Cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho du lịch Bình Định giai đoạn 2010-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 42)

Đơn vị: %

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng

Vốn ngân sách nhà

nước 36,22 36,22 44,19 15,42 15,28

Vốn cá nhân, doanh

nghiệp tư nhân 46,42 48,19 45,12 56,88 57,43

Đầu tư nước ngoài 17,36 15,59 10,69 27,70 27,29

Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Nguồn : Sở Kế hoạch & đầu tư Bình Định

Trong giai đoạn 2011-2015, theo bảng 3.2 ta thấy vốn ngân sách nhà nước có xu hướng giảm mạnh từ 36,22% xuống còn 15,28%. Tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực cá nhân và doanh nghiệp tư nhân có xu hướng tăng từ 46,42% năm 2011 đến 57,43% năm 2015, mặc dù năm 2013 tỷ trọng nguồn vốn này có giảm tuy nhiên không đáng kể. Trong 5 năm tỷ trọng vốn FDI tăng gần 10 điểm phần trăm (17,36% so với 27,29%). Điều này cho thấy cơ cấu vốn đầu tư chuyển dịch theo hướng tích cực giảm tỷ trọng vốn ngân sách nhà nước và tăng tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực cá nhân, doanh nghiệp tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài; trong đó, vốn đầu tư của khu vực cá nhân và doanh nghiệp tư nhân luôn chiếm tỷ trọng cao trung bình xấp xỉ 50%; phù hợp với định hướng phát triển của cả nước. Điều này cho thấy nguồn vốn đầu tư du lịch đã xuất phát khách quan từ phía cầu của thị trường và như vậy các nhà đầu tư đã dự báo các cơ hội tiềm năng của du lịch tỉnh Bình Định.

Theo bảng 3.3 ta thấy hoạt động đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật du lịch chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong tổng vốn đầu tư trên 50% và đang có xu hướng giảm nhẹ trong giai đoạn 2011-2015. Tiếp đến là đầu tư tôn tạo tài nguyên thiên nhiên và xây dựng các sản phẩm du lịch; các hạng mục này đang ngày càng được chú trọng thể hiện qua việc tăng tỷ trọng trong tổng vốn đâu tư qua các năm. Đầu tư nguồn nhân lực và đầu tư quảng bá, xúc tiến du lịch là thấp nhất (trung

bình gần 2%). Điều này cho thấy tỉnh ln quan tâm đến vấn đề phân bổ vốn đầu tư để phát triển du lịch, tuy nhiên cần quan tâm hơn nữa vào đầu tư phát triển nguồn nhân lực và đầu tư quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương để đảm bảo được chất lượng du lịch tốt làm hài lòng du khách; đây là một điểm yếu của du lịch tỉnh cần phải khắc phục.

Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 51 dự án trọng điểm đầu tư phát triển du lịch để phát triển sản phẩm du lịch với vốn đăng ký xấp xỉ 30.000 tỷ đồng, Trong số 51 dự án trọng điểm phát triển du lịch có 6 dự án triển khai tốt; 22 dự án chậm so với kế hoạch 6 dự án quá chậm bị đề xuất thu hồi, 6 dự án đã bị thu hối chủ trương đầu tư và xuất hiện 17 dự án mới. Điều này cho thấy có nhiều dự án khơng triển khai hoặc tiến độ triển khai các dự án du lịch còn chậm, thiếu hiệu quả. Vấn đề giải ngân vốn còn hạn chế, đến nay chỉ thực hiện được 30%.

Bảng 3.3: Phân bổ vốn đầu tư theo nội dung đầu tư phát triển du lịch giai đoạn 2011-2015

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số vốn (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Hạ tầng du lịch 991,0 69,1 998,4 60,6 1.151,6 58,1 1.380,0 55,3 1.405,6 53,9

Tôn tạo tài nguyên thiên nhiên

206,5 14,4 308,1 18,7 382,5 19,3 499,1 20,0 545,0 20,9

Xây dựng sản phẩm đặc thù 186,4 13,0 283,4 17,2 372,6 18,8 516,5 20,7 547,6 21,0

Nguồn nhân lực 21,5 1,5 28,0 1,7 37,7 1,9 52,4 2,1 57,4 2,2

Quảng bá, xúc tiến du lịch 28,7 2,0 29,7 1,8 37,7 1,9 47,4 1,9 52,2 2,0

Vốn đầu tư cho du lịch 1.434,1 100 1.647,6 100 1.982,1 100 2.495,4 100 2.607,8 100

