đúng tiến độ và chất lượng theo qui định. Việc phối hợp này đã giải quyết được nhiều khó khăn trong q trình thi cơng như: thực hiện ngầm hóa đồng bộ với các đơn vị viễn thơng, truyền hình cáp, chiếu sáng cơng cộng, tín hiệu giao thơng; chỉ thực hiện đào đường một lần để giảm bớt ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân, giao thông đô thị và giảm thiểu lãng phí trong đầu tư chung của xã hội …
Đến tháng 10/2014, nhận thấy hiệu quả to lớn mà công tác này mang lại, trực tiếp UBND Thành phố đã thành lập Ban Chỉ đạo ngầm hóa kết hợp cáp viễn thơng trên địa bàn Tp.HCM, gồm 15 thành viên (các Sở, ngành và các đơn vị thực hiện) do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM làm Trưởng ban. Sự tham gia của các Sở, ngành vào Ban Chỉ đạo ngầm hóa đã góp phần giải quyết nhanh các vướng mắc trong việc cấp phép, phê duyệt các dự án về cáp, viễn thông; đẩy mạnh cơng tác tun truyền hiệu quả và lợi ích mang lại của các dự án ngầm hóa nhằm tạo sự đồng thuận của dư luận, sự ủng hộ của người dân trong các khu vực thi cơng; các khó khăn vướng mắc trong q trình thi cơng đã được các đơn vị trực tiếp báo cáo với Lãnh đạo Thành phố để kịp thời giải quyết; việc thực hiện ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa cáp
viễn thơng đã được đặt dưới sự giám sát, điều phối của các Sở, ngành chức năng và của Thành phố.
Kế hoạch được đặt ra trong giai đoạn 2010 - 2020 là ngầm hoá khu vực nội thành (cũ), sau đó tiếp tục lan rộng ra tồn thành phố. Đến cuối năm 2015, đã hoàn thành 75 dự án ngầm hóa lưới điện kết hợp ngầm hóa dây thơng tin tại 59 tuyến đường với khối lượng 262 km lưới điện trung thế, 428 km lưới điện hạ thế (với tổng giá trị 2.050 tỷ đồng).
Song song cùng công tác ngầm hố lưới điện kết hợp ngầm hóa dây thơng tin, để giải quyết tình trạng dây điện và cáp thông tin chằng chịt trên các tuyến phố. Ngành điện đã chủ động kết hợp cùng các đơn vị sử dụng dây cáp thơng tin thực hiện bó gọn, tháo dỡ những dây khơng cịn sử dụng, gắn biển xác định cáp... Đến cuối năm 2015, đã hồn tất chỉnh trang 3.892,3 km dây thơng tin trên 144.943 trụ điện, theo đó các tuyến đường khu vực trung tâm và các tuyến đường chính, đường có tên trên địa bàn Thành phố đã được chỉnh trang dây thông tin gọn, đẹp.
d) Xử lý vi phạm sử dụng điện
Trong kinh doanh, gian lận là một yếu tố luôn được quan tâm. Để tồn tại gian lận trong cung cấp và sử dụng điện cho thấy: (i) sự yếu kém trong quản lý; (ii) gây mất công bằng trong việc sử dụng điện.
Việc gian lận thường tập trung vào câu móc, sử dụng điện không thông qua điện kế; can thiệp để điện kế hoạt động khơng chính xác (thường là chậm); bắt tay cùng nhân viên để ghi chỉ số tiêu thụ khơng đúng; áp giá bán điện theo mục đích sử dụng không đúng quy định.
Giai đoạn 2005-2015, ngành điện tại TP. HCM bắt đầu triển khai sử dụng điện kế điện tử, rà soát chặt các khâu quản lý. Số vụ việc vi phạm sử dụng điện chỉ còn nằm ở việc can thiệp vào điện kế và không áp giá đúng quy định.
Do điện kế được thiết kế hoạt động bằng nguyên tắc điện từ, vì vậy khi có từ trường tác động - cụ thể là nam châm vĩnh cửu loại mạnh được đặt gần điện kế, điện kế sẽ hoạt động khơng chính xác. Việc làm này rất khó bắt quả tang, có những hộ sử
Giải pháp hiện nay ngành điện đang thực hiện để chống vi phạm dạng này là dời điện kế ra trước nhà, giảm thiểu được việc sử dụng nam châm điện tác động.
