Tài nguyên phát triển du lịch Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 37 - 41)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam, cách Hà Nội 1065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 649km về phía Nam. Lãnh thổ của tỉnh trải dài 110km theo hướng Bắc – Nam, có tổng diện tích tự nhiên 6050 km², diện tích vùng lãnh hải 36.000 km2, có tọa độ địa lý 13o03’ vĩ bắc và 108o35’ - 109o18’ kinh đơng. Bình Định là 1 trong 5 tỉnh của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung; nằm trên tuyến du lịch xuyên Việt, trong không gian du lịch “Hành lang Đơng – Tây”; phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đơng giáp biển Đơng là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của đại ngàn Tây Nguyên, Nam Lào, Đơng Bắc Campuchia và Thái

Lan. Vì vậy Bình Định có vị trí du lịch quan trọng và thuận lợi để liên kết vùng phát triển du lịch.

3.1.1.2. Tài nguyên du lịch biển, đảo, vũng vịnh

Bình Định có đường bờ biển dài 134 km, với vô số những thắng cảnh đẹp và nhiều bãi biển tương đối bằng phẳng, cát trắng, nước trong xanh ngập tràn ánh nắng...vẫn còn giữ nét nguyên sơ, chưa được khai thác nhiều như: Bãi biển Quy Nhơn, Quy Hoà, Bán đảo Phương Mai, Ghềnh Ráng Đầm Thị Nại, Bãi Dài, Cù Lao Xanh, Nhơn Lý, Hải Giang, Eo Gió, Phú Hậu, Trung Lương, Mũi Rồng - Tân Phụng, Tam Quan… Ngồi ra, tỉnh cịn có một số đảo nhỏ ven bờ, cùng nhiều vũng vịnh, đầm phá, gành rạn, cửa sông, cồn cát, rừng ngập mặn, rạn san hô cùng hệ thủy sinh hết sức phong phú và đa dạng làm tăng thêm vẻ đẹp của cảnh quan, tăng tính hấp dẫn cho các bãi tắm. Một số đầm lớn có giá trị đối với du lịch biển như: đầm Trà Ổ, đầm Đề Gi và đầm Thị Nại. Những đầm này có hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, có cồn chim và nhiều loại hải sản ngon nổi tiếng. Đây là những thế mạnh để Bình Định phát triển du lịch biển kết hợp với nhiều loại hình du lịch hấp dẫn khác như du lịch sinh thái biển, du lịch sinh thái rừng ngập mặn, lặn biển, trượt cát, thả diều, câu cá, thể thao dưới nước…

Ngoài ra, hệ sinh thái thuỷ sinh của vùng biển Bình Định cũng khá phong phú gồm 500 loài cá biển, 116 loài cá sống ở đầm và 15 lồi tơm ….Tài ngun thuỷ sinh vật ngập mặn khơng chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển đời sống, kinh tế, đa dạng sinh học mà cịn có vai trị quan trọng đối với hoạt động dịch vụ du lịch, góp phần làm tăng tính hấp dẫn của du lịch địa phương qua các món ăn hải sản tươi ngon. Từ lâu, hải sản của Quy Nhơn - Bình Định đã trở thành một trong những yếu tố thu hút du khách khi đến với Miền đất võ. Bên cạnh những loại hải sản quen thuộc như: tơm, cua, cá, mực,…vùng biển tỉnh ta cịn nổi tiếng với một số loại thủy hải sản đặc trưng như: cua huỳnh đế, cá ngừ đại dương, cá chua, cá dìa, chình mun, lịch huyết, yến sào…

Bên cạnh đó, Mẹ thiên nhiên cịn ưu ái ban tặng cho Bình Định sự đa dạng về địa hình, sơng hồ, vùng núi tạo nên một bức tranh thiên nhiên đa sắc màu với nhiều cảnh đẹp như Hồ Núi Một, Hầm Hô, Núi Bà…Đây là điều kiện thuận lợi để Bình Định phát triển loại hình du lịch sinh thái, leo núi, nghĩ dưỡng hấp dẫn.

Khí hậu, thời tiết

Bình Định có điều kiện khí hậu nóng ẩm và gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm ở khu miền núi biến đổi trong khoảng 20,1-26,1 độ C; khu vực vùng duyên hải là 27 độ C. Độ ẩm tương đối trung bình năm là 79%. Tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm, cực đại là 2.658mm, cực tiểu là 1.131 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9-12; mùa khô kéo dài từ tháng 01-08. Ngồi ra, vùng biển Bình Định là vùng biển nóng nên có thể tắm biển quanh năm. Nồng độ muối của nước biển trung bình từ 32-34 0/00, nước biển trong xanh rất thích hợp để khai thác loại hình du lịch tắm biển, lặn biển, câu cá...Hầu hết các công ty lữ hành trên địa bàn tỉnh đều tổ chức nhiều chương trình du lịch lặn biển ở Hịn Đất, Hịn Khơ, Eo Gió, Hịn Sẹo, Cù Lao Xanh…Nhìn chung, các yếu tố về thời tiết, khí hậu cũng như các đặc điểm sinh hóa của nước biển ở vùng biển Bình Định là tương đối ổn định và thuận lợi cho hoạt động du lịch biển.