3.2.2. Nguồn nhân lực

Số lao động làm việc trong ngành du lịch tỉnh Bình Định ngày càng đơng. Năm 2011, tồn tỉnh có 2.800 lao động hoạt động trong ngành du lịch thì đến năm 2015 con số này đã tăng lên tới 4.457 lao động. Đặc biệt trong ba năm cuối 2013- 2015, nguồn nhân lực tăng mạnh lên đến hơn 4000 người; nguyên nhân là do trong giai đoạn này ngành du lịch được tỉnh xác định đầu tư phát triển trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có vai trị quan trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch

vụ - du lịch, công nghiệp xây dựng và nông, lâm, thủy sản, đã được xác định tại

các kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XV, XVI và XVII, do đó lao động cũng có sự chuyển dịch theo. Đây là một trong những dấu hiệu cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của ngành du lịch theo tiềm năng sẵn có.

Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng lao động giữa các năm không ổn định. Năm 2012 là cao nhất 35,71% và thấp nhất là năm 2014 chỉ tăng trưởng 4,81%. Tốc độ tăng trưởng bình quân về lao động trong ngành du lịch giai đoạn 2011-2015 tương đối cao là 13,025%. (Bảng 3.4) Bảng 3.4: Số lao động trong ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2011-2015 Năm 2011 2012 2013 2014 2015 Số lao động (Người) 2.800 3.800 4.050 4.245 4.457 Tốc độ tăng trưởng (%) 35,71 6,58 4,81 5 Nguồn: Sở VHTT&DL Bình Định

Tỷ trọng lao động có trình độ cao từ đại học trở lên trong tổng số lao động ngành thấp trung bình 22% và hầu như không thay đổi qua các năm. Giai đoạn 2011-2012 lao động có trình độ Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp tăng 4 điểm phần trăm nhưng 3 năm sau đó, tỷ lệ này hầu như khơng thay đổi, trung bình chiếm 48%. Tỷ lệ đào tạo kém chất lượng và chưa qua đào tạo vẫn còn chiếm một tỷ lệ khá, trung bình trên 10% nhưng đang có xu hướng giảm, đây là dấu hiệu đáng mừng cho nguồn lao động du lịch tỉnh, nguyên nhân là do ngành du lịch tỉnh

Bình Định đã quan tâm hơn tới công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Bảng 3.5: Trình độ lao động ngành du lịch tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2015.

Đơn vị: %

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015

Lao động trong du lịch 100 100 100 100 100

Đại học và sau đại học 22,0 22,0 23,0 22 21

Cao đẳng và trung học 44,3 48,4 48,2 47,1 48

Sơ cấp và bồi dưỡng 18,3 17,7 17,3 20,7 21,4

Chưa qua đào tạo 15,4 11,9 11,5 10,2 9,6

Nguồn: Sở VHTT&DL Bình Định

Nguồn nhân lực và chất lượng đào tạo nhân lực được xem là yếu tố then chốt quyết định NLCT của quốc gia nói chung và địa phương nói riêng. Trong tổng số 9 chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo của PCI năm 2015 thì có 6 chỉ tiêu của Bình Định đều cao hơn so với mức trung bình của cả nước, chỉ có 3 chỉ tiêu thấp hơn mức trung bình của cả nước tỷ lệ lao động tốt nghiệp TCCN, CĐ, đào tạo nghề (% tổng lực lượng lao động), tỷ lệ tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động và tỷ lệ tổng chi phí kinh doanh dành cho tuyển dụng lao động (Hình 3.1)

Đơn vị: %

Hình 3.1: Đánh giá đào tạo nhân lực Bình Định so với các địa phương lân cận năm 2015

