Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 62 - 67)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING NGÂN HÀNG

2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động Marketing của Ngân hàng

2.3.1. Ưu điểm

- Về sản phẩm: Sản phẩm khá đa dạng, dịch vụ ngân hàng điện tử khác cạnh

tranh so với thị trường. Có một số sản phẩm đặc thù cho khách hàng. BIDV là ngân hàng có nhiều sản phẩm tiết kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Các sản phẩm tín dụng cũng khá phong phú và đa dạng. Ngân hàng đi đầu trong việc phát triển sản phẩm phái sinh, đặc biệt là phái sinh hàng hóa và tài trợ dự án.

- Về giá: Chính sách giá thỏa thuận linh hoạt trên cơ sở tổng hịa lợi ích giữa

- Về phân phối: BIDV đã xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp với quy mô chi nhánh- PGD lớn thứ ba trong hệ thống (Mạng lưới kinh doanh trải rộng khắp ở cả 63 tỉnh thành và đang mở rộng hoạt động ở các nước Đông Nam Á như Lào, Campuchia, Myanmar và một số nước Châu Âu như Séc, Nga); thương hiệu dễ nhận diện, các điểm giao dịch ở vị trí gây sự chú ý cho khách hàng. Số lượng mạng lưới ATM và POS của BIDV là rộng khắp. Tính tới 3/2015, BIDV sở hữu mạng lưới gần 1.500 máy rút tiền ATM và 14.000 máy cà thẻ POS.

- Về chiêu thị: Áp dụng các chương trình quảng cáo có trọng tâm, tìm kiếm các khách hàng mới, BIDV cũng đã chú trọng nhiều đến việc xây dựng hình ảnh thương hiệu, thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội, đền ơn đáp nghĩa. BIDV là ngân hàng được phản hồi tích cực nhất trên mạng xã hội Facebook. Là ngân hàng có truyền thống phục vụ đầu tư phát triển cho quốc gia, các dự án vì cộng đồng. BIDV có quan hệ tốt với các cơ quan Nhà nước và Chính phủ, được tiếp nhận các nguồn vốn lớn ODA và ủy thác từ các tổ chức tài chính uy tín trên thế giới.

- Về con người: Tổ chức nhiều lớp đào tạo cho cán bộ nhân viên, số lượng nhân viên có trình độ rất cao và có trình độ nghiệp vụ và luôn hỗ trợ kịp thời khác hàng, được đào tạo bài bản và tỷ lệ gắn bó với Ngân hàng trên 03 năm rất cao. Nguồn nhân lực ổn định.

- Về quy trình: Quy trình làm việc đã được chuẩn hóa đầy đủ và áp dụng thống nhất trên toàn hệ thống theo trục dọc. Các sản phẩm của BIDV luôn dựa trên nền tảng cơng nghệ tiên tiến, có độ an tồn và bảo mật cao. Đẩy mạnh triển khai các dự án tương thích với mục tiêu phát triển ngân hàng hiện đại. BIDV là Ngân hàng đi đầu về tính minh bạch trong hoạt động kinh doanh (Định hạng quốc tế Moody’s; Thực hiện kiểm toán theo cả 2 chuẩn mực VAS và IFRS). Nợ xấu của BIDV 2015 đã giảm hẳn so với 2014 và ở mức thấp so với toàn ngành.

Hình 2.15. Nợ xấu của các ngân hàng năm 2014-2015

(Nguồn: vietstock.vn)

- Về cơ sở vật chất: Các địa điểm giao dịch và nhân viên của BIDV đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. sử dụng công nghệ hiện đại áp dụng cho kênh phân phối: Mobile Banking, Internet Banking… đáp ứng mọi lúc mọi nơi các nhu cầu của khách hàng một các đầy đủ. Hệ thống CNTT mạnh và có chiến lược chú trọng đầu tư cho CNTT. Thương hiệu BIDV là thương hiệu lâu đời, quy mô vững chắc.

2.3.2. Hạn chế

- Về sản phẩm dịch vụ: lãi suất tiền gửi tiết kiệm và lãi suất cho vay cá nhân của BIDV, phí dịch vụ thanh tốn, chuyển tiền trong nước của BIDV không cạnh tranh với các ngân hàng cùng quy mô khác. Lãi suất tiền gửi hiện nay thấp hơn so với các Ngân hàng TMCP khác, cần được điều chỉnh. Chưa phát huy được thế mạnh trong việc đa dạng danh mục sản phẩm đặc thù dành cho đối tượng khách hàng. Chưa tạo được sự khác biệt lớn trong sản phẩm dịch vụ.

- Về giá: BIDV chưa thiết lập được quy trình định giá từ các yếu tố đầu vào,

giá của rủi ro, mong đợi của ngân hàng, đến giá đầu ra cho từng loại sản phẩm, để từ đó thiết lập một mức giá cạnh tranh cho các loại sản phẩm. Lãi suất cho vay chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng dẫn đến tình trạng ứ đọng nguồn vốn.

