Liên kết vùng trong du lịch của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 62 - 67)

3.3. Phân tích bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh ngành du lịch Bình

3.3.2. Liên kết vùng trong du lịch của tỉnh

Năm 2011, Bình Định đã tham gia kí kết chương trình hợp tác phát triển du lịch 3 tỉnh Quảng Ngãi – Bình Định – Kon Tum. Đến cuối năm 2015, Bình Định đã tham gia kí kết chương trình liên kết hợp tác phát triển du lịch 4 tỉnh: Bình Định- Phú Yên-Gia Lai-ĐăkLăk; thực hiện chủ trương ‘‘ 4 địa phương một điểm đến“ với

chủ đề “ Về với biển xanh, hoa vàng và đại ngàn Tây Nguyên“. Các chương trình liên kết này với mục tiêu hỗ trợ nhau phát huy tiềm năng, lợi thế về du lịch của mỗi địa phương; khai thác nguồn lực du lịch một cách hợp lý, tạo động lực mở rộng và phát triển thị trường du lịch và trên cơ sở đó triển khai các hoạt động về quảng bá, xúc tiến, xây dựng tour liên vùng. Ngoài ra, tỉnh còn liên kết phát triển du lịch vùng Bắc-Nam Trung Bộ; chủ động xây dựng các chương trình kết nối với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khu vực miền Trung-Tây Nguyên. Thơng qua chương trình ký kết và được sự hỗ trợ của các tỉnh liên kết, ngành du lịch Bình Định đã tham gia các kỳ Hội chợ Du lịch quốc tế (ITE), ngày hội Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Hội chợ và triển lãm du lịch tại Hà Nội, tổ chức các chương trình Famtrip, Presstrip, Roadshow tại Bình Định cùng các Hội thảo chuyên đề về liên kết du lịch...nhờ các hoạt động này Bình Định thu hút một lượng khách du lịch khơng nhỏ. Tuy nhiên, các chương trình này chưa đạt hiệu quả cao, chất lượng dịch vụ mặc dù được cải thiện nhưng vẫn còn thấp, sản phẩm du lịch còn hạn chế và chưa mang tính chất đặc trưng của từng địa phương, hợp tác và liên kết phát triển du lịch nhìn chung cịn lỏng lẻo, chung chung, phân tán, chưa có sự liên kết chặt chẽ, nguồn nhân lực chưa đáp ứng được địi hỏi thực tế và thiếu tính chun nghiệp, hoạt động xúc tiến, tuyên truyền quảng bá và nghiên cứu thị trường du lịch còn yếu, các tour, tuyến du lịch liên tỉnh còn trùng lắp chưa thực sự rõ ràng nên không thu hút được nhiều khách du lịch.

Về liên kết với nước ngoài, UBND tỉnh đã ký kết các chương trình hợp tác phát triển du lịch với tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Campuchia, Nam Lào. Tuy nhiên đến nay các chương trình này thật sự vẫn chưa được triển khai rộng rãi. Nguyên nhân là do chương trình hợp tác này mới được ký kết vào ngày 19.8.2015 nên vẫn cịn đang trong q trình tìm hiểu thị trường do đó vẫn chưa được triển khai rộng rãi. Ngồi ra, đa số các tỉnh ở Đơng Bắc Thái Lan, Campuchia, Nam Lào là các tỉnh nghèo, chưa phát triển nên cơ sở hạ tầng du lịch chưa được đầu tư phát triển, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được kỳ vọng của khách tham quan do đó, các tour liên kết du lịch quốc tế vẫn chưa được triển khai. Một nguyên nhân khác là do trong các

chương trình/đề án phát triển du lịch của tỉnh chỉ nêu những kết quả đánh giá thông qua dữ liệu thứ cấp sẵn có của các ngành, khơng dựa trên những khảo sát, thực nghiệm thực tế từ khai thác cầu thị trường. Do vậy, định hướng của các đề án thường mang tính khái qt, khơng có tính ứng dụng cao, dẫn đến kết quả phát triển du lịch thiếu khách quan, kém hiệu quả.

3.3.3 Các ngành cơng nghiệp phụ trợ và có liên quan:

Cụm ngành du lịch đang phát triển khi có sự quy tụ của các khách sạn, nhà

hàng, điểm vui chơi giải trí nhưng sự liên kết giữa các hoạt động cốt lõi vẫn cịn thiếu, cụm ngành có liên quan như chế biến thủy sản, dịch vụ vận tải, dịch vụ cung