Theo hình 3.1 ta thấy, giáo dục phổ thơng (65,77%) và mức độ hài lòng của doanh nghiệp với chất lượng lao động (98,23%) của Bình Định cao hơn so với hai tỉnh được chọn và cao hơn cả mức trung bình cả nước. Con số này phản ánh doanh nghiệp ở Bình Định khơng địi hỏi người lao động kỹ năng cao, hàng năm họ chỉ dành ra gần 4% tổng chi phí kinh doanh để đào tạo lao động. Tỷ lệ người lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề/số lao động chưa qua đào tạo và tỷ lệ lao động tốt nghiệp TCCN, CĐ, đào tạo nghề trên tổng lực lượng lao động lần lượt là 4,94% và 5,56% thấp hơn so với hai tỉnh được chọn. Nhìn chung chất lượng nhân lực của Bình Định tương đối thấp. Đối với hoạt động du lịch của tỉnh, chất lượng nguồn nhân lực vẫn cịn thấp, chưa đồng đều, trình độ chun mơn nghiệp vụ, ngoại ngữ (hướng dẫn viên, thuyết minh viên, quản lý doanh nghiệp,…) chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của ngành du lịch. Số lao động có trình độ qua đào tạo chun ngành du lịch cịn ít và nhất là lao động có tay nghề còn thiếu và yếu. Trong khi dư thừa lao động lớn tuổi và chưa qua đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ (chiếm trên 30%) nhưng lại thiếu đội ngũ quản lý có kinh nghiệm. Trong khi đó, tỉnh lân cận là Khánh Hòa lại gặt hái được khá nhiều thành công trong phát triển lao động lành nghề trong ngành du lịch bằng chương trình đào tạo trong nước và nước ngoài, cùng với những thành cơng của tỉnh Khánh Hịa trong việc lồng ghép giới thiệu văn hóa du lịch vào chương trình đào tạo các mơn học khoa học xã hội trong nhà trường.

3.2.3. Hệ thống cung cấp tri thức đào tạo nhân lực du lịch Bình Định

Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 2 trường Đại học (Đại học Quy Nhơn, Đại học Quang Trung), 5 trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp (Cao đẳng Bình Định, Cao đẳng y tế Bình Định, Cao đẳng Nghề Quy Nhơn, Trung cấp văn hóa nghệ thuật Bình Định và Trung cấp kinh tế - kỹ thuật Bình Định; và 2 trung tâm lớn: Trung tâm dạy nghề du lịch Bình Định, trung tâm thơng tin xúc tiến Du lịch Bình Định . Ngồi các trường đào tạo Đại học, Cao đẳng Trung cấp chuyên nghiệp thuộc tỉnh quản lý, trên địa bàn tỉnh cịn có các cơ sở đào tạo khác liên kết như: Trường chính trị Bình Định, trường năng khiếu thể thao, trường kỹ thuật quốc phịng ơ tơ qn khu 5…

Hệ thống các trường trung tâm dạy nghề bao gồm 2 trường Cao đẳng nghề, 2 Trung cấp nghề và 11 Trung tâm dạy nghề trên tồn tỉnh. Trong đó có 5 cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch như: Trường Cao đẳng Bình Định, Trường Cao đẳng Nghề Quy Nhơn, Trung tâm dạy nghề Du lịch và Xuất khẩu lao động Bình Định, Trung tâm dạy nghề du lịch Bình Định, Trung tâm thơng tin xúc tiến du lịch Bình Định kết hơp với các trường Cao đẳng thương mại Đà Nẵng. Các cơ sở này đào tạo hướng dẫn viên du lịch, đào tạo nghiệp vụ marketing cho doanh nghiệp du lịch, đào tạo quản lý cho khách sạn nhà hàng, bồi dưỡng kỹ thuật phục vụ buồng, bàn - bar cho đội ngũ nhân viên các khách sạn trên địa bàn tỉnh, bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho người điều khiển phương tiện và nhân viên phục vụ trên phương tiện ô tô, tàu thủy nội bộ…Ngoài ra các trung tâm này cịn phối hợp với cơng ty du lịch tổ chức huấn luyện nâng cao tay nghề cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch trong tỉnh. Qua đó, đội ngũ lao động ngành du lịch của tỉnh từng bước nâng cao về chun mơn, hồn thiện về nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch ngày càng cao.

Tuy mạng lưới cơ sở đào tạo của tỉnh với nghiệp vụ du lịch tương đối nhiều nhưng chất lượng các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch vẫn chưa cao, chương trình đào tạo của các trường còn nặng về lý thuyết, xa rời thực tế, không đáp ứng nhu cầu. Trong q trình học tập, học sinh ít có cơ hội được cọ xát thực tế, vì vậy sau khi tốt nghiệp ra trường hầu hết các bạn đều rất lúng túng với công việc. Do đó, các cơ sở lữ hành, các khách sạn trên địa bàn tỉnh hàng năm vẫn gửi nhân viên của mình đi đào tạo lại tại các cơ sở uy tín tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; hầu hết các vị trí như hướng dẫn viên, bếp trưởng, lễ tân… khi được nhận vào làm việc đều được các cơ sở cho đi đào tạo thêm chuyên môn… gây hao tổn kinh phí và thời gian cho các đơn vị, doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn tỉnh. Đây là những hạn chế, yếu kém trong công tác phát triển nguồn nhân lực du lịch tỉnh Bình Định cần phải khắc phục trong giai đoạn phát triển mới.

