Kết luận từ nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 77 - 79)

5.1.1. Kết luận từ phân tích năng lực cạnh tranh ngành du lịch Bình Định

Sau khi phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Bình Định, nghiên cứu cho thấy Bình Định đã phát huy được những lợi thế và tiềm năng du lịch sẵn có. Doanh thu du lịch trong năm năm qua tăng đột biến vì Bình Định hiện đang được du khách đánh giá là điểm đến mới lạ và hấp dẫn với cảnh quang thiên nhiên kỳ thú trong khu vực. Theo đó, thương hiệu Du lịch Bình Định đang dần được khẳng định với việc nguồn vốn kêu gọi đầu tư vào du lịch cũng tăng đáng kể, trong quy hoạch hạ tầng của địa bàn, Chính quyền địa phương đã quan tâm hơn đến việc hạ tầng phải đáp ứng phục vụ phát triển du lịch với mục tiêu rõ ràng trong định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020: Du lịch sẽ là ngành kinh tế mũi nhọn của Bình Định.

Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng hiện tại, du lịch Bình Định phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và có các chỉ số tăng trưởng đạt mức trung bình so với Khu vực Duyên hải Nam trung bộ. Một số hạn chế chính gồm: (1) Hoạt động xúc tiến, quảng bá khơng tạo hiệu ứng rõ rệt. (2) Một số Chính sách khuyến khích đầu tư du lịch khơng hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư lớn. Hiện du lịch được đầu tư theo các dự án nhỏ lẻ, khai thác du lịch không theo quần thể quy hoạch, không tạo được sức hấp dẫn cho du khách. (3) Quy hoạch du lịch thiếu phương án, giải pháp cụ thể bảo tồn di tích văn hóa lịch sử. (4) Thành phố Quy Nhơn – tâm điểm của du lịch Bình Định chưa phát huy được những lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng đa dạng phong phú (đường sắt, đường bộ, đường thủy, đường hàng khơng). Cảng Quy Nhơn có vị trí chiến lược, hoạt động hiệu quả trong xuất nhập/luân chuyển hàng hóa phục vụ các ngành công nghiệp khác của tỉnh nhưng lại chưa được khai thác để vận hành phục vụ tốt cho phát triển du lịch (đưa đón khách bằng đường thủy và phát triển các dịch vụ du lịch bằng du thuyền). (5) Du lịch Bình

Định khơng thu hút được sự trở lại của du khách vì thiếu các dịch vụ vui chơi, giải trí, thiếu trung tâm mua sắm quy mơ lớn, dịch vụ du lịch không đáp ứng được thị hiếu và kỳ vọng của du khách vì dịch vụ khơng phong phú đa dạng, nhân sự phục vụ thiếu chuyên nghiệp, thiếu kỹ năng. Những hạn chế này sẽ là nguyên nhân khiến du lịch Bình Định khơng đột phá và khơng phát triển bền vững.

5.1.2. Kết luận từ phân tích năng lực cạnh tranh ngành du lịch Bình Định theo quan điểm khách du lịch và các đối tượng liên quan theo quan điểm khách du lịch và các đối tượng liên quan

Theo kết quả điều tra khảo sát, tồn mẫu có 150 du khách trong đó 16 khách quốc tế và 134 khách nội địa; các du khách đến Bình Định chủ yếu với mục đích tham quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử; vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng và tìm hiểu văn hóa lễ hội. Phần lớn các du khách đến Bình Định thơng qua người thân, bạn bè và sách báo, internet, phương tiện truyền thông.

Khi được hỏi cho ý kiến về các tiêu chuẩn du lịch Bình Định, tác giả thu được một số kết quả sau:

- Sản phẩm/điểm thu hút du lịch của Bình Định được du khách đánh giá ở mức khá chủ yếu là các loại hình dịch vụ du lịch biển đảo, văn hóa, các lễ hội…Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch đi kèm như mua sắm, khu vui chơi, giải trí vẫn cịn nhỏ lẻ, chưa có điểm nhấn, chưa được đầu tư phát triển.

- Về an ninh – trật tự - môi trường xã hội được du khách đánh giá ở mức khá tốt, mặc dù vẫn còn một số đối tượng gây phiền nhiễu họ khi họ đến Bình Định. - Về vệ sinh môi trường: chất lượng vệ sinh môi trường của Bình Định được du khách đánh giá ở mức khá. Trong đó vệ sinh an tồn thực phẩm được đánh giá tích cực hơn vệ sinh mơi trường tại các địa điểm du lịch.

- Về cơ sở hạ tầng – tiện ích: phần lớn du khách đồng ý cho rằng dịch vụ thơng tin liên lạc tiện ích và các chú dẫn dễ hiểu; dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ Bình Định có chất lượng phù hợp với giá cả và dịch vụ ăn uống tại Bình Định tươi ngon

và giá cả hợp lý. Do đó, du khách đánh giá cơ sở hạ tầng – tiện ích ở Bình Định đạt mức khá tốt.

- Về giá cả: các chỉ tiêu giá cả như giá cả dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí,…được du khách cho rằng rẻ hơn so với các tỉnh khác trong khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Đây là một trong những điểm mạnh để du lịch Bình Định cạnh tranh với các tỉnh lân cận.

- Về độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, tài xế, nhân viên kinh doanh du lịch: được du khách đánh giá ở mức khá tốt, hầu hết du khách đều cho rằng người dân Bình Định thân thiện, mến khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)