Mơ hình kim cương đánh giá năng lực cạnh tranh ngành của M.Porter

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 32 - 37)

M.Porter

Lý thuyết về năng lực cạnh tranh do M.Porter được xây dựng dựa trên cơ sở lập luận rằng năng lực cạnh tranh của một địa phương được thể hiện tập trung ở khả năng sáng tạo và đổi mới của địa phương đó. Theo lý thuyết này, Porter (2008) cho rằng chất lượng của môi trường kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát tạo thành bốn góc của một hình thoi và được gọi là mơ hình Kim cương Porter (hình 2.2)

Hình 2.2. Mơ hình kim cương của M. Porter

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011) Các đặc tính đó bao gồm:

i) Các điều kiện nhân tố đầu vào: có thể là cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, nguồn nhânlực, nguồn tài sản vật chất, và nguồn kiến thức. Các địa phương đều có những yếu tố này nhưng sự phối hợp của các nhân tố đó lại rất khác nhau và lợi thế cạnh tranh từ các nhân tố này phụ thuộc vào việc chúng được triển khai và hiệu quả hay không.

ii) Các điều kiện nhu cầu: Nhu cầu thị trường ảnh hưởng tới quy mô và tăng trưởng thị trường đồng thời liên quan đến cả tính chất khách hàng. Nhìn chung, mơi trường kinh doanh lành mạnh sẽ có mức cầu cao từ các nhóm khách hàng địa phương phức tạp, do đó buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao hơn mới có khả năng thành cơng.

Vai trị của chính quyền địa phương Những ngành cơng nghiệp phụ trợ và có liên quan Những điều kiện nhân tố sản xuất (đầu vào)

Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp Những điều kiện nhu cầu

iii) Các ngành cơng nghiệp phụ trợ và liên quan: Để có được sự thành cơng của mơi trường kinh doanh vi mơ cần có được số lượng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phương và thay vì từng ngành cơng nghiệp riêng lẻ cần có các cụm ngành.

iv) Chiến lược, cơ cấu và sự cạnh tranh của doanh nghiệp: các quy định, quy tắc, cơ chế khuyến khích và áp lực chi phối loại hình, mức độ cạnh tranh địa phương tạo ra những ảnh hưởng lớn tới chính sách thúc đẩy năng suất.

Cần lưu ý rằng, một số nhân tố như nhân lực, kiến thức và vốn có thể di chuyển giữa các địa phương, cho nên việc có sẵn các nhân tố này ở mỗi địa phương không phải là một lợi thế cố hữu, bất di bất dịch. Hơn nữa, nguồn dự trữ các nhân tố đầu vào mà một địa phương có được ở một thời điểm cụ thể khơng quan trọng bằng tốc độ và tính hiệu quả mà địa phương đó tạo ra cũng như việc nâng cấp và sử dụng các nhân tố này trong những ngành cụ thể (Porter, 2008). Chính vì vậy, ngồi bốn đặc tính kể trên thì cần phải nhấn mạnh đến vai trị của chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, trong việc định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng đến việc cải thiện năng suất.

Trong bốn góc của mơ hình Kim cương, nhân tố ngành cơng nghiệp phụ trợ và liên quan hay còn gọi là cụm ngành là nhân tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng môi trường kinh doanh, và là tác nhân kích thích mạnh mẽ cho việc tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh. Việc nhìn một nhóm các cơng ty và tổ chức như một cụm ngành sẽ tạo ra một diễn đàn mang tính xây dựng và hiệu quả để các cơng ty liên quan, các nhà cung ứng, chính phủ và những tổ chức quan trọng khác đối thoại với nhau. Cụm ngành tạo thành một mặt của hình thoi lợi thế cạnh tranh nhưng đúng nhất chúng phải được xem như thể hiện các mối tương tác giữa bốn mặt với nhau (Porter, 2008). Cụm ngành tác động lên cạnh tranh theo ba cách khái quát:

- Tăng năng suất của các doanh nghiệp hay ngành trong đó;

- Tăng năng lực đổi mới của các doanh nghiệp và qua đó làm tăng năng suất; - Thúc đẩy việc hình thành các doanh nghiệp mới nhằm hỗ trợ sự đổi mới và mở rộng cụm ngành (Porter, 2008).

Hiện nay, mơ hình kim cương của Porter là một trong những mơ hình được sử dụng nhiều nhất khi phân tích về cụm ngành. Mặc dù mơ hình này có hạn chế là khơng đề cập đến khía cạnh khơng gian trong phân tích cụm ngành, song nó vẫn là một khung phân tích hữu ích, được áp dụng khá phổ biến trong các phân tích về cụm ngành, đặc biệt là để nhận ra các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT của địa phương và của ngành hay để phân tích mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố cạnh tranh, từ đó xây dựng chiến lược phát triển cụm ngành nói riêng và kinh tế nói chung.

2.4. Các nhân tố/tiêu chí quan sát năng lực cạnh tranh trong mơ hình M.Porter áp dụng cho Bình Định.

2.5.

Hình 2.3: Mơ hình phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Bình Định mơ phỏng theo Porter (2008)

Chính sách và chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Định

Vai trị của chính quyền địa phương

- Mơi trường nội địa khuyến khích các dạng đầu tư và nâng cấp bền vững.

- Cạnh tranh quyết liệt giữa các cơng ty du lịch tỉnh Bình Định Những ngành cơng nghệ phụ trợ và có liên quan Những điều kiện nhân tố sản xuất (đầu vào) Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh Những điều kiện nhu cầu

+ Nguồn tài nguyên du lịch

+ Nguồn vốn + Nguồn nhân lực + Cơ sở hạ tầng + Nguồn kiến thức

+ Các thể chế hỗ trợ: cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống giáo dục đào tạo, các tổ chức tài trợ quốc tế.

+ Các ngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan: DV lữ hành, DV ăn uống, dv lưu trú, cơ sở hạ tầng,…

+ Số lượng khách trong và ngoài nước + Các kênh tiếp cận thông tin du lịch của khách + Các điểm đến của khách du lịch tại tỉnh Bình Định + Tổng quan PCI + Thực trạng cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Bình Định

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH THU HÚT DU LỊCH CỦA TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chương này tác giả tiến hành phân tích năng lực cạnh tranh thu hút du lịch tỉnh Bình Định thơng qua phân tích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Bình Định với các địa phương lân cận trên 3 phương diện: (i) tài nguyên phát triển du lịch tỉnh gồm: phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên và điều kiện lịch sử văn hóa; (ii) các điều kiện về nhân tố đầu vào gồm: nguồn vốn, nguồn nhân lực, hệ thống cung cấp tri thức đào tạo nhân lực du lịch, cơ sở hạ tầng hỗ trợ cụm ngành du lịch, đánh giá cầu thị trường du lịch Bình Định, đánh giá doanh thu các loại hình dịch vụ du lịch tỉnh Bình Định, cơ sở lưu trú, số doanh nghiệp lữ hành, hệ thống sản phẩm du lịch, xúc tiến quảng bá du lịch, công tác quản lý hoạt động du lịch của tỉnh; (iii) phân tích bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh ngành du lịch tỉnh gồm: phân tích năng lực cạnh tranh Bình Định so với các địa phương khác thơng qua chỉ số PCI và liên kết vùng trong tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)