3.2. Các điều kiện về nhân tố đầu vào
3.2.9. Hệ thống sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch Bình Định ngày càng đa dạng hóa và chất lượng hơn, trong đó nổi bật là các sản phẩm gắn với biển, đảo. Trong dòng sản phẩm du lịch biển, đảo, chủ yếu phát triển các sản phẩm nghỉ dưỡng biển, tắm biển và sinh thái biển (Ghềnh Ráng, Phong Điện, Trung Lương, Tân Thanh, hịn Khơ, cù lao Xanh...).
Ngoài du lịch biển, các sản phẩm du lịch văn hóa như tham quan di tích lịch sử văn hóa, bản sắc dân tộc cũng có những dấu ấn riêng nhờ những nổi bật của hệ thống tài nguyên gắn với các danh nhân, với lịch sử chiến tranh của dân tộc trên địa bàn và với bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số...
Du lịch gắn với sự kiện (MICE) cũng là sản phẩm đang được quan tâm của ngành du lịch Bình Định và tạo dấu ấn riêng. Thành phố Quy Nhơn ngày càng chứng tỏ vị trí thích hợp tổ chức các sự kiện quan trọng như hội nghị, hội thảo, hội chợ, thể thao; Bảo tàng Quang Trung trở thành điểm du lịch lễ hội ngày càng thu hút khách (Hội Đống Đa - Tây Sơn, hội thao võ cổ truyền Bình Định...).
Du lịch tham quan làng nghề cũng đã được hình thành tại các làng nghề như rượu Bàu Đá (An Nhơn), gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu, thảm xơ dừa Tam Quan... gắn việc tham quan, tìm hiểu với mua bán hàng lưu niệm.
Bên cạnh việc phát triển sản phẩm, hệ thống các dịch vụ đi kèm gồm ăn uống và mua bán các sản vật tự nhiên như đặc sản biển, nem chợ huyện, bánh ít lá gai, rượu Bàu Đá...đã góp phần làm hấp dẫn thêm các chương trình du lịch.
Tuy nhiên, sản phẩm du lịch cịn nghèo, chưa có được sản phẩm du lịch đặc trưng, có sức cạnh tranh cao và tạo dấu ấn cho du lịch Bình Định. Các điểm du lịch hiện tại của tỉnh cịn nhỏ, lẻ và rời rạc, khơng được đầu tư phát triển , khơng có dịch
vụ rõ ràng, thiếu tính liên kết với cả trong và ngồi tỉnh. Các sản phẩm về văn hóa thời gian qua vẫn chưa phát huy, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế để xây dựng thành những sản phẩm du lịch mang dấu ấn văn hóa Bình Định mặc dù tỉnh đã triển khai hoạt động hoạt động nhưng vẫn cịn khó khăn, chưa hiệu quả. Trong khi đó, cũng cùng có các mặt sản phẩm du lịch giống nhau nhưng Nha Trang-Khánh Hòa đã tập trung phát triển các loại hình, sản phẩm du lịch chất lượng cao, mang nét đặc trưng của địa phương, phù hợp với thị hiếu, nhu cầu của khách du lịch và phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương. Các điểm, các sản phẩm du lịch hoạt động gắn kết với nhau qua các tour du lịch thú vị và hình thành một khu quy mơ như: tour du lịch 4 đảo Hòn Mun-Hòn Một-Bãi Tranh-Hòn Miễu , khu du lịch Hòn Lao-Đảo Khỉ là khu du lịch kết hợp giữa du lịch biển đảo (du ngoạn trên đảo Robinson, đầm Nha Phu, lặn biển Hịn Lao) cùng chương trình lễ hội khỉ, khu du lịch YangBay kết hợp du lịch sinh thái, tắm khống thảo dược và tham gia các chương trình lễ hội của người dân bản địa…Ngồi ra, Khánh Hịa cịn hướng đến phát triển ngâm tắm bùn khống nóng thành sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh kết hợp sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng và kết hợp trị bệnh. Bên cạnh đó, Khánh Hịa cịn đầu tư mở rộng quy mơ, nâng cao chất lượng các khu chợ đêm với các món ăn truyền thống, đặc sản Khánh Hịa mà điều này Bình Định vẫn chưa làm được mặc dù tỉnh có rất nhiều đặc sản địa phương. Phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng kết hợp chơi golf tại các khu du lịch Vinpearlland và Diamond Bay; phát triển các hoạt động văn hóa dân gian, lễ hội đưa vào phục vụ du lịch, đặc biệt Festival biển được tổ chức hai năm một lần đã trở thành thương hiệu đặc trưng của du lịch Khánh Hòa, trở thành điểm hẹn của du khách trong và ngoài nước.