Công tác quản lý hoạt động du lịch của Tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

3.2. Các điều kiện về nhân tố đầu vào

3.2.11. Công tác quản lý hoạt động du lịch của Tỉnh

Trong giai đoạn 2005-2015, bộ máy quản lý nhà nước về du lịch từng bước được củng cố và tăng cường, Sở VHTT&DL là cơ quan chuyên môn trực thuộc Uỷ ban Nhân dân tỉnh làm chức năng tham mưu và được uỷ quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đã thực hiện được chức năng và nhiệm vụ của mình.

- Triển khai, thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh về phát triển du lịch như Luật du lịch, các nghị định triển khai luật du lịch…

- Xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Quản lý trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch.

- Quản lý công tác đầu tư phát triển du lịch, các dự án về sản phẩm du lịch, về cơ sở hạ tầng nhằm góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, chất lượng cơ sở hạ tầng, tăng cường thu hút khách du lịch.

- Tổ chức quản lý các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; tổ chức các lớp tập huấn cho các nhân viên quản lý ngành. Nghiên cứu áp dụng các ứng dụng của khoa học và công nghệ hiện đại vào phát triển du lịch.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động kinh doanh du lịch, từng bước đưa hoạt động du lịch vào nề nếp.

- Quản lý trong công tác liên kết, phối hợp liên ngành, liên tỉnh, trong công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch tỉnh…

Nhìn chung, cơng tác quản lý nhà nước về du lịch ở Bình Định luôn được chú trọng và đạt được nhiều thành tựu, hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch được nâng cao. Sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong phát triển du lịch được tăng cường. Cơng tác cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, việc hướng dẫn, đăng ký đầu tư cấp phép kinh doanh thực hiện theo cơ chế “Một cửa” liên thông, nhanh, gọn và hiệu quả. Các cấp, các ngành và các địa phương đã có sự chuyển biến tích cức trong vấn đề nhận thức về vai trò, ý nghĩa và trách nhiệm về phát triển du lịch. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về du lịch vẫn còn một số hạn chế, yếu kém, làm giảm hiệu lực quản lý đó là: bộ máy quản lý từ tỉnh đến huyện, thị và các khu du lịch chưa được kiện toàn một cách đồng bộ, chất lượng cán bộ quản lý chưa cao, hiệu quả tham mưu cho Đảng bộ và chính quyền địa phương các cấp về phát triển du lịch còn hạn chế, sự phối hợp giữa các ngành và xử lý các vi phạm trong quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch chưa tốt v.v…

Sự phối kết hợp giữa các ngành và các địa phương được tăng cường hơn nhưng chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên. Trong vấn đề quản lý các điểm du lịch, Sở du lịch chưa phối hợp có hiệu quả với chính quyền địa phương nơi có tài nguyên du lịch trong việc bảo vệ mơi trường cảnh quan. Cần có giải pháp hữu hiệu hơn giữa sự đầu tư phát triển du lịch trong mối liên hệ liên ngành, đặc biệt với ngành văn hóa – thơng tin, giao thơng cơng chính, tài chính, vận tải biển...

Tốc độ phát triển của du lịch ngày càng tăng nhanh và đa dạng nhưng bộ máy quản lý nhà nước về du lịch chưa đáp ứng và theo kịp xu thế phát triển. Các tổ chức kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng... đặc biệt là các hộ cá thể kinh doanh

dịch vụ du lịch) hình thành theo hướng tự phát là chủ yếu nên dẫn đến tình trạng lộn xộn, gây nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)