- Về phân phối: phải đồng bộ lại hệ thống Chi nhánh-PGD sau khi tiếp nhận sát nhập MHB. Việc lắp đặt hệ thống ATM chưa đồng bộ giữa 02 ngân hàng trước

sát nhập, thay đổi nhận diện nhiều máy khơng nằm ở vị trí thuận lợi tập trung dân cư (ngân hàng trước sát nhập).

- Về chiêu thị: Mẫu quảng cáo trên phương tiện truyền thông chưa tạo được ấn tượng mạnh, tạo sự gợi nhớ cho khách hàng về một BIDV năng động. Công tác phát triển thương hiệu mới chỉ được chú trọng ở một số thành phố lớn, nhận diện thương hiệu chưa được triển khai thống nhất trên toàn hệ thống (sau nhận sát nhập MHB).

- Về con người: Mặc dù mức lương trung bình của BIDV khá cao nhưng đã

có sự chênh lệch rất lớn giữa các chi nhánh vì phụ thuộc vào kết quả hoạt động của mỗi chi nhánh. Việc chuẩn hóa lại chất lượng và văn hóa doanh nghiệp cho đội ngũ nhân sự sau sát nhập từ MHB là một bài toán lớn. Bên cạnh đó, Cơ chế thu nhập chưa tạo được biến chuyển đột phá trong việc tạo môi trường lao động cạnh tranh (thu nhập theo chiều hướng giảm dần của nhân viên so với các ngân hàng cùng quy mô như Vietinbank hay Vietcombank sau sát nhập là bài toán lớn của ban lãnh đạo BIDV. Cơ chế thu hút nhân tài vẫn chưa cạnh tranh cao so với thị trường.

- Về quy trình thủ tục: cịn phức tạp, do phải qua nhiều cấp phê duyệt nên

giao dịch thường thực hiện khá lâu. Hệ thống quản lý tín dụng (Clos, Clims) cịn xảy ra lỗi, gây chậm trễ trong việc xử lý.

- Về cơ sở vật chất: sau sát nhập cần đẩy mạnh tái cơ cấu các điểm mạng

lưới. Vẫn có sự cố về hệ thống (máy ATM rớt mạng, hết tiền vào các ngày cuối tuần…) gây khó khăn và giảm lịng tin của khách hàng.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giả đã phân tích thực trạng kinh doanh của BIDV trong thời gian qua. Qua phân tích hiện trạng hoạt động của BIDV, so sánh với sự cạnh tranh từ các Ngân hàng khác và môi trường kinh doanh, đồng thời nghiên cứu phân tích các hoạt động về Marketing của ngân hàng tập trung vào 7P bao gồm: hoạt động về sản phẩm, hoạt động về giá, hoạt động về phân phối, hoạt động về chiêu thị, hoạt động về con người, hoạt động về quy trình, hoạt động về cơ sở vật chất. Kết hợp với việc phát bảng câu hỏi cho 300 khách hàng (237 hợp lệ) hiện đang giao dịch với ngân hàng. Từ đó xác định ra các ưu điểm và hạn chế của mỗi hoạt động Marketing đang được áp dụng tại BIDV, cụ thể như sau:

BIDV vẫn chưa xây dựng được các hoạt động Marketing đồng bộ và hiệu quả, nhằm tạo lợi thế cạnh tranh trong dài hạn. Các hoạt động Marketing hiện tại chỉ mang tính chung chung, chưa có sự khác biệt và đột phá. Hoạt động Marketing chủ yếu dựa vào các chương trình, kế hoạch ngắn hạn.

BIDV cịn phụ thuộc lớn vào tín dụng, sản phẩm dịch vụ chưa thật sự phong phú, kém cạnh tranh so với ngân hàng nước ngoài. Tuy vậy, những lợi thế về quy mô hoạt động, chất lượng dịch vụ và mối quan hệ với các cơ quan nhà nước đã tạo được uy tín và lịng tin của khách hàng.

Lãi suất cho vay mặc dù đã giảm nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, thủ tục cho vay cịn gây nhiều khó khăn cho khách hàng. Điều này dẫn đến tình trạng Ngân hàng có vốn mà khơng cho vay được. Ngồi ra, theo báo cáo của BIDV, tỷ lệ nợ xấu tăng dần từ 1,87% năm 2013 lên 2,03% tháng 12/2014, dù cuối năm 2015 ở mức 1,68% nhưng việc xử lý nợ xấu cũng là một vấn đề không chỉ BIDV mà toàn ngành Ngân hàng đều rất quan tâm. Ngoài ra, xử lý các vấn đề liên quan khi BIDV hoàn tất sát nhập với MHB cũng là một thách thức cho BIDV.

CHƯƠNG 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam (BIDV) (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)