ứng đào tạo nghề, sản xuất chế biến hàng thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm mặc dù

quy tụ một số tương đối các doanh nghiệp chế biến nhưng trình độ phát triển vẫn cịn ở mức tương đối do tính liên kết theo chuỗi giá trị và các thể chế hỗ trợ vẫn cịn yếu và thiếu. Quy mơ của các ngành cơng nghiệp phụ trợ chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ và siêu nhỏ. Chủ yếu cạnh tranh bằng giá bán hơn là cạnh tranh về chất lượng sản phẩm vì hầu như tồn bộ sản phẩm đều được làm theo kiểu truyền thống như nhau, khơng có sự sáng tạo về mẫu mã, công nghệ và nâng cao chất lượng cũng như thẩm mĩ của sản phầm. Đến nay, tồn tỉnh có hơn 124 nhà hàng phục vụ du khách trong và ngồi tỉnh, tuy nhiên hầu như khơng có sự khác biệt nhiều về giá cả và chất lượng dịch vụ. Ngành cung ứng sản phẩm chủ yếu là ngành hải sản, phục vụ dịch vụ ăn uống, đã đáp ứng được nhu cầu giản đơn của khách du lịch, chưa phát huy được cách thức đưa hải sản trở thành một loại ẩm thực tinh túy, đáp ứng nhu cầu thưởng thức chất lượng cao của du khách,... cũng tương tự như vậy, các ngành dịch vụ khác phụ vụ nhu cầu của khách du lịch như vận tải, đào tạo kỹ năng cho nhân viên ngành du lịch, ..... đều đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ ở mức độ giản đơn, chưa nâng cao chất lượng dịch vụ. Chưa có sự kết nối của đa ngành, chưa có sự cạnh tranh để tạo ra được chuỗi giá trị thực sự có chất lượng để phục vụ cho ngành du lịch.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH DU LỊCH BÌNH ĐỊNH THEO QUAN ĐIỂM KHÁCH DU LỊCH VÀ ĐỐI

TƯỢNG LIÊN QUAN

Chương này, tác giả tập trung phân tích năng lực cạnh tranh du lịch Bình Định thơng qua khảo sát 150 khách du lịch. Phần 4.1, tác giả giới thiệu về thông tin của du khách được khảo sát, phần 4.2, các thông về chuyến thăm của du khách và phần 4.3 là phần chính của chương trình bày đánh giá của du khách về 6 tiêu chuẩn du lịch Bình Định bao gồm: sản phẩm/điểm thu hút du lịch; an ninh -trật tự- môi trường xã hội; vệ sinh môi trường; cơ sở hạ tầng – tiện ích; giá cả; độ tin cậy, cởi mở, chuyên nghiệp của cư dân, tài xế, nhân viên kinh doanh du lịch và phần 4.4 tác giả tiến hành kiểm định độ tin cậy của thang đo dùng cho khảo sát.

4.1. Thông tin về du khách

4.1.1. Đặc điểm của du khách

Kết quả điều tra cho thấy, trong 150 đối tượng được khảo sát có 88 du khách là nữ chiếm 58,7%, 62 du khách là nam chiếm 41,3% và phần lớn là những người đã lập gia đình (58%). Theo bảng 4.1.ta thấy, độ tuổi trung bình của du khách tương đối trẻ là 31,09 tuổi. Trong đó, nhóm du khách trẻ trong độ tuổi từ 20- 30 chiếm tỷ trọng cao nhất trên 50% trong tổng số khách du lịch và đa số là những thanh niên độc thân (42%). Ngun nhân là do ở Bình Định có nhiều trường Đại học, Cao đẳng với số lượng sinh viên lớn; giới trẻ ngày nay có sở thích đi du lịch nhiều hơn, khát khao trải nghiệm, khám phá vùng đất mới nhiều hơn các nhóm tuổi cịn lại và du lịch Bình Định chủ yếu là du lịch biển đảo nên có nhiều hoạt động mạnh, cường độ vận động cao, di chuyển nhiều rất phù hợp với lứa tuổi trẻ đầy nhựa sống này

Bảng 4.1. Cơ cấu về giới tính, tuổi và tình trạng hơn nhân của du khách Giới tính Giới tính

Nữ Nam

58,7% 41,3%

Tuổi Trung bình 20-30 30-40 40-50 50-60 Từ 60 trở lên

31,09 50,7% 30% 10,7% 8% 0,7%

Tình trạng hơn nhân

Độc thân Có gia đình

42% 58%

Nguồn: Điều tra của tác giả

4.1.2. Về nghề nghiệp

Cơ cấu nghề nghiệp của du khách được thể hiện tại bảng 4.2. Nhiều nhất là học sinh sinh viên (24%); tiếp đến là doanh nhân, buôn bán tại nhà (20%); công chức viên chức nhà nước (19,3%); nhân viên văn phịng (14%)…cơng nhân, nơng dân, nội trợ chiếm 12,7% và ít nhất là thất nghiệp (0,7%). Điều này phản ánh khách viếng thăm Bình Định chủ yếu là khách bình dân có thu nhập khơng cao.

Bảng 4.2. Nghề nghiệp của khách du lịch

Nghề nghiệp Tỷ lệ

Công chức, viên chức 19,3%

Học sinh, sinh viên 24%

Nhân viên văn phòng 14%

Doanh nhân, buôn bán tại nhà 20% Công nhân, nông dân, nội trợ 12,7%

Về hưu 3,3%

Thất nghiệp 0,7%

Khác 6%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)