Khái niệm về năng lực cạnh tranh của ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 26 - 30)

Năng lực cạnh tranh là một khái niệm rất rộng và có nhiều định nghĩa khác nhau, tùy theo đối tượng và mục tiêu hướng tới.

- Theo tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) cho rằng: Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp, các ngành, các vùng, các quốc gia hoặc khu vực siêu quốc gia trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế trên cơ sở bền vững.

- Theo Từ điển thuật ngữ kinh tế học ( 2001, trang 349) “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành được thị phần lớn trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường, kể cả khả năng giành lại một phần hay toàn bộ thị phần của đồng nghiệp”.

Đây là cách hiểu khá phổ biến nhưng cũng có một số quan điểm khác cho rằng năng lực cạnh tranh cần dựa trên năng suất lao động. Cụ thể:

- Theo Michael Porter (2008) khái niệm có ý nghĩa duy nhất về NLCT là năng suất, trong đó năng suất được đo bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao động (hay một đơn vị vốn) tạo ra trong một đơn vị thời gian. Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn và là nguyên nhân sâu xa của thu nhập bình quân đầu người. Để tăng trưởng năng suất bền vững đòi hỏi nền kinh tế phải được liên tục nâng cấp.

Năng lực cạnh tranh có thể chia thành nhiều cấp độ cạnh tranh khác nhau: (i) Năng lực cạnh tranh quốc gia

+ Theo đánh giá năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF (1995) cho rằng: Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của nền kinh tế quốc dân đạt và duy trì mức tăng trưởng cao về kinh tế, thu nhập và việc làm.

+ Theo báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu GCR của diễn đàn Kinh tế Thế giới WEF (2014), phân tích năng lực cạnh tranh ở cấp độ quốc gia dựa vào quy mô nền kinh tế, nguồn nhân lực, nguồn vốn, nguồn công nghệ, cơ sở hạ tầng, mức độ cạnh tranh và độ mở của nền kinh tế, quản lý của chính phủ và quản trị doanh nghiệp.

Vậy, ở cấp độ Quốc gia, khái niệm năng lực cạnh tranh có ý nghĩa là năng suất sản xuất quốc gia. Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào năng suất sử dụng tài nguyên, nguồn lực con người và vốn của một quốc gia, bởi chính năng suất xác định mức sống bền vững thể hiện qua mức lương, tỉ suất lợi nhuận từ vốn bỏ ra, tỉ suất lợi nhuận thu được từ tài nguyên tự nhiên,…Năng lực cạnh tranh không phải là việc một quốc gia cạnh tranh trong lĩnh vực gì để thịnh vượng mà là quốc gia đó cạnh tranh hiệu quả như thế nào trong các lĩnh vực. Các quốc gia cạnh tranh trong việc tạo ra môi trường kinh doanh và đầu tư hiệu quả nhất, tức là mang lại năng suất cao nhất. Như vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia/tỉnh và năng lực cạnh tranh doanh nghiệp/ngành có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.

(ii) Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh:

Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam VCCI (2014) cho rằng năng lực cạnh tranh cấp tỉnh là chỉ số đánh giá và xếp hạng chính quyền các tỉnh, thành của Việt Nam trong việc tạo môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp và thu hút vốn đầu tư FDI hướng tới mục tiêu cuối cùng là phát triển kinh tế và nâng cao mức sống người dân của tỉnh đó.

(iii) Năng lực cạnh tranh cấp ngành: khả năng ngành đó nâng cao vị thế của mình so với ngành khác trong nền kinh tế quốc dân, đảm bảo được công ăn việc làm và nâng cao thu nhập. Yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của ngành là năng lực cạnh tranh quốc gia, môi trường kinh tế vĩ mô, môi trường kinh doanh, chất lượng của các doanh nghiệp trong ngành, tiềm lực vốn có của ngành đó, lợi thế cạnh tranh, hiệu suất hoạt động, nguồn nhân lực phục vụ…

(iv) Năng lực cạnh tranh doanh nghiệp: là khả năng bán được hàng nhanh, nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ thể về một loại hàng cụ thể. Quan điểm này có thể áp dụng đối với từng doanh nghiệp, cũng như đối với một ngành công nghiệp của một quốc gia trong cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới.