3.2.4. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cụm ngành du lịch Bình Định

Hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ, thủy bộ, hàng khơng và đường sắt của Bình Định khơng chỉ kết nối các tỉnh, các địa phương lân cận mà còn là cầu nối

với các quốc gia khác trong khu vực thuận lợi cho việc giao lưu phát triển du lịch của tỉnh. Cụ thể:

+ Bình Định có hệ thống giao thơng đường bộ phân bố khá đều và hợp lý trên địa bàn tỉnh, tạo được sự liên kết giữa các tỉnh lận cận và các huyện, thị xã trong tỉnh thông qua 3 tuyến Quốc lộ 1A, 1D và 19, bên cạnh đó hệ thống đường đơ thị địa phương được đầu tư đồng bộ bảo đảm được yêu cầu giao thông đi lại của người dân.

+ Ngồi ra, Bình Định cịn có sân bay Phù Cát đật cấp 4C theo phân cấp của ICAO, đang được cải tạo, nâng cấp với nhà ga hành khách có diện tích rộng 3000m2, phục vụ 300 khách/giờ cao điểm. Hiện có 3 hãng hàng khơng nội địa hoạt động khai thác các đường bay đến Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. tuyến đường sắt Bắc – Nam qua Bình Định.

+ Về đường sắt: Bình Định có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua có chiều dài 148km gồm 11 ga với ga chính là ga Diêu Trì là đầu mối của tất cả các loại tàu lưu thông trên tuyến đường sắt. Đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch 5 sao từ thành phố Hồ Chí Minh đến Quy Nhơn và ngược lại...góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách đến với tỉnh. Cùng với đó là hệ thống 2 cảng biển: Cảng Quy Nhơn, cảng Thị Nại. Trong đó, Cảng quốc tế Quy Nhơn đủ khả năng để đón các tàu khách cỡ lớn. Tuy nhiên, tỉnh vẫn chưa khai thác được lợi thế này.

Qua các phân tích trên ta thấy được cơ sở hạ tầng của Bình Định đã có nhiều cải thiện tích cực, nhờ sự quan tâm đầu tư của tỉnh. Tuy nhiên, so với các địa phương khác trong khu vực, hạ tầng du lịch Bình Định vẫn cịn nhiều hạn chế và yếu kém. Về đường hàng không, chưa khai thác được hết các chuyến bay, chỉ có 1 chuyến/ngày tuyến Hà Nội – Quy Nhơn, trong khi đó, Hà Nội - Đà Nẵng 8 chuyến/ngày và Hà Nội – Nha Trang là 3 chuyến/ngày. Về đường biển, Cảng Quy Nhơn hiện khơng đủ năng lực đón tiếp các tàu du lịch biển quốc tế, trong khi các địa phương như Nha Trang, Đà Nẵng đã tiếp đón nhiều tàu du lịch quốc tế. Về đường bộ, nhìn chung chất lượng của các hệ thống đường giao thơng cịn thấp;

nhiều tuyến đường đã xuống cấp, gây khó khăn trong đi lại. Nổi cộm lên vấn đề trưng dụng lòng đường để phục vụ cho mục đích cá nhân gây mất mỹ quan tại các khu du lịch. Nhiều điểm tham quan du lịch bị xuống cấp, chưa được tu bổ thường xuyên, cơ sở hạ tầng không đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển du lịch.

3.2.5. Đánh giá cầu thị trường du lịch Bình Định

Giai đoạn 2011-2015, số lượt khách du lịch đến Bình Định và số ngày khách lưu trú liên tục tăng lên, trong đó số lượt khách du lịch đến Bình Định nói chung đều cao hơn so với mục tiêu, kế hoạch đặt ra. Số lượt khách du lịch đến Bình Định năm 2015 trên 2,6 triệu lượt khách (vượt mục tiêu đề ra là 2,5 triệu người) cao nhất trong giai đoạn 2011-2015. Trong đó, loại hình du lịch biển đảo thu hút nhiều du khách nhất. Số lượng khách du lịch biển Bình Định tăng khá nhanh từ 1.057.150 lượt khách năm 2011 lên tới khoảng 2.342.800 lượt khách năm 2015. Tuy nhiên, khách nội địa vẫn chiếm tỷ trọng lớn trên 92,1% tổng lượt khách, phản ánh nguồn khách du lịch nội địa vẫn sẽ là nguồn khách chủ yếu đến Bình Định trong thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)