Xúc tiến, quảng bá du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 55 - 57)

3.2. Các điều kiện về nhân tố đầu vào

3.2.10. Xúc tiến, quảng bá du lịch

Hoạt động xúc tiến du lịch được tăng cường. Du lịch Bình Định đã tham gia hầu hết các hội chợ, hội thảo, triển lãm chuyên ngành về du lịch trong nước và quốc tế tổ chức tại Việt Nam, tổ chức các chương trình Famtrip mời các doanh nghiệp lữ hành hàng đầu của Việt Nam ở thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội về Bình Định khảo sát điểm đến để đưa khách du lịch về Bình Định. Nhiều loại ấn phẩm phục vụ quảng

bá du lịch ngày càng được đầu tư có chất lượng. Đã xây dựng được 05 ấn phẩm như: Cẩm nang du lịch, bản đồ du lịch, tập gấp giới thiệu các điểm đến của Bình Định, đĩa phim, đĩa ảnh du lịch.

Nhằm giới thiệu, quảng bá về tiềm năng kinh tế, văn hoá, du lịch của tỉnh, thu hút các nhà đầu tư, du khách trong và ngồi nước đến tham quan du lịch, tìm kiếm cơ hội hợp tác, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong những năm qua, tỉnh đã tổ chức nhiều sự kiện, lễ hội văn hoá du lịch quy mơ hồnh tráng, đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc, mang tầm quốc gia và quốc tế như: Festival Tây Sơn – Bình Định 2008, Lễ hội kỷ niệm 220 năm chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, 05 kỳ Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam tại Bình Định (vào các năm 2006, 2008, 2010, 2012, 2014)...Việc tổ chức thành cơng các sự kiện văn hóa - du lịch nói trên đã góp phần quan trọng cho việc xây dựng, quảng bá những thương hiệu, sản phẩm du lịch của tỉnh. Thông qua tổ chức các sự kiện lớn ngành đã quảng bá hình ảnh con người, du lịch Bình Định tới đồng bào, du khách trong nước và quốc tế.

Qua đây, ta thấy được hoạt động tuyên truyền, quảng bá du lịch ngày càng được quan tâm đầu tư. Các trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch được thành lập. Do đó, các hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch được tăng cường hơn. Nội dung quảng bá được quan tâm xây dựng đảm bảo chất lượng, phát huy được các sản phẩm lợi thế, đặc sắc của tỉnh; hình thức, cơng cụ quảng bá phong phú; công tác xã hội hóa các hoạt động quảng bá được chú trọng. Cơng tác tuyên truyền, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng được đẩy mạnh. Thường xuyên phối hợp với nhiều cơ quan báo chí ở Trung ương và địa phương, phóng sự truyền hình giới thiệu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử nổi tiếng, nét đặc trưng văn hố của du lịch Bình Định góp phần đưa hình ảnh du lịch của tỉnh đến với đông đảo du khách trong và ngồi nước. Tuy nhiên, cơng tác tun truyền, quảng bá, xúc tiến, kêu gọi đầu tư, kinh doanh du lịch vào tỉnh chưa thật sự mạnh mẽ và hiệu quả chưa cao, chưa tương xứng với yêu cầu đặt ra. Cụ thể về vốn đầu tư: Vốn đầu tư cho xúc tiến du lịch còn rất thấp, chỉ chiếm 2% trong tổng vốn đầu tư du lịch. Về vấn đề tuyên truyền: người hoạt động trực tiếp trong ngành du lịch vẫn chưa thật

sự nhận thức được tầm quan trọng của mình trong việc phát triển, quảng bá du lịch tỉnh; theo lời bà Mai Lan (Trưởng phòng tiếp thị Vietravel Hà Nội tại cuộc phỏng vấn trong chương trình Presstrip do cơng ty du lịch Vietravel và sở VH-TT&DL cho biết: ” Qua mấy ngày tham dự tour Presstrip tại Bình Định, chúng tơi thấy Bình Định có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, nhất là thế mạnh về lịch sử - văn hóa- sinh thái – làng nghề. Song chúng tơi có cảm nhận là ngành du lịch Bình Định chưa biết cách tạo ấn tượng để thu hút khách. Chẳng hạn các “hiện vật sống” ở bảo tàng Quang Trung như cây me, giếng nước, các di tích tháp Chăm…chưa được khai thác du lịch đúng với tính chất của nó, nếu được thổi hồn bằng các hoạt động phù hợp và quảng bá tốt thì sẽ thu hút được du khách. Điều đáng tiếc hơn nữa là hoạt động biểu diễn võ thuật là một trong những nội dung quan trọng của bảo tàng Quang Trung mà các em biểu diễn cho có, chưa để tâm vào bài biểu diễn, diễn khơng có lực nên thiếu truyền cảm, không tạo được ấn tượng tốt cho du khách”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)