3.1.2. Điều kiện lịch sử, văn hóa

Bình Định là vùng đất có bề dày lịch sử với nền văn hóa Sa Huỳnh lâu đời. Nơi đây cịn lưu giữ được khá nhiều cơng trình văn hóa vật thể và phi vật thể q, rất có giá trị. Bình Định đã từng là cố đô của vương quốc Chăm-pa xưa mà di sản còn lưu giữ và được bảo tồn là thành cổ Đồ Bàn cùng hệ thống Tháp Chăm gồm 7 cụm, 14 tháp với nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc độc đáo, dung hòa được những phong cách nghệ thuật Chăm Pa và Khơme tạo nên sức hấp dẫn đối với du khách.

Bình Định cịn là nơi phát tích của phong trào khởi nghĩa nơng dân Tây Sơn (thế kỷ XVIII), quê hương của người anh hùng dân tộc áo vải, cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ; là nơi nuôi dưỡng và phát triển tài năng của nhiều danh nhân văn hóa, nhà thơ lớn của dân tộc như Đào Tấn, Đào Duy Từ, Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử

Chế Lan Viên, … Bình Định có tới 234 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có hơn 60 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh. Bảo tàng Quang Trung, cùng với hàng loạt di tích về phong trào Tây Sơn là những địa chỉ hấp dẫn các nhà nghiên cứu và du khách quốc tế.

Bên cạnh đó, Bình Định cịn là q hương của các loại hình nghệ thuật nổi tiếng như hát tuồng (hát bội), bài chòi, múa hát bá trạo của cư dân miền biển… cùng nhiều lễ hội dân gian độc đáo như Lễ hội chiến thắng Đống Đa, lễ cúng cá Ông, lễ hội cầu ngư, lễ hội Tây Sơn,…và nhiều lễ hội giàu tính nhân văn của ba dân tộc thiểu số miền núi: Chăm, Bana, H’re sinh sống tại Bình Định đã tạo nên một văn hóa của riêng vùng đất này. Đặc biệt đến Bình Định, du khách sẽ có cơ hội được xem những màn biểu diễn võ thuật điêu luyện và biểu diễn trống trận Tây Sơn (12 trống) đẹp mắt, tinh tế chỉ có ở miền đất võ nổi tiếng này. Đây là nguồn tài nguyên vô cùng lớn là nền tảng, thế mạnh để phát triển du lịch văn hóa, du lịch lễ hội.

Ngồi ra Bình Định cịn nổi tiếng với nhiều sản vật ẩm thực như bánh ít Lá Gai, bún Song Thằn, nem chua chợ Huyện, Rượu Bàu Đá thức uống được xếp vào hàng “Quốc Tửu” thời xưa, bánh tráng dừa…Các sản vật ẩm thực này tạo nên một nét văn hóa đặc sắc riêng chỉ có ở Bình Định. Bên cạnh các sản vật ẩm thực nổi tiếng này, Bình Định cịn có các làng nghề truyền thống như làng nghề rượu Bàu Đá, nón ngựa Phú Gia, gốm Vân Sơn, mộc mỹ nghệ Nhơn Hậu, thảm xơ dừa Tam Quan…đang từng bước trở thành những địa điểm hấp dẫn khách du lịch.

Nhận xét, đánh giá về tài nguyên phát triển du lịch Bình Định

Tóm lại, Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế và liên kết vùng để phát triển du lịch. Ngồi ra, Bình Định cịn có tài ngun thiên nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú đa dạng với nhiều địa điểm đẹp, nhiều khu du lịch, nhiều điểm du lịch hấp dẫn; các làng nghề truyền thống, các món ăn đặc sản nổi tiếng mang đậm bản sắc địa phương…Những nhân tố này là thế mạnh, là tiềm năng để phát triển loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái và du lịch văn hóa, lễ hội. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, Bình Định vẫn cịn những khó khăn

tồn tại cho việc phát triển du lịch: (i) Các điểm du lịch hiện tại của tỉnh còn nhỏ, lẻ và rời rạc, thiếu tính liên kết với cả trong và ngồi tỉnh; (ii) Tài nguyên du lịch mặc dù phong phú đa dạng nhưng phân bố tương đối phân tán, vì vậy điều kiện để hình thành các cụm du lịch đặc thù có khả năng thu hút khách bị hạn chế. (iii) Thời tiết Bình Định khắc nghiệt, mùa mưa kéo dài cả tháng, kèm bão lũ nên khó phát triển du lịch trong các tháng này làm giảm hiệu quả của các dự án đầu tư vào tháng này. Trong khi đó, Nha Trang một thành phố biển du lịch nổi tiếng của Duyên hải Nam Trung Bộ quanh năm chỉ có 1 tháng mưa nhưng không kéo dài, mùa hè thì nắng khơng q gay gắt nên rất thu hút du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)