(v) Năng lực cạnh tranh sản phẩm: là khả năng của một sản phẩm có thể bán được nhanh chóng với giá tốt so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Năng lực cạnh tranh sản phẩm được quyết định bởi rất nhiều yếu tố như chất lượng, giá cả, kênh phân phối, dịch vụ đi kèm, thương hiệu, quảng cáo hay các chính sách hậu mãi…

Vì đối tượng nghiên cứu của bài Luận văn là tỉnh Bình Định nên khn khổ lý thuyết này được điều chỉnh theo khn khổ phân tích NLCT ở cấp độ địa phương (cụ thể là NLCT của tỉnh) của M.Porter (1990, 1998, 2008) được chỉnh sửa bởi Vũ Thành Tự Anh trong lĩnh vực du lịch. Trong khuôn khổ phân tích NLCT đó, năng suất sử dụng các nguồn lực (bao gồm vốn, lao động, đất đai và các tài nguyên khác) đóng vai trị trung tâm, một mặt vì nó là thước đo chính xác nhất và có ý

nghĩa duy nhất cho NLCT; mặt khác nó là nhân tố quyết định sự thịnh vượng của các địa phương. Điều này cũng có nghĩa là cạnh tranh như thế nào (năng suất cao hay thấp) thậm chí quan trọng hơn việc cạnh tranh trong ngành nào. Với vai trò trung tâm của năng suất trong khn khổ phân tích NLCT, một câu hỏi then chốt cần trả lời là: Những nhân tố quyết định năng suất và tốc độ tăng trưởng năng suất

là gì? Theo điều chỉnh của Vũ Thành Tự Anh có ba nhóm nhân tố chính quyết định

NLCT của một địa phương (tỉnh), bao gồm (i) Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương, (ii) NLCT ở cấp độ địa phương, và (iii) NLCT ở cấp độ doanh nghiệp.

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ DOANH NGHIỆP

Mơi trường kinh doanh Trình độ phát triển

cụm ngành

Hoạt động và chiến lược của DN

NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CẤP ĐỘ ĐỊA PHƯƠNG

Hạ tầng văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế

Hạ tầng kỹ thuật (GTVT, điện, nước, viễn thơng)

Chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế

CÁC YẾU TỐ SẴN CÓ CỦA ĐỊA PHƯƠNG

Tài nguyên tự nhiên Vị trí địa lý Quy mơ của địa phương

Hình 2.1. Các nhân tố quyết định NLCT của địa phương

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011)

i. Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương bao gồm tài nguyên thiên nhiên,

vị trí địa lý hay quy mô của địa phương. Những nhân tố này không chỉ đề cập đến số lượng mà còn bao gồm chất lượng , sự phong phú, chi phí đất đai, khả

năng sử dụng, điều kiện khí hậu, diện tích và địa thế vùng, nguồn khoáng sản, nguồn nước, các nguồn lợi thuỷ sản v.v. Mặc dù những nhân tố này giữa các địa phương có thể có sự tương đồng hoặc khác biệt, song chúng đều là những đầu vào cần thiết cho việc cạnh tranh của bất kỳ địa phương nào và cho cả các doanh nghiệp hoạt động trong địa phương đó.

ii. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương bao gồm các nhân tố cấu thành

nên môi trường hoạt động của doanh nghiệp: chất lượng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; và các thể chế chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Mặc dù các nhân tố kể trên không trực tiếp “tạo ra” năng suất nhưng chúng lại có vai trị hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy hay cản trở nỗ lực tăng năng suất của doanh nghiệp.

iii. Năng lực cạnh tranh cấp độ doanh nghiệp bao gồm chất lượng mơi trường

kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành và hoạt động, chiến lược của doanh nghiệp. Đây là những nhân tố tác động trực tiếp tới năng suất của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)