Lý thuyết về cụm ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 30 - 32)

Cụm ngành (cluster) là sự tập trung về mặt địa lý của các hoạt động sản xuất và thương mại trong một lĩnh vực nhất định hoặc một số lĩnh vực có liên quan chặt chẽ, là một hiện tượng tồn tại từ nhiều thế kỷ trước. Chẳng hạn như ở Việt Nam, phường, hội, và các làng nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm trước là những biểu hiện lịch sử cho sự tồn tại của cụm ngành. Tuy nhiên, về phương diện học thuật, quan niệm về cụm ngành lần đầu tiên được Alfred Marshall (1890) sử dụng trong tác phẩm kinh điển của ông nhan đề Các nguyên tắc kinh tế học (Principles of Economics). Trong tác phẩm này, Marshall đ ã sử dụng thuật ngữ “khu vực công nghiệp” (industrial district) để mô tả sự tập trung và gần kề về địa lý của các doanh nghiệp trong nội ngành, nhờ đó tạo ra ngoại tác tích cực và lợi thế kinh tế nhờ quy mô cho các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực đó. Theo quan điểm này, cần có ba điều kiện để hình thành một khu vực công nghiệp, bao gồm: (1) lao động, (2) các doanh nghiệp chun mơn hóa và (3) khả năng đem tới hiệu ứng lan tỏa (external spill-overs) thông qua hoạt động chuyển giao bí quyết

và ý tưởng bên trong khu vực (district). Tiếp theo Marshall, Có nhiều nhà kinh tế đã có những nghiên cứu gần gũi với khái niệm ban đầu của ông.

Rosenfeld (1997) cho rằng CNCN là sự tập trung về giới hạn địa lý của các DN cùng ngành, có liên quan hoặc phụ trợ với các giao dịch trong kinh doanh, trao đổi và đối thoại cùng chia sẻ các cơ sở hạ tầng chuyên môn, thị trường lao động và dịch vụ và cùng có chung cơ hội và thách thức. Định nghĩa này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giao tiếp xã hội, luồng thông tin và hợp tác giữa các doanh nghiệp. Rosenfeld cũng mở rộng mối liên hệ với các công ty cung cấp dịch vụ phụ trợ, bao gồm cả nhà cung cấp tư vấn, giáo dục, đào tạo, các tổ chức tài chính, hiệp hội chun mơn và cơ quan chính phủ.

Theo Krugman (1991) thì nguồn gốc hình thành cụm ngành phần nhiều là do lợi thế kinh tế nhờ quy mô hơn là do lợi thế so sánh. Krugman còn cho rằng việc hình thành các cụm ngành có tính ngẫu nhiên, đồng thời nhờ sự mở rộng quy mô kinh tế một cách bền vững.

Khái niệm về CNCN được UNIDO cụ thể hoá như sau: “CNCN là một khu vực tập trung các doanh nghiệp (DN), cụ thể là các DN vừa và nhỏ (DNVVN) cùng ngành, theo cùng một khu vực địa lý, cùng sản xuất và bán các loại hàng hoá phụ trợ hay có liên quan với nhau và do đó gặp các khó khăn và thuận lợi tương tự.” Định nghĩa của UNIDO lại nhấn mạnh đến sự tập trung về mặt địa lý cuả các DN cùng ngành để thuận lợi hơn trong việc hỗ trợ lẫn nhau.

Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau về cụm ngành nhưng với mục đích của nghiên cứu này và để đảm bảo sự nhất quán, tác giả sử dụng khái niệm cụm ngành của Porter (1990,1998, 2008) như sau:

Cụm ngành là “sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà

cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng như của các cơng ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ như các trường đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thương mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau”.

1. Sự tập trung về địa lý của những công ty hay thể chế có liên quan .Việc nhấn mạnh vào vai trò của sự tập trung này trong lý thuyết cụm ngành đem lại nhiều hiểu biết sâu sắc về bản chất của cạnh tranh và về vai trị của của vị trí đối với lợi thế so sánh. Dù cụm ngành là “hệ thống mở” (nghĩa là tướng tác với các tác nhân kinh tế ở những khu vực khác nhau), nhưng có khả năng – và nên cần để hướng đế những hành động chính sách – xác định ranh giới địa lý chính xác (nghĩa là cụm ngành nên ở quanh một hoặc hơn một thành phố hoặc tỉnh).

2. Tính “liên kết” và “liên quan”. Cụm ngành khơng phải là một tập hợp rời rạc của một nhóm cơng ty bất kỳ mà nó được gắn kết bởi sự tương hỗ và được cộng hưởng bởi tác động lan tỏa tích cực. Nói cách khác, có thể coi cụm ngành là một “tổng thể” gồm các công ty và chúng liên kết với nhau bằng một loạt những tương tác chính thức hoặc phi chính thức.

3. Hợp tác và cạnh tranh giữa các tác nhân trong CNCN. Các công ty hoạt động trong một hoặc một vài ngành liên quan và có thể quan sát thấy cả áp lực cạnh tranh mạnh mẽ (ví dụ như giữa các nhà cung cấp dịch vụ hoặc các công ty cùng phục vụ thị trường cuối cùng) và hợp tác để chia sẻ chi phí, giảm sự thiếu hụt, tạo nên tri thức mới và truyền bá tri thức cũng như những thông lệ tốt trong chuỗi sản xuất.

Như vậy, khái niệm cụm ngành đem đến một cách tiếp cận mới về NLCT, và qua đó, một phương thức tư duy mới về cách thức phối hợp, xây dựng, và nâng cao NLCT của một nền kinh tế (quốc gia, khu vực hay địa phương) thông qua việc gia tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, kích thích và thúc đẩy đổi mới, và tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời các doanh nghiệp mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)