Quản lý nhà nước đối với cung cấp và sử dụng điện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 36 - 38)

1.3. Đánh giá hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện

1.3.3. Quản lý nhà nước đối với cung cấp và sử dụng điện

1.3.3.1. Quản lý nhà nước đối với điện năng ở một số nước

Sau khi phát minh ra máy phát điện, phần lớn các nhà máy đều nằm trong tay tư nhân. Tuy nhiên, khi điện năng đã trở nên một yếu tố quan trọng của xã hội, nhà nước bằng cách này hay cách khác dành quyền trực tiếp quản lý ngành điện. Vì vậy, đến giữa thế kỷ 20, hầu hết ngành điện của các quốc gia trên thế giới đều theo mơ hình độc quyền: một tập đồn, cơng ty thuộc sở hữu nhà nước sẽ nắm giữ toàn bộ các khâu phát điện - truyền tải điện - phân phối và bán lẻ điện cho khách hàng sử dụng. Theo quan điểm truớc đây của các nhà kinh tế và quản lý, mơ hình này tận dụng được ưu thế về mặt quy hoạch phát triển, quản lý vận hành ngành điện một cách tập trung.

Tại Vương quốc Anh, năm 1882 đã có luật Điện chiếu sáng (Electric Lighting Act - 1882), cho phép các cá nhân, cơng ty hoặc chính quyền địa phương thành lập các hệ thống cung cấp điện bởi cá nhân, công ty. Đến năm 1947, nước Anh ban hành luật Điện lực (Electricity Act -1947), kết hợp 625 công ty đang cung cấp điện và giao về cho Cơ quan Quản lý điện Vương quốc Anh quản lý (en.wikipedia.org, 2016).

Tại Mỹ, chính sách về điện được thiết lập bởi các cơ quan hành pháp và lập pháp của chính phủ và nhà nước chính phủ liên bang và trực tiếp là Bộ Năng lượng. Bên cạnh đó, Cơ quan Bảo vệ Mơi trường có trách nhiệm quy định về môi trường và Ủy ban Thương mại liên bang chịu trách nhiệm về bảo vệ người tiêu dùng và ngăn ngừa các hành vi phản cạnh tranh. Luật điện liên bang năm 1935 ghi rõ vai trị của chính phủ liên bang trong lĩnh vực này (en.wikipedia.org, 2016).

Tại Pháp, chính phủ Pháp thành lập Điện lực Pháp (EDF-Electricité de France) vào năm 1946, quyết định quốc hữu hóa việc sản xuất và phân phối điện. Là một trong những nước đầu tiên sử dụng điện năng, hệ thống mạng lưới phân phối điện xuất hiện vào năm 1884 tại Pháp. Sau một thời gian, hệ thống này đã phát triển khơng có kế hoạch, khơng hợp lý và khơng hiệu quả. Có những nơi có hai cơng ty cùng cung cấp điện cho cùng một vị trí, cụ thể như tại Lyon, nơi hai công ty cạnh tranh trực tiếp, một bán điện từ nhà máy thủy điện, một bán điện được sản xuất tại một nhà máy nhiệt điện đốt than (fundinguniverse.com, 2016)

Cho đến nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, các thành tựu vượt bậc của hệ thống cơ sở hạ tầng ngành điện (công nghệ phát điện, công nghệ điều khiển - đo đếm từ xa), các quan điểm về mơ hình tổ chức ngành điện của các quốc gia cũng dần dần có sự thay đổi rõ rệt. Theo đó, một số khâu trong ngành điện, bao gồm: phát điện, bán bn điện, bán lẻ điện, hồn tồn có thể áp dụng các cơ chế thị trường cạnh tranh để nâng cao hiệu quả; còn các khâu truyền tải điện, phân phối điện thì giữ theo mơ hình độc quyền tự nhiên để khai thác tối ưu mạng luới truyền tải/phân phối điện, tránh phải đầu tư trùng lặp gây lãng phí.

1.3.3.2. Mơ hình quản lý cung cấp điện

Qua tiến trình quản lý nhà nước về lãnh vực điện, cho đến nay, có hai mơ hình mà Nhà nước thường áp dụng: (i) Quản lý hoàn toàn việc cung cấp điện; (ii) Xem việc cung cấp điện là một dạng hàng hóa trong nền kinh tế thị trường, nhưng trực tiếp điều tiết thông qua các quy định hoặc chính sách.

Ở mơ hình thứ nhất, quản lý hoàn toàn việc cung cấp điện, nhà nước sử dụng công cụ vật chất - thành lập doanh nghiệp sở hữu nhà nước. Qua đó, Nhà nước trực tiếp điều hành toàn bộ hệ thống điện, bao gồm các khâu sản xuất, truyền tải, phân phối và bán lẻ.

Đối với mơ hình thứ hai, nhà nước cho phép cạnh tranh trong cung cấp điện, tuy nhiên vẫn điều tiết thơng qua các chính sách để đảm bảo không xảy ra các vấn nạn do khuyết tật của cơ chế kinh tế thị trường.

1.3.3.3. Quản lý nhà nước đối với sử dụng điện

Điện năng là một dạng năng lượng năng lượng mà việc tạo ra nó sẽ gây ảnh hưởng đến tài ngun và mơi trường, từ đó gây ảnh hưởng đến phát triển bền vững. Vì vậy, khơng chỉ quản lý chặt ở phía cung cấp điện, nhà nước cũng thực hiện vai trò chức năng của mình để đảm bảo cho việc sử dụng điện hiệu quả.

Nhà nước sử dụng chính sách như quản lý phía nhu cầu, quản lý giá như một cơng cụ chính để quản lý sử dụng điện. Bên cạnh đó, các quy định về kỹ thuật, ứng dụng công nghệ mới cũng được áp đặt nhằm sử dụng điện đạt hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong cung cấp và sử dụng điện tại thành phố hồ chí minh đến năm 2025 (Trang 36 - 38)