Nhằm khuyến khích sản xuất, rất nhiều nước đang sử dụng cơ chế bù chéo giá bán điện. Giá bán cho sản suất là thấp nhất, kế đến là thắp sáng - sinh hoạt và giá cao nhất là dịch vụ. Chính vì vậy, khi thay đổi việc sử dụng điện, các khách hàng cố tình khơng thơng báo cho ngành điện điều chỉnh việc áp giá, nhằm được hưởng giá thấp. Việc làm này gây thất thu cho ngành điện và tạo sự cạnh tranh không công bằng. Ngành điện phải thường xuyên tổ chức phúc tra việc áp giá nhằm phát hiện các vụ việc vi phạm. Bảng 2.7: Số liệu xử lý vi phạm sử dụng điện Năm biên bản Tổng số vi phạm Ngành điện xử lý Sở Công Thương xử lý Chuyển tòa án xử lý Sản lượng truy thu (kWh) Tổng số tiền truy thu (triệu đồng) 2013 7646 6166 10 660 9.350.297 39.961,78 2014 3592 3513 162 1 7.698.932 35.014,12 2015 2126 719 202 11 6.653.366 27.343,37
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013, 2014 và 2015 của EVNHCMC)
Số liệu cho thấy số vụ việc vi phạm sử dụng điện hàng năm đều có giảm nhưng chỉ là bề nổi. Với sự gian lận ngày càng tinh vi, rất cần có những giải pháp triệt để nhằm giảm tối đa việc vi phạm.
e) Tạo môi trường đầu tư thông qua chỉ số tiếp cận điện năng
Báo cáo nghiên cứu năm 2013 của tạp chí Doing Business cho biết doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư muốn tiếp cận điện năng ở Việt Nam phải qua quy trình bắt buộc là 146 ngày. Cụ thể, khi khách hàng muốn có một trạm biến áp riêng để sử dụng, phải qua 6 bước bao gồm: 1) Khách hàng đăng ký cấp điện mới và thỏa thuận đấu nối - 30 ngày. 2) Công ty điện lực khảo sát để cấp điện - 1 ngày. 3) Khách hàng có giấy phép đào đường cho kết nối ngầm dưới đất tại Sở giao thông vận tải - 15 ngày. 4) Khách hàng thuê một công ty tư nhân cho việc thiết kế và thực hiện cơng trình bên ngồi - 63 ngày. 5) Khách hàng được cấp giấy chứng nhận thiết kế từ Phòng cảnh sát PCCC - 30 ngày. 6) Khách hàng được lắp công tơ đo đếm và ký hợp đồng mua bán điện - 7 ngày.
Với thời gian và thủ tục rắc rối như vậy, báo cáo của Doing Business năm 2014 cho biết, chỉ số tiếp cận điện năng ở Việt Nam bị xếp thứ 135 trên 189 nền kinh tế.
Không chỉ riêng lãnh vực điện, báo cáo Doing Bussiness đánh giá các lãnh vực khác cũng khá thấp. Vì vậy, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 19/NQ-CP, ngày 18/3/2014, “Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”. Một trong những tiêu chí mà Nghị quyết đưa ra là “Rút thời gian tiếp cận điện năng đối với doanh nghiệp, dự án đầu tư xuống còn tối đa 70 ngày”.
Bộ Cơng Thương đã có các Thơng tư, Chỉ thị để ngành điện rút ngắn thời gian tiếp cận điện năng, bên cạnh đó, cũng đưa ra kiến nghị để Bộ Công An, Bộ Tài nguyên & Môi trường và Bộ Xây dựng bãi bỏ một số giấy tờ liên quan trong quy trình cung cấp điện năng.
Ngành điện tại TP.HCM đã cải tiến nhiều thủ tục nhằm rút ngắn thời gian, các công tác liên quan đến ngành điện chỉ thực hiện tối đa 13 ngày. Đồng thời, cũng triển khai triệt để Luật Điện lực, cụ thể là ngành điện sẽ bỏ vốn để đầu tư khi khách hàng có nhu cầu.
Với sự thay đổi trong chỉ đạo, điều hành của nhà nước, đánh giá năm 2016 của Tạp chí Doing Business về chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đã lên 27 bậc (108/189 quốc gia).
Bảng 2.8: Xếp hạng chỉ số tiếp cận điện năng từ năm 2012-2015 Năm Năm
2012 2013 2014 2015
Xếp hạng chỉ số tiếp cận điện năng 155 156 135 108
- Số thủ tục 6 6 6 6
- Số ngày 155 155 115 59
(Nguồn: Tạp chí Doing Business - World Bank)
Song song với việc cải tiến trong cấp điện cho các doanh nghiệp và dự án, đối với các nhu cầu lắp mới điện kế cũng được cải thiện liên tục. Đến cuối năm 2015, gắn mới điện kế 3 pha chỉ còn 7 ngày, điện kế 1 pha chỉ còn 3 ngày và khách hàng
Với sự nỗ lực của ngành điện và sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước, chỉ số tiếp cận điện năng tại TP. HCM đã có những cải cách vượt bậc, tạo điều kiện cho người sử dụng điện tiếp cận với năng lượng điện, từ đó phát triển sản xuất cũng như nâng cao đời sống xã hội.
2.2.3.3. Mục tiêu phát triển bền vững a) San bằng phụ tải
San bằng phụ tải là một thuật ngữ thường được sử dụng nhiều trong các ngành kỹ thuật. San bằng phụ tải nhằm mục đích phân bổ phụ tải sao việc đầu tư hệ thống