Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cụm ngành du lịch Bình Định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

3.2. Các điều kiện về nhân tố đầu vào

3.2.4. Cơ sở hạ tầng hỗ trợ cụm ngành du lịch Bình Định

Hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ, thủy bộ, hàng khơng và đường sắt của Bình Định khơng chỉ kết nối các tỉnh, các địa phương lân cận mà còn là cầu nối

với các quốc gia khác trong khu vực thuận lợi cho việc giao lưu phát triển du lịch của tỉnh. Cụ thể:

+ Bình Định có hệ thống giao thơng đường bộ phân bố khá đều và hợp lý trên địa bàn tỉnh, tạo được sự liên kết giữa các tỉnh lận cận và các huyện, thị xã trong tỉnh thông qua 3 tuyến Quốc lộ 1A, 1D và 19, bên cạnh đó hệ thống đường đơ thị địa phương được đầu tư đồng bộ bảo đảm được yêu cầu giao thông đi lại của người dân.

+ Ngồi ra, Bình Định cịn có sân bay Phù Cát đật cấp 4C theo phân cấp của ICAO, đang được cải tạo, nâng cấp với nhà ga hành khách có diện tích rộng 3000m2, phục vụ 300 khách/giờ cao điểm. Hiện có 3 hãng hàng khơng nội địa hoạt động khai thác các đường bay đến Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. tuyến đường sắt Bắc – Nam qua Bình Định.

+ Về đường sắt: Bình Định có tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua có chiều dài 148km gồm 11 ga với ga chính là ga Diêu Trì là đầu mối của tất cả các loại tàu lưu thông trên tuyến đường sắt. Đưa vào khai thác đoàn tàu du lịch 5 sao từ thành phố Hồ Chí Minh đến Quy Nhơn và ngược lại...góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại của du khách đến với tỉnh. Cùng với đó là hệ thống 2 cảng biển: Cảng Quy Nhơn, cảng Thị Nại. Trong đó, Cảng quốc tế Quy Nhơn đủ khả năng để đón các tàu khách cỡ lớn. Tuy nhiên, tỉnh vẫn chưa khai thác được lợi thế này.

Qua các phân tích trên ta thấy được cơ sở hạ tầng của Bình Định đã có nhiều cải thiện tích cực, nhờ sự quan tâm đầu tư của tỉnh. Tuy nhiên, so với các địa phương khác trong khu vực, hạ tầng du lịch Bình Định vẫn cịn nhiều hạn chế và yếu kém. Về đường hàng không, chưa khai thác được hết các chuyến bay, chỉ có 1 chuyến/ngày tuyến Hà Nội – Quy Nhơn, trong khi đó, Hà Nội - Đà Nẵng 8 chuyến/ngày và Hà Nội – Nha Trang là 3 chuyến/ngày. Về đường biển, Cảng Quy Nhơn hiện không đủ năng lực đón tiếp các tàu du lịch biển quốc tế, trong khi các địa phương như Nha Trang, Đà Nẵng đã tiếp đón nhiều tàu du lịch quốc tế. Về đường bộ, nhìn chung chất lượng của các hệ thống đường giao thơng cịn thấp;

nhiều tuyến đường đã xuống cấp, gây khó khăn trong đi lại. Nổi cộm lên vấn đề trưng dụng lòng đường để phục vụ cho mục đích cá nhân gây mất mỹ quan tại các khu du lịch. Nhiều điểm tham quan du lịch bị xuống cấp, chưa được tu bổ thường xuyên, cơ sở hạ tầng không đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh bình định (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)